Kinh nghiệm đưa giáo dục sớm lên trực tuyến, ứng phó Covid-19

Theo dõi VGT trên

Jeannie Ho-Chan cho hay, đại dịch Covid-19 tình huống khẩn cấp, không phải tổ chức giáo dục sớm nào cũng sẵn sàng cho những thay đổi khi chuyển sang dạy học trực tuyến.

PV Dân trí có cuộc trao đổi với bà Jeannie Ho-Chan – Viện trưởng Viện Shichida Việt Nam – một trong những đơn vị tiên phong ở Việt Nam mang giáo trình Giáo dục sớm cho trẻ mầm non và cả phụ huynh lên trực tuyến với lộ trình dài hạn, ứng phó với đại dịch Covid-19 về kinh nghiệm, bài học và những lưu ý khi ứng dụng giảng dạy trực tuyến cho đối tượng trẻ em 0-6 tuổi.

Phương án không có trong “một sớm, một chiều”

PV: Có thể nói đại dịch Covid-19 là tình huống bất ngờ và bất khả kháng nhưng ngay khi đại dịch xảy ra, Viện Shichida đã ngay lập tức triển khai giải pháp online công phu và bài bản – phải chăng trường đã lường trước các tình huống bất ngờ nhất, thưa Viện trưởng?

Viện trưởng Jeannie Ho-Chan: Các giải pháp online đã bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2014 với nhiều sự chuẩn bị như làm việc với Microsoft, các giải pháp hội thảo trực tuyến trên Skype, các biến thể trước khi chuyển qua Microsoft Teams trong bộ Office 365 hay quản lý học sinh của Microsoft.

Viện là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng Teams, với nhiều tuần liên tục trao đổi với các đội ngũ kỹ thuật của Microsoft tại Ấn Độ trong giai đoạn đầu Microsoft triển khai Teams.

Có một danh sách khoảng 50 chỉ mục kỹ thuật cần được nghiên cứu để cho lớp học online thành công, ví dụ như hàm số tập trung tuỳ độ tuổi, sự phát triển về mắt, các bài tập phát triển, các phương pháp luận để thay thế các tương tác vật lý bằng các tương tác online.

Viện mở rộng việc nghiên cứu của mình với nhiều giải pháp kỹ thuật công nghệ khác nhau, trong đó có viện tham gia, tham khảo các chương trình online nổi tiếng, như của Đại học Harvard cho bậc đại học.

Việc điều chỉnh giáo trình để đạt độ bão hoà tối ưu kết quả học trong từng buổi cũng như diễn ra hàng tuần, hay nghiên cứu giáo cụ để có thể đạt kết quả tối ưu. Những kết quả nghiên cứu trước đây được đưa vào sử dụng ngay tức khắc trong mùa dịch này.

Rõ ràng đó không phải giải pháp ra đời không phải trong “một sớm, một chiều”…

Đúng vậy, đây là kết quả của hơn 3 năm chính thức làm việc trong dự án này với 2 năm chuẩn bị trước đó, và hơn 2 tỉ đồng đầu tư về thiết bị, nguồn lực, con người cho các thử nghiệm khác nhau.

Hầu hết các thiết bị dùng để nghiên cứu trước đây gần như ở trạng thái sẵn sàng để dùng khi biết rằng dịch sẽ kéo dài. Tất cả các dự án R&D của Viện đều được bảo mật cẩn thận, nên khi viện đưa ra chương trình Shichida Online Class (SOC), với nhiều chi tiết và chất lượng tốt không khác gì lớp học vật lý, phụ huynh học tại Viện có rất nhiều bất ngờ thú vị và hài lòng.

Nhưng đây không phải là quá trình phản ứng tức thì, đây là mồ hôi và nước mắt của một quá trình rất dài trước đó mà phụ huynh và các con tại Viện là người hưởng lợi nhiều nhất từ các thành quả này.

Phản ứng khẩn cấp kèm hỗ trợ cho phụ huynh

Được biết rằng, do dịch Covid-19 đã kéo dài hơn dự định, nên trường đành phải khởi hành chương trình dạy trực tuyến sớm hơn 6 tháng. Nhà trường đã phải vất vả như thế nào để chính thức kích hoạt phương pháp dạy mới này sớm tận 6 tháng?

