Kinh nghiệm du học của quán quân cuộc thi tiếng Nhật
Tưng bi “sôc ngôn ngư” trong nhưng ngay đâu du hoc tai Nhât Ban, Hô An đa nô lưc trau dôi tiêng Nhât đê gianh giai nhât cuôc thi hung biên tai ĐH Osaka.
Tiêng Nhât quan trong như thê nao?
Buôi hoc đâu tiên tai Đai hoc Kinh tê Luât Osaka, tôi đa bi sôc ngôn ngư, choáng ngợp vì tốc độ nói của các thầy cô quá nhanh. Ho noi tiêng đia phương vung Osaka khac vơi tiêng Nhât phô thông, trong khi trươc giơ tôi quá tập trung đọc tài liệu sách vở, xoáy sâu ngữ pháp mà ít rèn luyện nghe nói.
Hô An vơi giai nhât cuôc thi hung biên Viêt – Nhât.
Trước hêt phải khẳng định tiêng Nhât rất quan trọng với du học sinh nếu muốn học tập và làm việc tại xư sơ hoa anh đao. Du hoc sinh phai co băng tiêng Nhât N2 và phai vươt qua ky thi sat hach ngoai ngư Ejju trươc khi đươc tuyên vao đai hoc. Khi có vốn tư tốt, bạn sẽ hiểu, từ đó ham muốn tìm tòi va khám phá cuộc sống tại đây.
Tôi luôn quan niệm thành công không dành cho người làm việc với một nửa tâm trí, một thái độ hời hợt và quyết tâm không đến nơi. Bạn cũng đừng sợ mắc lỗi! Hãy cố gắng học ngữ âm.
Phat âm với người ban ngữ là điều rất cần thiết. Bạn có thể tự tạo ra một môi trường tiếng Nhật một cách đơn giản mà không nhất thiết phải ở Nhật bằng cách lên mạng gõ những bộ phim hoạt hình thiếu nhi như Doraemon, Chibimaruko …, nghe nhạc Nhật (J-Pop).
Mưa dầm thấm lâu, nghe nhiều quen tai, quen miêng, từ vựng không hiểu thì tra nghĩa, cứ “chạm mặt” nhau như vậy thì không quên được đâu.
Còn về phương pháp học, tôi nghĩ mỗi người sẽ có những cách tiếp cận và lĩnh hội vấn đề khác nhau, bạn hãy thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau xem cách nào phù hợp với mình.
Ky năng sông cua du hoc sinh tai Nhât
Bên canh viêc năm vưng ngôn ngư, việc thich nghi vơi văn hoa Nhât va lam chu cuôc sông cung vô cung quan trong vơi du hoc sinh.
Video đang HOT
Môt điêu ma du hoc sinh cân lưu y tai Nhât la văn hóa quan tâm đến người khác (omoiyari). Bạn đừng hiểu nhầm “quan tâm” như ở Việt Nam la chuyện môt nha cả khu phố đều biết.
Người Nhật quan niệm rằng, quan tâm ơ đây là việc nghĩ đến cảm xúc của người khác, lo sơ ho sẽ cảm thấy bị gây phiền phức bởi những hành động vô ý của mình. Vây nên họ luôn tôn trọng không gian, khoảng trời của người khác.
Du hoc sinh Viêt Nam tai Nhât Ban.
Khi tham gia các phương tiện công cộng như tàu điện, xe bus…, bạn không nên nói chuyện điện thoại, không được nói to, không ăn uống…
Khi đi học ở Nhật, nếu bạn có mắc lỗi bị thây cô mắng, việc đầu tiên cần làm la cúi đầu xin lỗi thay vì gắng gân cổ lên bao biện. Bởi vì lôi lâm cua ban se anh hương đên ca môt tâp thê chư không chi ca nhân minh.
