Kinh nghiệm dạy tập đọc Nhạc cho học sinh THCS
GD&TĐ – Môn Âm nhạc ở trường THCS được chia thành những phân môn như: Học hát, Nhạc lý – Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.
Đây là các phân môn luôn song song và tồn tại, cùng phát triển trong nghệ thuật âm nhạc. Tất cả đều rất quan trọng, trong đó phân môn tập đọc nhạc được xem là một phần rất quan trọng trong âm nhạc nói chung và âm nhạc ở trường THCS nói riêng.
Theo thầy Nguyễn Văn Thọ – Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) – tập đọc nhạc là phần học khó vì sự phong phú về kiến thức cũng như thực hành.
Nếu học tốt sẽ là kiến thức bổ trợ để học sinh học tốt các phân môn khác như: Học hát, nhạc lý, âm nhạc thường thức hay rộng hơn nữa là học đàn, ký âm…
Những lưu ý để dạy tập đọc nhạc hiệu quả
Thầy Nguyễn Văn Thọ cho rằng, giáo viên muốn có một giờ dạy tập đọc nhạc tốt, trước hết cần nắm được mục đích, yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Về phía học sinh,phải nắm được giai điệu, tiết tấu và lời ca, đọc đúng, chính xác, thể hiện sắc thái, tình cảm.
Đặc biệt, giáo viên phải chuẩn bị giáo án đầy đủ, trình bày các bước theo trình tự và khoa học.
Cùng với đó, giáo viên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Bảng phụ đã kẻ sẵn bài tập đọc nhạc, viết to, rõ ràng,…các loại tranh ảnh minh họa khi cần thiết, có thể kết hợp các phương tiện kĩ thuật hiện đại bằng giáo án điện tử, máy chiếu projecter…
Video đang HOT
“Giáo viên càng vững vàng về kiến thức, có nhiều sáng tạo trong quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ càng phong phú, sinh động. Ngoài ra, phương pháp truyền thụ nên gắn gọn, đầy đủ, khoa học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.
Giáo viên cũng lưu ý nên dùng lời nói nhẹ nhàng, nét mặt tươi tắn, trang phục gọn gàng, biết cách thu hút và gây được hứng thú cho học sinh qua cách truyền đạt; luôn làm chủ được kiến thức, biết cách giải quyết tình huống, thể hiện và tạo ra những điểm nhấn, trọng tâm của bài giảng. Qua mỗi bài tập đọc nhạc đều có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống đời thường” – Thầy Nguyễn Văn Thọ lưu ý.
Phương pháp dạy phân môn tập đọc nhạc và ghép lời ca.
Dạy tập đọc nhạc và ghép lời ca thường có những công đoạn sau: Tìm hiểu bài (Giáo viên hỏi: Số chỉ nhịp, tên nốt nhạc, hình nốt nhạc; học sinh trả lời; giáo viên cho học sinh nghe giai điệu mẫu); Phương pháp, cách lấy hơi trong quá trình học; Phương pháp dạy hát lời có hiểu biết kí xướng âm; Phương pháp học hát qua nghe băng tiếng và cuối cùng là phương pháp dạy hát kết hợp trò chơi.
Ví dụ, khi dạy ghép lời cho bài tập đọc nhạc “Ngày đầu tiên đi học”, sau khi giới thiệu bài hát và tác giả, giáo viên cho học sinh luyện thanh từ 1-2 phút (đọc gam đô trưởng), sau đó, dạy đọc từng câu.
Cũng với bài này, dạy ghép lời ca, thầy Nguyễn Văn Thọ sử dụng các cách sau:
Cách 1: Giáo viên chia lớp thành hai dãy, một dãy đọc nhạc, một dãy hát lời ca; giáo viên gọi một bàn đọc nhạc, một bàn hát lời ca và đổi lại.
Cách 2: Giáo viên dạy xong từng câu và cho ghép lời ngay; cũng chia lớp thành nhiều hình thức như trên.
Cách 3: Yêu cầu học sinh đọc nhạc như hát, có hiểu biết xướng âm và tự ghép lời ca.
Phần cuối, củng cố bài, giáo viên chia lớp thành hai dãy, một dãy đọc nhạc gõ phách, một dãy hát lời kết hợp gõ phách và khớp đàn.
Theo GD&TĐ
Buổi lễ đặc biệt trước ngày khai trường
Buổi lễ "Kết nối yêu thương - Áo mới đến trường" vừa diễn ra tại huyện Đắk Tô (Kon Tum). Lễ tặng đồng phục, sách vở cho học sinh dân tộc không có người trao, chỉ có bên nhận.
