Kinh nghiệm để chinh phục môn Lịch sử ‘khó nhằn’
Lịch sử là nỗi sợ của không ít học sinh nhưng cũng là đam mê của nhiều bạn nhờ có một phương pháp học tập hợp lý.
Cách học sử của cậu học trò đạt giải nhất Quốc gia
Phạm Văn Hưng (trái) – Một cựu sinh chuyên Biên Hòa Hà Nam
Phạm Văn Hưng được nhắc đến trong năm qua với một bảng thành tích học tập đáng nể tại ngôi trường THPT Chuyên Biên Hòa tỉnh Hà Nam. Năm cuối cùng của thời học sinh, Phạm Văn Hưng đã kịp bổ sung vào bảng thành tích học tập của mình bằng giải nhất Quốc gia môn Lịch sử.
Hưng hào hứng chia sẻ: “Lịch sử là môn có khá nhiều mốc thời gian và các sự kiện cần phải nhớ. Trong khi học, mình thường viết ra giấy nháp và xâu chuỗi các sự kiện có liên quan lại với nhau. Sau khi đã nắm được cơ bản, mình nhờ người hỏi lại mình về mốc thời gian để xem nhớ được bao nhiêu, cái nào quên thì lại học lại”.
Cách học tưởng chừng như rất đơn giản lại mang đến cho Hưng những thành công trên con đường học tập. Với giải nhất Quốc gia, Hưng được xét tuyển thẳng vào một số trường Đại học, Cao đẳng nhưng cậu vẫn quyết định tự mình đi thi và em đã chính thức trở thành tân sinh viên trường Học viện Cảnh sát nhân dân.
Kinh nghiệm của thủ khoa HV Báo chí và Tuyên truyền
Video đang HOT
Hà Thùy Linh thủ khoa HV Báo chí và Tuyên truyền
Sau khi không đạt giải trong kì thi Quốc gia, cô gái chuyên Văn đất Hải Dương, Hà Thùy Linh đã rất lo lắng cho việc thi Đại học. Trước đó, Linh không dành thời gian nhiều thời gian cho hai môn Lịch sử và Địa lý.
Vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân, Linh đã tập trung thời gian để ôn thi Đại học và kết quả là cô bạn xinh xắn đã trở thành thủ khoa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với điểm số 27 với môn 9,25 môn Sử.
Ngày tháng của các sự kiện lịch sử luôn là nỗi ám ảnh với không ít bạn do có quá nhiều mốc thời gian, rất nhiều trường hợp bị nhầm lẫn ngày tháng, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Và Hà Linh đã có một cách khá thú vị để khắc phục những khó khăn trên, cô bạn chia sẻ: “Để học được, Linh thường liên tưởng ngày tháng diễn ra sự kiện với một ngày tháng nào đó gần gũi với mình; ví dụ như: ngày sinh nhật của bạn bè, người thân; một ngày đặc biệt với em hay có quy luật riêng nào đó…”.
Kinh nghiệm của thủ khoa HV Cảnh sát
Nguyễn Phương Loan – Thủ khoa xinh đẹp HV Cảnh sát
Trong khi khá nhiều thí sinh dự thi khối C năm đó đạt điểm dưới trung bình trong môn thi Lịch sử thì Loan vẫn đạt 8,5 điểm và trở thành nữ thủ khoa xinh đẹp của trường Cảnh sát năm 2011.
Để đạt được điểm môn Lịch sử cao như vậy, Loan tâm sự: “Với mỗi chiến dịch, cuộc tấn công hay hội nghị… mình đều viết theo sơ đồ cây để học; các sự kiện, ngày giờ quan trọng sẽ được viết đậm để dễ nhớ. Đối với các sự kiện tương đồng hay có thể nhóm vào thì mình lập bảng so sánh để tránh nhầm lẫn.”
Có rất nhiều cách khác nhau để học tốt môn Lịch sử, điều quan trọng là nhìn thấy vai trò và có hứng thú với môn học. Cách mà Văn Hưng, Phương Loan hay Hà Linh đã làm để “chinh phục” ngọn núi mang tên Lịch sử đều đáng cho mỗi bạn học sinh, sinh viên học hỏi để không quay lưng lại với môn học ý nghĩa và thực sự cần thiết này.