Trong quy tắc hoạt động, chúng tôi có chính sách Phản ứng khẩn cấp (Emergency Response), quy định các quy trình và quy tắc phản ứng trong các tình huống được định nghĩa là Force Majeure (tình huống bất khả kháng).

Ngay khi dịch Covid-19 diễn ra, Viện kích hoạt ngay quy trình này. Một quy tắc chính trong bộ ứng xử này là Expect the Unexpected, dự tính và phản ứng khoa học, hợp lý cho những tình huống không dự tính được. Việc đưa ra bất kỳ phản ứng nào sớm hơn dự tính đều có rủi ro và bất trắc.

Thế nhưng trong tình huống này, rủi ro có thể là một cơ hội; nên khi ra mắt chương trình học online SOC, cơ hội này rất lớn so với nếu ra mắt 6 tháng sau, khi sự chuẩn bị gần như 99%.

Đương nhiên sẽ rất vất vả khi phải làm việc đến 1, 2 giờ đêm để chuẩn bị các trạm SOC đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho tất cả trung tâm trong vòng vài tuần.

Các trạm SOC này phải tuân thủ các quy tắc để khi phát sóng các buổi học và tương tác, các con học thấy rất giống như tương tác với cô giáo trực tiếp.

Hiện tại, sau hơn 4 tuần học ở nhà, các con luôn nhớ và đòi cha mẹ học các lớp online với trường, tỉ lệ tham gia học đầy đủ lên đến hơn 96%.

Kinh nghiệm đưa giáo dục sớm lên trực tuyến, ứng phó Covid-19 - Hình 1

Bà Jeannie Ho-Chan, Viện trưởng Viện giáo dục sớm Shichida Việt Nam (phải).

Còn phụ huynh thì sao, nhà trường có hướng dẫn nào để họ hỗ trợ con trẻ học online?

Video đang HOT

Viện cũng có quy trình hướng dẫn cho cha mẹ, kiểm tra các thông số kỹ thuật để lớp học diễn ra thành công. Các con rất vui, phụ huynh rất hạnh phúc, nhất là trong thời gian này, khi các chương trình dạy cho các con dưới 6 tuổi hầu như không có, mà chỉ có các trò chơi trên internet, video với tương tác chỉ một chiều và không có giáo trình sư phạm rõ ràng, hiệu quả.

Dạy trực tuyến không mới nhưng vẫn gây bỡ ngỡ với nhiều đối tượng học sinh, sinh viên. Vậy đối với các trẻ trong giai đoạn giáo dục sớm, việc áp dụng phương pháp này có lẽ còn khó hơn?

Thực ra, khi đưa ra được hơn 50 vấn đề để giải quyết cho phương pháp dạy online và giải quyết triệt để ở nhiều tầng lớp khác nhau trong 3 năm, thì tất cả các vấn đề đều đã có phương án giải quyết và chúng tôi có quy chuẩn, tiêu chuẩn rõ ràng cho từng vấn đề một.

Ngay cả về vấn đề tập trung, viện biết khá rõ khung thời gian tập trung theo từng độ tuổi, các hàm số với yếu tố phụ thuộc tác động đến vấn đề này.

Sự tập trung cũng là nhân tố phụ của việc tương tác, nằm trong phạm trù tâm lý giáo dục mà tiêu biểu là việc vận dụng hiệu quả khoa học phương pháp luận để giải quyết vấn đề này. Đây là lý do tại sao kết quả và tính hiệu quả cuả bài học tại Shichida cao và luôn giữ được sự ổn định này.

Thầy cô cũng phải vượt khó…

Vậy các thầy cô có gặp thử thách nào không, thưa bà?

Các cô giáo, vì đã quen với các phương tiện công nghệ trong 5 năm qua, với việc online training và nhiều hội thảo trực tuyến khác thì việc chuyển đổi khá dễ dàng.

