Kinh nghiệm không bỏ cuộc khi đọc sách tiếng Anh
Khi mới bắt đầu, bạn nên chọn cuốn sách mỗi trang có không quá 20 từ mới và không nên liên tục tra từ điển.
Hãy gạch chân từ mới thay vì dò từ điển ngay. Ảnh: Quang Nguyen
Với những người học tiếng Anh, đọc sách là cuộc hành trình vừa thú vị, vừa gian nan. Lợi ích của đọc sách không chỉ gói trong kiến thức mà cuốn sách mang lại, nó còn là sự khám phá về ngôn ngữ và thử thách trí tuệ.
Đó là cơ hội giúp bạn nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt, khả năng viết và đôi khi là cả khả năng nói nữa. Nhưng đọc sách tiếng Anh không hề dễ. Làm thế nào để chinh phục được cuốn sách? Một số gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp các bạn có một khởi đầu suôn sẻ.
1. Bạn thích gì?
Nhiều người hỏi “em/anh nên đọc sách gì?”. Đó là câu hỏi không thể trả lời được. Có người thích đọc về kinh tế, kinh doanh, marketing, giáo dục. Người khác có thể thích đọc tiểu thuyết, thiên văn, động vật. Trước khi đọc, bạn hãy tự hỏi xem mình muốn tìm hiểu nhiều hơn về cái gì, sau đó tìm một cuốn sách liên quan đến lĩnh vực đó.
Video đang HOT
2. Sách dễ hay khó?
Dễ và khó là khái niệm có tính tương đối. Nhưng một cuốn sách quá khó (nhiều từ vựng, ngữ pháp phức tạp) sẽ là cách nhanh nhất giết chết hứng thú đọc. Nguyên tắc là chọn cuốn sách mà mỗi trang có không quá 20 từ mới với bạn.
3. Khối lượng đọc
Nếu không có thời gian, bạn có thể đọc mỗi ngày một trang sách, nhưng đây không phải phương án tối ưu. Một trang sách thường sẽ không mang lại nhiều kiến thức và đủ kích thích não bộ. Nếu có thể, đọc ít nhất 5 trang mỗi ngày sẽ giúp bạn có mạch đọc hơn.
Quan trọng là bạn nên đọc hàng ngày để hình thành thói quen đọc sách. Chỉ 30 phút trước khi đi ngủ, nhưng mỗi ngày đều hoàn thiện ít nhất một trang sách, bạn sẽ thấy mình tiến bộ nhanh.
4. Xử lý từ vựng, ngữ pháp
Khi đọc, bạn sẽ gặp từ mới một cách thường xuyên. Câu hỏi có nên tra từ điển? Câu trả lời là không. Bạn hãy cầm một cây bút và gạch chân tất cả từ bạn không biết nghĩa. Đọc cả câu và đặt từ trong bối cảnh, bạn đoán nghĩa và tiếp tục đọc. Như vậy, bạn không mất mạch đọc của mình.
Đôi khi, bạn không hiểu cả câu nói gì, vì ngữ pháp hoặc cách diễn đạt khó. Gạch chân câu đó, và tiếp tục đọc. Như vậy, bạn có thể mất một câu hoặc một từ, nhưng vẫn tiếp tục được mạch của câu chuyện.
5. Tổng kết lại những gì mình đọc
Nếu có thời gian, tổng kết lại kiến thức mình học được là việc hữu ích. Nó đơn giản giúp việc đọc của bạn có ý nghĩa. Đôi khi bạn đọc cả 10 trang sách và chỉ tâm đắc một câu thôi, như vậy cũng đủ cho 10 trang rồi.
Sau một thời gian đọc sách, bạn sẽ thấy mình ít gặp trục trặc với từ mới, ngữ pháp hơn. Và nếu bạn bắt đầu viết hoặc nói tiếng Anh, ngôn ngữ sẽ tự tuôn trào.
Theo VNE
Triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Học sinh sinh viên tham gia đọc sách tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể đặt ra đối với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như sau: 100% thư viện tỉnh, 84% thư viện cấp huyện và 24% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ internet miễn phí; 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 30% người dân ở khu vực nông thôn, 20% người dân ở vùng sâu, vùng biên giới được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại hệ thống thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.
Bên cạnh đó, phấn đấu 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
Ngoài ra, tỉnh sẽ phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 0,4 bản/người dân và đạt 0,2 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 03 cuốn sách/năm; 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp; 48% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng...
Mục tiêu đến năm 2030 sẽ tạo điều kiện để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố theo hướng tăng dần, phấn đấu đạt từ 0,5 - 1 cuốn sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng, trung bình mỗi người dân đọc 05 cuốn/năm; môi trường đọc tiếp tục mở rộng với nhiều loại hình từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động thư viện có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về phát triển mạng lưới thư viện, tăng cường vốn tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng, triển khai các hoạt động tuyên truyền, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện kế hoạch.
Cùng với các mục tiêu cụ thể trên đây, kế hoạch cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp để triển khai một cách hiệu quả đề án, cụ thể như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; đa dạng hóa các hình thức cung cấp tài liệu cho người đọc; hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm và mở rộng hợp tác quốc tế.
Kế hoạch triển khai thực hiện nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng biên giới, vùng sâu; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Theo Moitruong.net
Bé gái 4 tuổi đọc hơn 1.000 cuốn sách Mới 4 tuổi, cô bé người Mỹ đã đọc xong hơn 1.000 cuốn sách và dự định đọc hết 1.500 cuốn trước khi vào học mẫu giáo. Bé hy vọng có thể hỗ trợ giáo viên dạy các bạn khác đọc chữ. Daliyah Marie Arana sống ở Gainesville, Georgia, tiếp xúc việc đọc sách từ rất sớm, thậm chí trước khi chào đời....