Kinh nghiệm ôn thi khối C: Tự thi thử
Trong kỳ thi đại học, thí sinh khối C thường muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi… và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục
Lần thứ nhất, tôi thất bại vì đã chủ quan, tự tin quá mức vào cách học ôn của mình. Khi bị trượt rồi, tôi mới thấm thía, rút ra được kinh nghiệm rằng: thi khối C, bên cạnh vốn kiến thức, còn cần thiết phải có một đức tính kiên trì…
Cảm giác mỏi mệt, bồn chồn khi vào phòng thi
Tôi đã thất bại vì tôi đã không luyện được cho mình tính kiên trì. Ngồi trong phòng thi chưa quá nửa thời gian tôi đã thấy mỏi mệt, người bồn chồn. Và kể từ lúc ấy, tôi cũng không thể tập trung mà nhớ được những gì mình đã đọc để mà vận dụng viết ra giấy.
Thú thực là, trong suốt thời gian ôn thi, tôi chỉ học theo hình thức đọc mà thôi. Tôi rất ngại cầm bút. Tôi chủ quan nghĩ rằng, khi cần viết sẽ viết được.
Nhưng rồi thực tế đã không như tôi nghĩ. Tâm lý phòng thi quá căng thẳng khiến tôi bị ngộp. Nhìn quanh thấy các bạn đang viết rất say mê và nhanh, tôi càng hoảng hơn…
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Nên vừa học vừa tự thi thử
Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.
Và tôi đã thành công. Phản xạ với đề thi của tôi đã được nâng lên một bước. Khi tôi không ngại viết nữa thì tự nhiên tôi viết được rất nhiều, tư duy càng mạch lạc. Càng viết càng ham và cảm thấy chỉ sợ không đủ thời gian chứ không lo không có gì để viết.
Mặt khác, với cách tập luyện ngồi lỳ viết ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi đã chữa được cái tật bồn chồn và không còn cảm thấy mỏi người nữa. Và tôi còn có thể ngồi viết lâu hơn cả thời gian thi mà vẫn thấy tỉnh táo, minh mẫn.
Kết quả là tôi đã vượt qua Kỳ thi ĐH để trở thành sinh viên với số điểm khá cao. Giờ đây, tôi đã chuẩn bị lấy được tấm bằng cử nhân.
Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm tự học ôn khối C của mình cho các bạn thí sinh đang rất cố gắng luyện thi. Vấn đề không phải là đi ôn thi hay tự ôn ở nhà mà quan trọng là phương pháp ôn thi đúng đắn.
Tôi những mong phần nào giúp ích cho các bạn có được phương pháp học ôn hiệu quả. Chúc các bạn thí sinh sẽ “vượt được vũ môn” để “hoá rồng”.
Làm sao để lấy lại tinh thần học?
Một tiết học thành công là có sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên không gây được hứng thú trong bài giảng của mình thì khả năng tiếp thu bài của học sinh sẽ rất kém...Vậy làm sao để khắc phục tình trạng đó đây?
Khi chúng ta thích học và dự định đầu tư vào môn nào đó thì chắc chắn môn đó sẽ luôn đem lại niềm đam mê và hứng thú. Chính thầy cô bộ môn là người dẫn dắt chúng ta vào những tiết học thú vị mà ta yêu thích. Nhưng có nhiều teen 12 không được may mắn khi môn mình thích lại bị một giáo viên dạy rất khô khan và nhàm chán. Dần dần, nhiều teen cảm thấy chán nản khi phải học những tiết học như thế...
Những tiết học khô khan
Như chúng ta đều biết, những môn trọng tâm mà ta quyết định thi Đại học thường được teen 12 đầu tư rất kĩ. Hằng ngày ngoài những giờ học thêm teen còn phải hoàn thành vô số bài tập. Vì thế mà teen rất cần những tiết học sôi nổi, vui vẻ để tiếp thu và nhớ bài hơn.