Nói vậy, chứ trong 2 tuần trước khi dạy chính thức, các cô và viện trải qua 27 phiên bảo nâng cao, cải tiến chất lượng trước khi bài học được chính thức thông qua và cho phép từ ban quản trị viện trong việc dạy. Ngay cả bây giờ, các cô vẫn trải qua quy trình kiểm soát chất lượng với việc ghi hình lớp học 100% và dự thính bất ngờ không báo trước. Lớp học luôn có một giáo viên thứ 2 quan sát, đánh giá và báo cáo song song không chịu sự tác động qua lại. Thế nên nguồn lực và chi phí cho một buổi học online trong thời điểm hiện tại cao hơn lớp học bình thường khoảng 35%.

Nhưng để hỗ trợ cho phụ huynh trong thời gian dịch, giá các lớp học online được viện hỗ trợ chi phí và thấp hơn bình thường 35% để cha mẹ vượt qua được rào cản tâm lý và tính ỳ để kiên tâm giáo dục con tại gia bằng việc tham gia các chương trình học có khoa học tại Viện.

Dạy online hay truyền thống đều có những ưu nhược điểm riêng. Sau đại dịch, Shichida có chuyển sang hẳn học online như hiện tại hay lại quay trở lại với offline như trước đây, hay sẽ dạy – học xen kẽ giữa online và offline?

Tính khác biệt quan trọng không thay thế được trong việc học online và lớp học vật lý (không phải offline) và tính tương tác xã hội hàm chứa thông tin của con người.

Khi có tương tác gần, con người học được đến 30% thông tin từ nét mặt, biểu cảm, cử động, ánh mắt, điệu bộ, các cảm nhận bề mặt hay ngầm, sờ nắm, telepathy mà khi học online không thay thế được. Giáo trình khoa học của Viện có các nghiên cứu khá sâu về vấn đề này.

Đây là lý do tại sao trong chương trình nghiên cứu của mình, Viện đã có vài năm đi về lĩnh vực AR, VR, AI để hỗ trợ các tương tác thay thế bán phần, với chương trình SOC AR mà Viện chưa ra mắt kịp trong thời gian này.

Trong tương lai, khi 5G đưa vào ứng dụng, tốc độ dữ liệu có thể đủ cho các tương tác thay thế này với độ phân giải đáp ứng được tốc độ xử lý cuả các giác quan và các cơ quan tiếp nhận thông tin và học của trẻ em.

Đương nhiên là bạn sẽ thấy học online bây giờ là lựa chọn an toàn sinh học duy nhất trong thời điểm này, mà lớp học vật lý không thể xảy ra. Việc so sánh lớp học vật lý đã diễn ra trong 60 năm với hơn 1,000,000 học sinh với chương trình mới bắt đầu vài năm là một so sánh không cân đối.

Nhưng khi mà lớp học online chuyển tải hiệu quả 90% kiến thức và 85% kỹ năng với giá 65% trong tình huống lớp học vật lý không diễn ra được, thì lựa chọn online trở nên tối thượng, tối ưu.

Kế hoạch của viện cho lớp học SOC trước khi diễn ra Covid-19, chú trọng vào các trường mẫu giáo để thêm vào chương trình giáo dục kiến thức hiệu quả. Chương trình SOC của Viện cũng tập trung vào các tỉnh thành khác, nơi mà Viện chưa có chi nhánh để các lớp học vật lý diễn ra được.

Hiện tại viện có học sinh người Việt đang ở tại các nước Thụy Sĩ, Singapore, Nga, Anh, Mỹ đang theo học chương trình SOC này.

Là một người gốc Singapore, sinh ra lớn lên cùng gia đình rồi tốt nghiệp Đại học ở quốc đảo sư tử trước khi sang Việt Nam làm việc. Bà có thể nhận định và so sánh về việc dạy học trực tuyến của Việt Nam so với Singapore trong đại dịch Covid-19 này?

Ở Singapore, các con may mắn hơn ở Việt Nam vì vẫn được đến trường đến tháng 4 năm nay. Khi chính phủ Singapore đưa ra quyết định đóng cửa trường học, họ buộc cha mẹ phải ở nhà với con và dạy con.

Họ còn buộc cha mẹ không được đưa con về cho ông bà, vì họ buộc luôn các công ty không cho nhân viên đến trường để được ở nhà và dạy con.

Chính phủ Singapore cũng đưa ra các khuyến cáo rõ ràng về chương trình học online, với các tuân thủ giáo trình trực thuộc Ministry of Education (Bộ Giáo Dục Singapore).

Các tổ chức giáo dục ở Singapore cũng đáp ứng nhanh với môi trường thay đổi khi có các chương trình được thay đổi thích hợp. Tuy nhiên, đây là tình huống khẩn cấp, và không phải tổ chức nào cũng sẵn sàng cho những thay đổi này, nên không ít các tổ chức gặp khó khăn.

Trong giáo dục mầm non, có sự phân định rõ ràng trong việc chăm sóc trẻ (day care) và giáo dục kiến thức. Trong khi phần chăm sóc trẻ bây giờ trở thành nhiệm vụ chính yếu của cha mẹ vì các trường mẫu giáo bị buộc phải đóng cửa, thì phần giáo dục kiến thức bị xem nhẹ hoặc bỏ hổng.

Do đó, chúng tôi khuyến khích phụ huynh cũng như các nhà trường lưu ý giáo dục kiến thức cho trẻ trong giai đoạn đại dịch này.

Xin cảm ơn những chia sẻ của Bà!

Lệ Thu (thực hiện)

Sau đại dịch Covid-19: Phương thức dạy trực tuyến nào sẽ còn tồn tại?

Đại dịch Covid-19 đã làm "giãn cách xã hội" cả thế giới, ngành giáo dục đã phải đảo chiều chuyển sang dạy trực tuyến. Vậy phương thức dạy trực tuyến nào hiệu qủa để có thể duy trì tiếp sau đại dịch?

Những phương thức dạy trực tuyến hiện nay có thực chất là của giáo dục trực tuyến (online education)?, Đâu là cách tiếp cận phù hợp cho đào tạo trực tuyến?, Phương thức dạy trực tuyến nào có thể duy trì tiếp sau đại dịch?

PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS. Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

Sau đại dịch Covid-19: Phương thức dạy trực tuyến nào sẽ còn tồn tại? - Hình 1

Một lớp học trực tuyến trong đợt dịch Covid-19

Phóng viên : Từ đại dịch Covid-19 thì phương thức học trực tuyến lên ngôi, theo ô ng , cần hiểu như thế nào cho đúng về dạy học trực tuyến?

TS Nghiêm Xuân Huy : Đầu tiên, cần phải làm rõ 2 trạng thái của dạy học trực tuyến:

Thứ nhất, thực hiện việc dạy học trực tuyến theo thời gian thực (thông qua các hệ thống hội thảo video trực tuyến - online video conferencing, tiêu biểu như phân hệ Meeting của Microsoft Teams, Google Meet, Zoom hay phát trên truyền hình, tạm gọi tắt là ROT (Real time Online Teaching),

Thứ hai, tổ chức lớp học, triển khai các hoạt động dạy và học trên các kênh online (thông qua các hệ quản trị học tập (Learning Management System), tiêu biểu như Moodle, Blackboard, Microsoft Teams, hoặc các hệ thống đào tạo trực tuyến đại chúng mở - MOOCs - như edX hoặc Coursera, tạm gọi tắt là ODC (Online Delivery Courses).

Tức là không được đánh đồng giữa giảng dạy trực tiếp qua các kênh video conferencing (ROT) với việc tổ chức các khoá học bằng hình thức trực tuyến (ODC).

Một bên là kênh/phương tiện để thực hiện giảng bài (ROT); một bên là cách thức tổ chức dạy và học (ODC). ODC rộng hơn ROT. Theo đó, ROT có thể được dùng như một trong những phương thức truyền tải nội dung dạy học trên ODC.

Về lâu dài, theo tôi, ODC sẽ là phương thức chủ đạo của giảng dạy trực tuyến, song hành cùng phương thức dạy - học truyền thống, hình thành phương thức blended learning, bổ trợ cực kỳ hữu ích cho giảng dạy truyền thống và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Phóng viên: Tại sao ông cho ODC sẽ vượt qua ROT là phương thức chủ đạo của giảng dạy trực tuyến , song hành cùng phương thức dạy - học truyền thống ?