Theo Trithuc
Năm 2018 toàn quốc áp dụng SGK Lịch sử mới
SGK mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử xứng đáng với vị thế của môn học này trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Tại Hội thảo về sách giáo khoalịch sử ở trường phổ thông diễn ra sáng 10/5 tại Hà Nội, sau khi tập hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đến năm 2018, các trường phổ thông trong cả nước có thể sẽ áp dụng giảng dạy, học tập theo chương trình sách giáo khoaLịch sử mới.
Đến năm 2015, có thể áp dụng thử nghiệm sử dụng sách giáo khoa giảng dạy Lịch sử mới ở các trường phổ thông. Sau đó, ngành giáo dục có thể trưng cầu ý kiến của các địa phương, trường học, thầy cô giáo về bộ sách này để tiếp tục chỉnh sửa,biên soạn cho phù hợp với thực tế.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, việc ban hành bộ sách giáo khoaLịch sử mới được thực hiện theo đề án "Đổi mới cơ bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT đề ra.
Quang cảnh hội thảo về sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông.
Hội thảo đã tập hợp nhiều ý kiến chuyên gia, đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:
1. Quan niệm về sách giáo khoa. Hiện nay SGK gần như cung cấp một hệ thống kiến thức lịch sử cho học sinh theo từng lớp, từng cấp học, kèm theo một số câu hỏi gợi ý. Vì vậy GSK của Việt Nam so với nhiều nước thì rất mỏng nhưng lại rất nặng nề. Từ đây cần xác lập một quan niệm đúng đắn và hiện đại về SGK theo kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
2. Phân bổ môn Lịch sử theo các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông. Đây là việc phân bổ theo cấp học từ tiểu học đến THCS và THPT. Trong cấp tiểu học, chỉ dạy những bài kể chuyện lịch sử, nhưng cần tuyển chọn theo tiêu chí nào và quan hệ với các môn khác như thế nào. Đặc biệt, cho đến nay giáo dục phổ cập ở VN là THCS nên bố trí môn Lịch sử theo đường đồng tâm như hiện nay hay theo đường thẳng và phân bố thế nào cho hợp lý nhất, tránh trùng lặp?
3. Cấu trúc SGK Lịch sử trong mối quan hệ nội tại của môn, tức giữa lịch sửVN - khu vực và thế giới. Hiện nay vẫn là hai dòng tách biệt lịch sử VN và thế giới phân theo các thời kỳ và bố trí theo cấp học, lớp học. Có cách gì hay hơn để nối kết hai dòng đó, tạo nên sự hiểu biết gắn VN với khu vực và thế giới. Môn Lịch sửlại có mối quan hệ mật thiết với môn địa lý, từ đó nên bố trí sự tích hợp như thế nào giữa các môn học này.
GS Phan Huy Lê phát biểu tại Hội thảo
4. Bố cục và trình bày SGK. Theo quan niệm hiện đại về SGK thì rõ ràng cách bố cục và trình bày như hiện nay là bất cập. Vậy SGK mới cần được thể hiện như một công cụ học tập đầy đủ của học sinh.
Trong đó có phần giới thiệu hệ thống, rồi đi sâu vào một số nội dung cơ bản, có chọn lọc, kèm theo là hướng dẫn học tập, trau dồi kỹ năng, tư duy cho học sinh, phần đọc thêm..., phần chốt lại những kiến thức cơ bản, kèm theo là các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh minh họa... rất phong phú, hấp dẫn, dễ học, dễ hiểu.
Nội dung SGK phải xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng năng lực, giáo dục phẩm chất con người theo từng lứa tuổi, phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, độ tin cậy cao.
5. Tổ chức biên soạn SGK. Trên cơ sở chương trình cần được xây dựng lại, việcbiên soạn SGK nên mở rộng cho nhiều tổ chức, nhiều nhóm tác giả tham gia. Trên cơ sở đó nên tổ chức thẩm định, tuyển chọn như thế nào và nên áp dụng một chương trình - một SGK hay một chương trình - nhiều SGK?
HUỲNH ANH
Theo Infonet
Học sinh giỏi quốc gia được thưởng bao nhiêu tiền? Vừa qua, Bộ GD - ĐT đã công bố quyết định tặng bằng khen và tiền thưởng theo quy định cho 1.235 học sinh giỏi quốc gia năm 2012-2013. Bộ GD - ĐT vừa công bố quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 1.235 học sinh đạt giải nhất, nhì và ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia...