Kinh nghiệm quốc tế phát triển mạng lưới các nhà khoa học nữ
Tại Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á – Thái Bình dương lần thứ 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ Trí thức Việt Nam phối hợp tổ chức đang diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm phát triển mạng lưới, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong khu vực.
Bà Hye-On YOON – Đại diện Hiệp hội Kỹ sư và nhà khoa học nữ Hàn Quốc (KWSE) báo cáo tại Hội nghị
Hàn Quốc: Thúc đẩy văn hóa và giáo dục khoa học
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệp hội Kỹ sư và nhà khoa học nữ Hàn Quốc (KWSE) là nâng cao nhận thức khoa học cho công chúng. Với sự hỗ trợ từ thành phố Daejon, từ năm 2004, “Các bài giảng trên lớp về Khám phá Khoa học và Ứng dụng của các nhà khoa học và kỹ sư nữ” đã trở thành một dự án văn hóa khoa học lớn của KWSE.
Chương trình này bao gồm các lớp khoa học, chuyến đi thực địa đến các viện nghiên cứu, các lớp thực nghiệm, các hội thảo cho các lớp nghiên cứu khoa học đã được tổ chức thường xuyên cho các học sinh tiểu học, THCS và THPT. Bắt đầu với 21 trường vào năm 2004, đến nay tổng số trường đã nâng lên đến 1.062 trường, trong đó số lượng học sinh có trình độ khoa học đạt 92.000 em vào năm 2017.
Năm nay, KWSE có kế hoạch hướng dẫn thanh thiếu niên trong cộng đồng trẻ em ở Daejeon thông qua các hoạt động đọc sách khoa học dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của các nhà khoa học và kỹ sư nữ.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Nhật Bản: Thúc đẩy thế hệ sau tích cực tham gia vào lĩnh vực STEM
Chính phủ Nhật Bản triển khai nhiều hoạt động liên quan Kế hoạch cơ bản về bình đẳng giới. Trong khi hợp tác với Cục bình đẳng giới – Văn phòng Nội các Nhật Bản, Hội các Nhà khoa học nữ Nhật Bản đã và đang thúc đẩy các dự án nhằm hỗ trợ nữ học sinh trung học theo đuổi các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, Toán học.
Video đang HOT
Các chương trình khoa học, công nghệ, kỹ thuật, Toán học cho học sinh nữ thông qua trại hè được tổ chức gần Tokyo và các hội thảo khoa học được tổ chức trong dịp nghỉ lễ mùa xuân gần Osaka.
Việc thúc đẩy giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, Toán học được mang tên RIKO CHALLENGE do Cục Bình đẳng giới – Văn phòng Nội các Nhật Bản triển khai thực hiện.
Thúc đẩy giáo dục STEM tại Malaysia
Malaysia: Truyền thông kết nối các kỹ sư và nhà khoa học nữ
Công khai tiếng nói của các kỹ sư nữ là một nỗ lực của Tổ chức Kỹ sư nữ (WES) thuộc Viện kỹ sư Malaysia (IEM) trong việc thúc đẩy nhận thức. Năm 2018, các kỹ sư nữ đã xuất bản các bài báo về phụ nữ trong STEM và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các hình thức để trao quyền cho phụ nữ.
Công khai cũng được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, IEM và phong trào STEM quốc gia đã được giải quyết và nêu bật trên các đài truyền hình độc lập và kinh doanh hiện tại của Malaysia.
Bên cạnh đài phát thanh, một cuộc phỏng vấn trực tiếp được tổ chức tại “Selamat Pagi Malaysia”, chiếu tại RTM TV1. WES cũng xuất hiện trên một chương trình và kênh riêng biệt. Để cập nhật công nghệ và tốc độ của ngày hôm nay, WES đã thiếp lập một vài diễn đàn mạng nhằm kết nối và giao tiếp với cộng đồng (thành viên và công chúng).
PV
Theo giaoducthoidai
Ứng dụng công nghệ vào dạy tiếng Anh thế nào cho hiệu quả
Các bài học trực tuyến giúp học viên tăng cơ hội tiếp xúc Anh ngữ, có nhiều thời gian tự học, bên cạnh việc tiếp thu bài giảng ở lớp.
Hình ảnh những đứa trẻ cả ngày ôm điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc các thiết bị công nghệ ngày càng phổ biến. Không thể phủ nhận giá trị của công nghệ trong thời đại kỹ thuật số, tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ hoặc định hướng ngay từ đầu, trẻ sẽ dễ lạc lối.
