Kinh nghiệm làm bài thi Vật lý của thủ khoa
Thủ khoa các trường đại học lớn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Vật lý, đặc biệt nhấn mạnh đọc kỹ câu hỏi của đề bài để biết được mục tiêu cần giải quyết.
Trước hết, các em phải học theo lối tư duy bài tập và phải nhớ một điều “cách giải chỉ nằm trong đề bài”. Để tư duy được một bài tập chúng ta nên đi theo một trình tự như sau:
Nhấn mạnh vào câu hỏi của đề bài nhằm biết được mục tiêu cần giải quyết ở đây là gì.
Biết được mục tiêu rồi thì cần liên hệ đến các dữ kiện đề bài cho. Mỗi dữ kiện ta phải suy ra, tính toán được một hệ quả cần thiết liên quan đến yếu tố của câu hỏi. Điều này đặc biệt quan trọng, nếu không xử lý được hết dữ kiện của bài tập thì chúng ta sẽ không làm được bài tập đó và hãy nhớ là “không được bỏ sót một dữ kiện nào”.
Ví dụ:
Đề thi đại học 2011: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là:
Từ mục tiêu tính khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2, chứng tỏ quá trình chuyển động của 2 vật này sẽ khác nhau => phân tích quá trình chuyển động của 2 vật: Ta thấy ban đầu 2 vật ghép sát và chuyển động nhanh dần và không có yếu tố nào tách 2 vật ra cả => 2 vật chuyển động cùng vận tốc cho tới vị trí cân bằng. Khi tới vị trí cân bằng, tại đây là một vị trí đặc biệt. Khi bắt đầu qua vị trí này vật m1 gắn với lò xo sẽ chuyển động chậm dần còn vật m2 chuyển động thẳng đều vì bỏ qua ma sát. 2 vật chuyển động cùng vận tốc cho tới vị tới vị trí cân bằng nên vận tốc chuyển động thẳng đều của m2 chính bằng vận tốc cực đại của 2 vật ở tại vị trí cân bằng.
Video đang HOT
Có thể các em sẽ cho rằng cách giải trên dài trong khoảng thời gian đi thi. Nhưng đây là một trong những bước đi đầu tiên của việc phân tích bài toán. Còn khi đã quen với cách tư duy làm nhiều phân tích dữ kiện nhanh thì chúng ta chỉ gói gọn bài toán trong 1, 2 công thức bởi đơn giản các dữ kiện đã được chúng ta xử lý ngay trong đầu theo thói quen của bộ não.
Chính vì vậy mà đôi khi đọc bài làm của một học sinh khác hoặc của một quyển sách nào đó thì thường có câu hỏi là tại sao họ lại làm được như thế này? Hay làm sao mà nghĩ được như vậy. Các bạn học giỏi chỉ cần ngồi nhẩm nhẩm là ra kết quả. Câu trả lời đơn giản rằng họ đã làm quá nhiều bài tập, các dữ kiện trong bài tập đó đơn giản họ đã từng xử lý ở một bài tập khác liên quan cho nên khi đọc bài tự bộ não sẽ tìm đến kết quả của dữ kiện luôn chứ không cần phải làm dài dòng như trên.
Do đó, phương pháp nêu trên cũng chỉ chiếm một phần định hướng cho các bạn mà thôi. Muốn đạt được kết quả cao thì rất cần phương pháp nhưng thời gian rèn luyện lại càng quan trọng hơn, có phương pháp mà không rèn luyện thì cũng không có tác dụng. Cái tiên quyết vẫn là chăm chỉ đặt lên hàng đầu.
Khi đã rèn luyện một thời gian lâu thì bài toán trên bạn sẽ chỉ đơn giản là giả quyết như sau:
Từ 18/3, câu lạc bộ gia sư thủ khoa sẽ tư vấn ôn thi đại học, giải đáp thắc mắc cho sĩ tử trước kỳ tuyển sinh 2013. Thí sinh có thể gửi câu hỏi về địa chỉ xahoi@VnExpress.net. Các thủ khoa sẽ tập hợp và giải đáp sau 24 giờ.
Năm 2013, CLB gia sư thủ khoa không tổ chức thi sát hạch ồ ạt như mọi năm mà sẽ tổ chức thi vào các chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ 31/3, mỗi lần tổ chức cho khoảng 10-15 học sinh. Buổi sáng, chiều thi thử, buổi tối cùng ngày sẽ phỏng vấn hỏi đáp cùng thủ khoa, qua đó tư vấn cho phụ huynh và học sinh cách chọn trường, dự báo điểm tăng trưởng trong những tháng tới.
CLB Gia sư thủ khoa
Theo VNE
Bí quyết ôn và làm bài thi môn Vật lý
CLB gia sư thủ khoa hướng dẫn thí sinh phương pháp ôn tập và làm bài thi môn Vật lý, trong đó lưu ý các em cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm.
Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một "tiểu tiết" nào trong sách giáo khoa.
Phải nắm chính xác các định luật Vật lý, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức, hằng số Vật lý thường gặp.
Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả
Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị
Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lý xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế
Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực hành, đọc và tìm hiểu nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ vĩ mô đến vi mô.
Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán. Môn Vật lý có rất nhiều công thức. Vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và gắn nó với thực tế.
Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần cơ, điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất các phần của môn Vật lý. Vì vậy, một kinh nghiệm "xương máu" là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.
Ăn điểm ở các phần khó
Đối với các các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, bạn phải phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học "học vẹt" và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.
CLB Gia sư thủ khoa
Theo VNE
Kiến thức cần nhớ về đạo hàm và tích phân CLB Gia sư thủ khoa tổng hợp kiến thức đạo hàm và tích phân giúp thí sinh ôn thi tốt hơn. Những thắc mắc trong quá trình ôn luyện, các em có thể gửi về xahoi@vnexpress.netđể được giải đáp. CLB Gia sư thủ khoa Theo VNE