TS Nghiêm Xuân Huy : Thực sự, nếu không có đại dịch Covid-19, ROT sẽ khó có thể "lên ngôi" như hiện nay, bởi nó dĩ nhiên không thể thay thế được hoàn toàn cho giảng dạy trực tiếp truyền thống (face-to-face).

Với người học, tham gia ROT đối với 1, 2 môn học/học phần thì còn có thể cảm thấy thoả mái, thích thú. Nhưng nếu số môn học/học phần là 5-7 môn/học kỳ thì việc ngày nào cũng đều đặn đúng giờ đó, buổi đó ngồi trước máy tính nghe giảng thực sự là không ổn lắm.

Đặc biệt, học sinh không được bày tỏ sự đồng điệu với thầy khi khám phá được điều mới mẻ, không được giao lưu thoả mái với bạn bè, rất khó để có thể nêu ý kiến trao đổi, hỏi đáp, thảo luận khi cần trợ giúp như ở trên lớp.

Ngoài ra, ROT cũng đòi hỏi người học phải sắp xếp việc riêng, hy sinh thời gian cá nhân để có được một khung giờ học mà cả lớp có thể cùng tham gia được.

Với người dạy, có lẽ cái mệt lớn nhất là không được nhìn thấy ... ánh mắt của học trò. Đằng này khi mình nói, không biết học trò đang làm gì, có nghe mình nói không, có hiểu điều mình dạy không? Rồi chuyện kiểm tra, đánh giá người học nữa ... Đó là chưa kể đến chuyện những sự cố về bảo mật, về quấy rối có thể xuất hiện khi dùng ROT.

Còn đối với ODC có thể tổ chức giảng dạy trọn vẹn một môn học/học phần (100% nội dung môn học/học phần được giảng dạy theo phương thức trực tuyến); Dùng ODC như một hợp phần của lớp học truyền thống (một tỷ lệ nội dung nhất định được truyền tải hoàn toàn theo phương thức trực tuyến); dùng ODC để bổ trợ, củng cố cho nội dung được giảng dạy tại lớp học truyền thống.

Như vậy, có thể linh hoạt sử dụng ODC vừa như một hợp phần, vừa song hành bổ trợ cho giảng dạy truyền thống.

Đây là mô hình kết hợp giữa ODC và giảng dạy truyền thống, mà theo cách gọi hiện nay là blended learning. Tức là kết hợp song hành giữa giảng dạy trực tuyến và giảng dạy truyền thống.

Giáo viên sẽ xây dựng các bài giảng bằng video (tự giảng rồi ghi hình, chèn vào các nội dung minh hoạ, mô phỏng, mở rộng ...) sau đó upload/chia sẻ các video bài giảng, các video mô phỏng, các nội dung giảng dạy tương tác, học liệu lên hệ thống LMS hoặc MOOCs.

Trên cơ sở đó, người học sẽ tự nghiên cứu và học trước các nội dung thầy cô đưa lên lớp học online. Hiện nay nhiều cơ sở giáo dục đã áp dụng website môn học/học phần vào giảng dạy, tuy nhiên đa phần mới dừng lại ở chỗ là nơi đăng tải học liệu, chia sẻ bài giảng dạng slides, tương tác dưới dạng diễn đàn...

Sau đại dịch Covid-19: Phương thức dạy trực tuyến nào sẽ còn tồn tại? - Hình 2

TS Nghiêm Xuân Huy

Với các buổi học dạng ROT, có thể tổ chức các hình thức như: mời chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn nói chuyện chuyên đề (liên quan đến nội dung giảng); giảng dạy một số nội dung lý thuyết; trao đổi, hỏi đáp nhanh ngoài giờ giữa giáo viên và người học; thực hiện các seminar theo nhóm người học ...

Với các buổi lên lớp trực tiếp tại giảng đường, thực địa: chủ yếu thực hiện hoạt động thảo luận, làm rõ các nội dung hoặc mở rộng bài học, ứng dụng các nội dung đã học vào các hoạt động, vấn đề thực tiễn... để kiểm tra, đánh giá người học.

Phóng viên: Vậy người dạy, người học, nhà trường sẽ được gì từ việc áp dụng mô hình ODC?

Lý thuyết về lợi ích của blended learning thì đã có nhiều chuyên gia bàn đến qua các nghiên cứu khoa học chuyên sâu, tuy nhiên, có thể hình dung khái quát thế này:

Với giáo viên, bài giảng được chau chuốt, đầu tư kỹ càng, giảng một lần (được ghi hình) nhưng có thể phổ biến ở nhiều lớp học khác nhau, cho nhiều khoá học khác nhau; có nhiều thời gian để tương tác, thảo luận và hỗ trợ người học; duy trì được mạch cảm xúc trong giảng dạy; lan toả cảm hứng tới người học.

Với người học, có thể chủ động học mọi lúc, mọi nơi miễn là phù hợp với bối cảnh sống, làm việc của mình; có thể học đi học lại một nội dung nếu thấy cần; được tương tác, trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn; duy trì được thói quen học tập thường xuyên ...

Với nhà trường, phát triển được hệ thống học liệu số đa dạng, phong phú (từ nguồn bài giảng video của giáo viên); tận dụng được đội ngũ giáo viên chất lượng cao (nhân rộng bài giảng chất lượng tốt); quản lý hiệu quả việc dạy và học; kiểm soát tốt nội dung giảng dạy; thực hiện được các yêu cầu về kiểm tra đánh giá; giảm tải sức ép về giảng đường, cơ sở vật chất; tiết kiệm chi phí điện nước, phục vụ (do giảm thời gian lên lớp trực tiếp) ...

Để triển khai hình thức này, các cơ sở cần xây dựng cơ chế công nhận, hỗ trợ và chính sách khuyến khích giáo viên triển khai ODC; Xây dựng quy trình triển khai ODC đồng bộ, thống nhất;

Chuẩn bị hạ tầng hỗ trợ giáo viên xây dựng và sản xuất bài giảng video và vận hành hệ thống LMS, MOOCs hiệu quả. Đầu tư cho học liệu, thư viện số phù hợp với từng môn học/học phần.

Đào tạo, tập huấn giáo viên, người học sử dụng các hệ thống phần mềm, phần cứng, sản xuất bài giảng video, vận hành LMS, MOOCs, phục vụ xây dựng và tổ chức giảng dạy trực tuyến

Theo tôi, công nghệ có thể giải phóng sức lao động của người giáo viên, nhưng không thay thế được người thầy ở khía cạnh xúc cảm, tạo động lực, hình thành năng lực, tính cách cho người học.

Phóng viên: Nếu vậy, ông đánh giá thế nào về tình hình triển khai đào tạo trực tuyến sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc?

Nếu cần dự đoán và khuyến cáo thì theo tôi ROT sẽ không nên và không thể là phương thức giảng dạy chủ đạo khi trạng thái xã hội trở lại bình thường.

Nên nhớ căn nguyên ban đầu của online video conferencing là để phục vụ cho các hoạt động hội nghị, hội thảo (conference) từ xa, khi các đại biểu không có điều kiện di chuyển giữa các khu vực địa lý tại thời điểm diễn ra sự kiện đó, tức là chủ yếu khắc phục vấn đề xa cách về mặt không gian.

ROT rõ ràng đã phát huy tác dụng trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, nhất là khi nhiều trường học và giáo viên chưa sẵn sàng cho ODC.

Sau đại dịch (tức "thời bình"), ODC nên được tính đến như một giải pháp song hành cùng giảng dạy truyền thống theo mô hình Blended learning, một xu thế đang khá thịnh hành trên thế giới.

Điều này thuận lợi để triển khai, vì cả người học và người dạy đã có nhiều trải nghiệm, hiểu biết, và kỹ năng về dạy - học online trong thời gian ứng phó với dịch bệnh. Các nhà quản lý giáo dục sẽ tính toán tỷ lệ giảng dạy online/offline phù hợp cho mỗi loại môn học/học phần, mỗi chương trình đào tạo.

Trân trọng cám ơn ông!

Hồng Hạnh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may
06:00:17 02/02/2025
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ
03:00:38 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thảm kịch mùng 2 Tết: Anh trai xuống tay với mẹ và em gái vì mâu thuẫn tiền đất

Thảm kịch mùng 2 Tết: Anh trai xuống tay với mẹ và em gái vì mâu thuẫn tiền đất

Netizen

08:36:16 02/02/2025
Ngày 30/1, UBND TX Quảng Yên, Quảng Ninh cho biết đã nhận được báo cáo của Công an TX Quảng Yên về vụ trọng án xảy ra tại xã Sông Khoai.
Primark ra mắt thời trang dành cho người khuyết tật

Primark ra mắt thời trang dành cho người khuyết tật

Thời trang

08:23:07 02/02/2025
Chuỗi cửa hàng thời trang giá rẻ Primark hôm 29/1 đã ra mắt một dòng sản phẩm quần áo được thiết kế đặc biệt dành cho người khuyết tật.
'Kỳ quan thị giác' nghìn năm tuổi ở Ấn Độ

'Kỳ quan thị giác' nghìn năm tuổi ở Ấn Độ

Du lịch

08:22:16 02/02/2025
Giếng bậc thang hơn 1.000 năm tuổi Chand Baori ở Ấn Độ được xem là kỳ quan thị giác bởi thiết kế kỳ ảo và hùng vĩ. Chand Baori, một giếng bậc thang tuyệt đẹp nằm ở làng Abhaneri, Rajasthan
'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành

Hậu trường phim

08:01:04 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành là một nỗi thất vọng lớn khi mang đến một kịch bản yếu, diễn xuất kém thuyết phục, tràn ngập những tình tiết gượng ép...
BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

BXH các nghệ sĩ hot nhất Vpop hiện tại gây sốc: SOOBIN mất hút, HIEUTHUHAI chịu thua trước 1 người!

Nhạc việt

07:45:26 02/02/2025
Viberate, trang web chuyên phân tích và đánh giá dữ liệu các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, đã công bố BXH nghệ sĩ Vpop hot nhất.
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?

Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?

Sao việt

07:42:19 02/02/2025
Mới đây, nữ diễn viên đăng tải clip tình tứ bên Võ Cảnh tại Thụy Sĩ. Cư dân mạng cho rằng khoảnh khắc này của cặp đôi như đang ngầm công khai chuyện tình cảm.
Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp

Sao châu á

07:37:24 02/02/2025
Jennie chia sẻ rằng cô đồng cảm với bài hát Love Hangover: Tôi biết mình sẽ bị tổn thương, tôi biết mình sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn lại yêu say đắm
Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Clip viral khắp cõi mạng: "Công chúa út" Harper Seven né nụ hôn của bố David Beckham

Sao âu mỹ

07:33:43 02/02/2025
Khoảnh khắc bố con David Beckham và Harper Seven không thể hôn nhau như trước đây đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành diện áo dài đón Tết Ất Tỵ

Phong cách sao

07:27:16 02/02/2025
Sơn Tùng M-TP, Đỗ Mỹ Linh, Trấn Thành, Tăng Thành Hà, Tiểu Vy, Lý Hải - Minh Hà, Hồ Ngọc Hà, Phương Oanh diện áo dài, chụp ảnh cùng gia đình nhân dịp Tết Ất Tỵ.
Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Nét đẹp lễ chùa đầu Xuân tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

07:18:36 02/02/2025
Từ những ngày cuối năm đến hết tháng Chạp là khoảng thời gian đền chùa tại Hong Kong rực rỡ nhất với nhiều hoạt động lễ hội và trang trí lung linh. Vào các dịp lễ lớn, lượng khách thập phương đổ về rất đông.
Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Mọt game

07:03:46 02/02/2025
Chức vô địch CKTG gần nhất của T1 hóa ra lại là điều tốt đối với sự phát triển của LPL. Phía LPL cảm ơn T1 vì đã vô địch CKTG 2024