Như miếng bọt biển, dễ dàng hấp thu mọi thứ xung quanh, trẻ nếu thiếu sự hỗ trợ của người lớn như cha mẹ hoặc nhà trường thường có xu hướng dành phần lớn thời gian cho vui chơi hơn là tận dụng công nghệ hỗ trợ học tập.
Trẻ nhỏ ngày nay tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm.
Giảng dạy tiếng Anh kết hợp công nghệ
Lãnh đạo trường Anh văn Hội Việt Mỹ VUS chia sẻ, nắm bắt xu hướng của thời đại, cũng như dựa trên những nghiên cứu về lứa tuổi, việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục nói chung và đào tạo tiếng Anh nói riêng không còn là dự báo xu hướng mà đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới.
"Tối đa hóa tiềm năng công nghệ vào giảng dạy là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục", vị này nói.
Việc áp dụng công nghệ trong giảng dạy Anh ngữ phải kể đến xu hướng giảng dạy kết hợp - Blended learning. Đây là phương pháp kết hợp cách học truyền thống tại lớp và các bài học trực tuyến giúp học viên tăng cơ hội tiếp xúc Anh ngữ, tận dụng thời gian tự học tiếng Anh. Điểm nổi bật của phương pháp này là phụ huynh đồng hành cùng con trong việc học. Thông qua các tài khoản trực tuyến tích hợp nội dung học phong phú, cha mẹ có thể ôn luyện cùng con tại nhà và nắm được phần nào lộ trình học tập hiện tại của trẻ.
Bố mẹ đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà bằng tài khoản trực tuyến.
Riêng với đối tượng học viên tuổi thiếu niên, công nghệ và mạng xã hội gần như là những thứ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Ông Steven Happel, Cố vấn Học vụ VUS, đánh giá, giáo viên ngày nay phải cạnh tranh với nguồn thông tin đa dạng từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter để giành được sự chú ý từ học viên. Nếu bài học không hấp dẫn, giáo viên phải đối mặt với những khó khăn trong việc thu hút và duy trì sự chú ý của học viên. Vì vậy, giáo trình dạy kết hợp công nghệ là xu hướng dạy và học tiếng Anh không thể bỏ qua.
Ông Steven Happel chia sẻ tại VUS Tesol 2018 vừa qua tại TP HCM.
Cập nhật các xu hướng mới trong giáo dục
Với chủ đề "Ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh: Sáng tạo và Cải tiến", Hội nghị Giảng dạy tiếng Anh VUS tại Hà Nội (VUS Tesol Hà Nội 2018) mang đến những thông tin và xu hướng mới trong lĩnh vực giáo dục, giúp các giáo viên Anh ngữ cập nhật nghiệp vụ chuyên môn.
Thông qua hội nghị, nhiều nội dung xoay quanh xu hướng ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh sẽ được các diễn giả, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước đưa ra thảo luận.
Cụ thể, ông Gordon Lewis từ Oxford University Press trình bày tham luận "Học ngôn ngữ thông minh - Sử dụng công nghệ giúp tối đa hóa tiềm năng của con người".
Bên cạnh đó là một số tham luận nổi bật khác như: "Tận dụng công nghệ giúp tạo động lực học tập cho học sinh trung học" (ông Derek Spafford từ NXB Macmillan) hay "Điện thoại thông minh có hiệu quả trong lớp học tiếng Anh tại Việt Nam" (ông Hà Văn Sinh, Giám đốc PTC Language Center)...
Lần đầu tiên tổ chức vào năm 2006, VUS Tesol có 200 người tham dự. Đến tháng bảy vừa qua, Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS lần thứ 13 tổ chức tại TP HCM có 2.725 người tham dự. Đây là lần đầu tiên sự kiện diễn ra tại Hà Nội.
Mỗi năm, sự kiện mang đến những thông tin và xu hướng mới trong lĩnh vực giáo dục, giúp giáo viên Anh ngữ cập nhật và làm mới bản thân trong nghiệp vụ chuyên môn.
"Thông qua các hội nghị giảng dạy tiếng Anh này, chúng tôi mong muốn góp phần chia sẻ trách nhiệm phát triển cộng đồng và xã hội trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Anh ngữ trong thời kỳ hội nhập", đại diện VUS cho biết.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Thông tư còn đó, địa phương nào dám bỏ viết sáng kiến kinh nghiệm? Sáng kiến kinh nghiệm mà nhiều giáo viên gọi bằng cái tên đáng sợ và đầy ẩn ý coi thường là "sáng kiến kinh ngạc", đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô. LTS: Tiếp tục bàn luận về vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo đó là việc viết sáng kiến...