Kinh nghiệm làm bài thi môn Sinh học
Nếu đặt mục tiêu điểm khá, học sinh nên tập trung vào câu hỏi vận dụng cơ bản của phần di truyền, tiến hóa và sinh thái.
Cô Trần Thị Ái Huế, tổ trưởng tổ Sinh học của trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, chia sẻ một số lưu ý trong quá trình làm bài thi THPT quốc gia.
Đề minh họa môn Sinh học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy đề thi tập trung vào kiến thức lớp 12 (90%) và lớp 11 (10%). Trong đó, mức độ nhận biết có 16 câu; thông hiểu 8 câu; vận dụng 8 câu và vận dụng cao là 8 câu.
Cô Trần Thị Ái Huế. Ảnh: NVCC
Trong quá trình ôn tập và làm bài thi, tùy theo năng lực cũng như mục tiêu, các em cần lưu ý:
- Ở mức độ cơ bản, chống liệt, các em nên tập trung ôn tập và làm các câu phần cơ chế di truyền; biến dị và quy luật di truyền để nắm chắc từ 3,5 đến 4 điểm.
Video đang HOT
- Những em đặt mục tiêu từ 8 điểm trở lại nên tập trung ôn tập chương I lớp 11 cũng như các câu hỏi vận dụng cơ bản của phần di truyền; tiến hóa và sinh thái.
- Đối với học sinh có mục tiêu cao, cần ôn tập và tăng cường rèn luyện các dạng bài khó phần di truyền người, di truyền quần thể.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm bài trong phòng thi cũng cực kỳ quan trọng. Các em cần đọc kỹ đề; phân loại ngay câu hỏi theo phạm vi kiến thức cũng như mức độ khó dễ và làm bài theo ba vòng:
- Vòng 1: Làm bài với câu hỏi mức độ ghi nhớ và hiểu. Đây là phần chiếm đến 6 điểm trong đề.
- Vòng 2: Làm các câu vận dụng. Đa phần học sinh biết cách giải, nhưng tính toán hoặc phân tích cần thời gian và cẩn thận.
- Vòng 3: Làm các câu hỏi vận dụng cao.
Với môn Sinh học, ở một số câu hỏi, các em có thể sử dụng kết quả, công thức mà các thầy cô đã chứng minh để vận dụng một cách phù hợp, rút gọn thời gian tính toán, phân tích.
Trần Thị Ái Huế
Theo VNE
Đề thi thử môn Sinh THPT quốc gia ở Hà Nội: 90% kiến thức lớp 12
Đề thi thử gồm 40 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Trong đó có 90% các câu hỏi thuộc lớp 12, 10% câu hỏi thuộc chương trình lớp 11.
Theo nhận xét của các giáo viên thuộc Hệ thống HOCMAI, đề kiểm tra khảo sát môn Sinh lớp 12 THPT năm 2019 nhẹ nhàng hơn đề thi THPT quốc gia năm 2018. Đề này hoàn toàn phù hợp với các em học sinh đang ở giai đoạn ôn thi học kỳ cũng như chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Đề thi thử của Hà Nội dễ hơn đề thi THPT quốc gia 2018.
Đề gồm 40 câu từ 81-120, bao gồm 90 % các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, 10 % các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11.
Các câu hỏi lớp 12 bám sát cấu trúc 7 chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền quần thế, di truyền người, ứng dụng di truyền, tiến hóa, sinh thái. Các câu hỏi lớp 12 có đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Các câu hỏi lớp 11 chỉ thuộc 1 Chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng và chỉ thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu.
Số lượng câu hỏi đếm của đề kiểm tra khảo sát là 10/40 câu, giảm so với đề THPT quốc gia 2018 (17/40 câu).
Tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao là 70:30 vì vậy học sinh không khó đạt được điểm 5, 6 với đề thi này.
Đề thi của Sở GD-ĐT Hà Nội hoàn toàn phù hợp với mục tiêu khảo sát chất lượng khi ra đề. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được 5, 6 điểm với đề thi này. Tuy nhiên 10 câu cuối cùng có đến 5 câu thuộc mức độ nhận biết-thông hiểu, nếu học sinh không xem đề tổng thể mà tập trung làm các câu khó ở giữa trước thì dễ mất điểm vì không kịp làm những câu dễ ở cuối./.
Theo VOV
Thi THPT quốc gia 2019: Khó dễ là do lực học Ngay trong tháng 12/2018, Bộ GDĐT đã sớm công bố đề thi minh họa (tham khảo) của kỳ thi THPT 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu ôn thi của học sinh và giáo viên. Theo đó, số câu hỏi nằm trong phạm vi kiến thức lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85-90%). Đánh giá của các chuyên...