Hơn 200 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (Đắk Tô - Kon Tum) vừa nhận những cuốn vở mới, những áo khoác đồng phục còn nguyên nếp gấp từ Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm Hà Nội trao tặng.
Ông Hồ Văn Châu, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Đắk Tô (Kon Tum) cho biết, là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng hầu như không có học sinh bỏ học, 100% trẻ em trong diện đi học đều đến trường, học đúng lớp. "Đó là nỗ lực của toàn thể cán bộ giáo viên ở đây, sự ủng hộ cả hệ thống chính trị của địa phương, của nhân dân và còn có sự giúp đỡ, chung sức từ mọi miền Tổ quốc" - lời ông Châu.
Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến, một ngôi trường của thị trấn nhưng có đến 3 điểm trường cách xa nhau hàng cây số, với hơn 200 học sinh là con em của đồng bào của mười dân tộc thiểu số khác nhau như: Rơ Ngao, Xê Đăng, Mường, Nùng, Thái, Hoa, Dẻ, Sán Dìu, Hre, Kinh,... . Phần lớn các em đều là con em của những gia đình cha mẹ làm nghề nông, cuộc sống còn nhiều vất vả.
Hình ảnh học sinh tươi vui nhận quà từ thầy cô giáo
Phát những cuốn vở mới, những chiếc áo khoác đồng phục còn nguyên nếp gấp cho các em học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: dù chỉ được gặp một lần, trong cuộc Lễ tuyên dương cán bộ quản lí giỏi cấp Tiểu học toàn quốc lần thứ nhất do Bộ GD- ĐT tổ chức và chưa bao giờ trường Nguyễn Khuyến được đón cô Hiền về thăm nhưng suốt từ 2012 đến nay, học sinh của trường luôn nhận được quà của cô gửi tặng bằng chính từ đồng lương của cô. Năm nay, cô đã trao cho trường 212 áo đồng phục và 500 cuốn vở, chỉ tiếc vì quá xa xôi, sức khỏe lại không đảm bảo nên cô Hiền không được chứng kiến buổi lễ cảm động này.
Chia sẻ với niềm vui của con em, Già Làng Abin nói: Món quà này cho các cháu vui hơn trước năm học mới, giúp cho các gia đình trong thôn đỡ đi phần lo lắng và vui hơn là được thấy con trẻ đến trường bằng những áo mới, tấm lòng của cô giáo phương xa.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền chia sẻ, cùng với việc dạy chữ, nhà trường phải dạy các em thành người. Học sinh Đoàn Thị Điểm là con em của những gia đình có điều kiện, bởi vậy ngoài truyền thụ kiến thức, chúng tôi phải hướng cho các em đến với cộng đồng, cảm nhận được những khó khăn của những bạn còn chịu nhiều thiệt thòi. Đó cũng là phương pháp để trau dồi nhân cách, đạo đức, lòng yêu thương, để các em không chỉ là những học sinh tài giỏi nhưng bàng quan trước cuộc sống, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh.
Hàng năm Trường Đoàn Thị Điểm đều có hai đợt quyên góp lớn, trở thành ngày hội của học sinh toàn trường. Đó là "Vầng trăng yêu thương" được tổ chức vào dịp Tết Trung Thu, các em mang đồ chơi cũ đến trường bán lạị để gây quỹ. Riêng hoạt động này trong năm 2014 đã thu được trên 300 triệu đồng; tiếp đó phong trào "Nuôi lợn đất" được tổ chức vào dịp tết cổ truyền....
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền
Những hoạt động này không chỉ nhận được sự hưởng ứng của học sinh mà còn thu hút được sự tham gia của đông đảo phụ huynh và giáo viên, giúp cho nguồn quỹ càng dồi dào để nhà trường thực hiện nhiều chương trình như trao học bổng "Em không phải bỏ học" ở tỉnh Quảng Ninh, "Tình nguyện mùa đông" ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật tại Thụy An, huyện Ba Vì,... Ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam 500 triệu đồng, góp phần xây dựng ngôi trường ở Bắk Kạn,...
Theo vietnamnet
TP Hồ Chí Minh khai trương nhà sách hiện đại QĐND Online - Sáng 4-9, tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Phát hành sách TP Hồ Chí Minh (FAHASA) đã tổ chức khai trương nhà sách FAHASA Quang Trung hiện đại, quy mô 100.000 bản sách các loại nhằm phục vụ cho học sinh bước vào năm học mới. Học sinh đến tham quan, mua sách dịp...