Người Nhật luôn suy nghĩ và đặt cái tôi cá nhân của mình trong công động để từ đó hành xử. Xuất phát từ đó đề hình thành sự cố gắng. Ví dụ, nếu sắp bước vào kỳ thi, 2 người Châu Âu sẽ chúc nhau Good luck (may mắn nhé), còn người Nhật động viên nhau Ganbatte (cố gắng lên nhé). Họ cho rằng, nếu mình không cố gắng sẽ làm phiền đến người khác.
Kinh nghiêm quan ly tai chinh
Tôi ở ký túc xá của trường vơi mưc chi phi 3 triệu đông môt thang (đã bao gồm tiền nhà, điện, nước, internet…). Trường hỗ trợ cho du học sinh Việt Nam được ở miễn phí trong nửa kỳ học dự bị và năm nhất đại học. Nêu thuê nhà ở riêng thì trung bình môt tháng tiền nha 8 triêu đồng, tiền điện thoại 1 triệu, tiên ăn khoảng 4 triệu, thi thoảng đi chơi giao lưu cho thêm 1 triệu nữa…
Bạn nên ở kí túc xá trường đê mưc chi phi chi khoang 9 triêu đông/ thang, nêu thuê nha riêng môi thang se mât khoang 14 triệu.
Tiếp đến là vấn đề làm thêm. Nhật qui định du học sinh môt tuần không được làm quá 28 tiếng. Mức lương tiêu chuẩn của vùng Osaka nơi tôi ơ là 858 yên (163.000 đồng)/ giờ, vị chi môt tháng làm đủ sẽ kiếm được 18 triệu.
Nêu chịu khó lam thêm sẽ có tiền trang trai sinh hoat phi, và nếu học giỏi điểm cao còn có cơ hội xin được học bổng.
Tai vòng chung kết cuộc thi Hùng biện tiếng Việt và tiếng Nhật lần đầu tiên diễn ra tại Nhật Bản, Hồ An (20 tuổi), sinh viên năm 2 Đại học Kinh tế Luật Osaka, đã thuyết phục được ban giám khảo gồm Phó tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Trưởng khoa, các giảng viên khoa cao học ngôn ngữ văn hoá Đại học Osaka… để nhận giải nhất cho bai hung biên xuât săc cua minh.
Theo Zing
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Cảnh báo về những "chiêu lừa" du học
Thông tin từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho biết, Cục vừa nhận thêm thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản.
Theo Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT, hiện nay một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục và đào tạo và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài- Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thêm thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Cục Đào tạo với nước ngoài chia sẻ để các bạn học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản có thêm nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy trong quá trình lựa chọn, tổng hợp thông tin trước khi đi học.
Phụ huynh và học sinh cần lưu ý có rất nhiều "chiêu lừa" đi du học Nhật Bản ở một số công ty tư vấn du học
Cảnh giác tư vấn đi du học "Có thể vừa đi làm vừa đi học"
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là "Có thể vừa đi làm vừa đi học"
Trong những năm gần đây, một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.
Ví dụ: "Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn Yên (~35 triệu đồng) đến 300 nghìn Yên (60 triệu đồng) một tháng".
Thực tế: Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách "lưu học" về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc "không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú" như là đi làm thêm cần "Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú".
Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không dược đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm.
Dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo.
Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Ví dụ: "Về cơ bản nếu đi du học Nhật Bản thì thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền."
Thực tế: Mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (~30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng).
Thực tế, nếu bạn tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè thì sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu - 6 triệu).
Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng), còn thông thường bạn vừa đi học vừa đi làm thì chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng mà thôi. Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm.
Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt bạn còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức chi riêng học phí thôi vào khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học ...)
Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.
Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Du học Nhật không nhất thiết phải biết tiếng Nhật Bạn ôm giấc mơ du học Nhật để khám phá văn hóa độc đáo của đất nước hoa anh đào? Bạn vẫn e ngại vì phải học tiếng Nhật mới có thể du học Nhật? Nếu tiếng Nhật là trở ngại với bạn thì từ giờ hãy an tâm, vì các trường đại học Nhật đã có nhiều chương trình dạy bằng tiếng...