Minh (teen 12): "Hầu hết thời gian biểu của tớ là đi học thêm và làm bài tập. Tuy mang tiếng là đi học thêm nhưng tớ vẫn chưa nắm chắc được kiến thức trong SGK, tớ hy vọng những giờ học trên lớp sẽ giúp tớ hiểu bài hơn. Ngay khi vào năm học tớ rất mong được thầy Thành dạy Anh văn nhưng cô Tuyết lại dạy tớ. Ban đầu tớ nghĩ ai dạy cũng được nhưng cô càng dạy tớ bị hổng kiến thức nhiều. Mỗi giờ học tớ đều lấy bài tập ra làm. Tớ không hứng thú với tiết học của cô, các bạn trong lớp cũng vậy nên chỉ lắng nghe mà không phải biểu gì hết. Thành ra cô giảng bài bọn tớ chép và làm bài cô đưa ra thôi."
Tâm lý của M cũng giống như nhiều bạn khác, người ta nói rằng teen 12 rất chú trọng đến thầy cô dạy của mình. Qua cách giảng dạy teen mình sẽ biết được người nào sẽ giúp mình có kiến thức và có cơ hội đậu Tốt nghiệp. Trường hợp của M cũng không hiếm trong học đường, nhiều bạn như M đã tìm cách lấy lại niềm đam mê cho chính mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lỗi tại ai ?
Nhiều teen cho rằng việc mình không hiểu bài hoàn toàn là lỗi của thầy cô dạy không hay. Nhưng thực tế mà nói thì lỗi đó ở cả 2 bên: giáo viên và học sinh. Nếu như thầy cô đã cô hết sức dạy cho chúng ta hiểu mà chúng ta lại ồn ào gây mất trật tự thì làm sao thầy cô có thể giảng dạy cho tốt được? Nếu chúng ta chăm chú nghe giảng cộng với kiến thức đã nắm từ trước từ việc học thêm và tham khảo sách ở nhà chắc chắn bài học sẽ đem lại hiệu quả cao.
Một tiết học thật sự là thành công là có sự phối hợp từ 2 phía. Đối với những teen 12 khi phải đối diện với những kì thi quan trọng thì rất quan tâm đến chất lượng giảng dạy và bài học. Chính vì thế mà teen chúng ta cần có những hành động và phương pháp đúng đắn hơn trong việc học tập. Mọi việc đều được nhận thức từ 2 bên, có như thế chúng ta mới có tinh thần trong mỗi tiết học
Lấy tinh thần lại nào...
Một yếu tố quyết định và có ảnh hưởng rất nhiều đến teen 12 mà nhiều bạn không để ý chính là ý thức tự giác và tinh thần cao trong mỗi môn học của mình. Ngoài những giờ học chính trên lớp và những giờ học thêm teen nên tích cực làm bài tập để cũng cố kiến thức. Đặc biệt với những môn nào mà mình cho là quan trọng và thật sự thích nó thì nên chú trọng hơn
Kiều Ly (teen 12): "Ban đầu tớ rất chán khi biết mình phải học một cô giáo dạy Văn dạy hơi khó hiểu, nhưng sau đó tớ đã tự tìm cách cải thiện. Tớ sẽ chia sẻ bí quyết với các bạn hy vọng nhưng điều tớ nói thật sự có ích."
- Soạn trước những bài văn học ở nhà, cố gắng tham khảo và đọc sách trước như bài Sóng của Xuân Quỳnh tớ đã cất công đọc sách và tài liệu và Xuân Quỳnh và Sóng suốt 2 tiếng đồng hồ. Tớ đã thẩm thấu được bài học trước khi được học đấy
-Tích cực tham gia phát biểu bài. Đây là một trong những yếu tố làm tiết học trở nên sôi nổi và náo nhiệt. Thầy cô sẽ rất vui nếu chúng ta phát biểu xây dựng bài và sẽ hăng say khi giảng bài hơn
- Họp nhóm, những ý kiến của riêng mình sẽ được đem ra bàn luận và sau đó nếu có thắc mắc chúng ta sẽ nhờ cô giảng.
Bất cứ môn học nào cũng đều có những nét riêng và sức hút riêng của nó. Nếu chúng ta thật sự có niềm đam mê và sự ham thích học hỏi về môn đó thì dù thầy cô có dạy như thế nào thì nó vẫn đem lại cho chúng ta những điều thú vị mới.
Cách viết bài luận tiếng Anh đạt điểm cao Ngoài những kiến thức nhất định về ngữ pháp, người viết luận tiếng Anh cần biết cả những đặc điểm cần có ở một bài luận tốt, từ đó đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn nâng cao điểm số bài luận của mình. Đề bài luận tiếng Anh Tuy bài thi ĐH...