Kinh nghiệm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh
Dạy học là một nghệ thuật đặc thù, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi chuyên môn sâu mà còn phải có nghiệp vụ sư phạm vững vàng.
ảnh minh họa
Vì vậy có thể nói, nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là toàn bộ hệ thống tri thức, kỹ năng và các phẩm chất nghề nghiệp mà giáo viên (GV) cần có, giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục thông qua những thao tác, hoạt động cụ thể của GV trong quá trình dạy học. Để giúp sinh viên (SV) Sư phạm có được tri thức và kỹ năng của một người thầy rất cần được bồi dưỡng năng lực chuyên môn và NVSP vững vàng mới có thể đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Nâng cao kỹ năng dạy môn toán cho SV trong quá trình thực tập tại trường phổ thông
Theo Th.S Vũ Anh Hoa – Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An: Để SV có kỹ năng dạy tốt môn Toán ở trường phổ thông trước hết cần giúp cho SV hiểu rõ và hiểu đúng bản chất Toán học thể hiện trong trình bày ở sách giáo khoa Toán tiểu học.
Ví dụ: Đối với các bài hình thành khái niệm các số tự nhiên trong phạm vi 10 trong chương trình toán lớp 1, GV cẩn đặt vấn đề với SV: Tại sao các hoạt động đếm các đồ vật hình ảnh có số lượng bằng số đang được hình thành. Chẳng hạn để hình thành số 5 cần tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động đếm các đồ vật, hình ảnh trong các bức tranh mà chúng đều có số lượng là 5. Từ đó buộc họ phải nhớ lại, trong toán học hiện đại, mỗi số tự nhiên là bản số của một tập hợp hữu hạn. Do đó hoạt động đếm để khẳng định bản số của các tập hợp có số lượng bằng nhau và bằng số tự nhiên 5 đang được học.
Giúp SV biết cách xác định trọng tâm bài dạy. Trọng tâm của bài dạy là toàn bộ hoạt động dạy học phải xoáy sâu, phải làm nổi bật và là điểm quan trọng giúp người học nắm được toàn bộ nội dung bài học. Vì vậy GV cần giúp SV xác định đúng trọng tâm bài học.
Ví dụ phép cộng trong phạm vi 3 (toán lớp 1). Mục tiêu cần đạt: 1. Khái niệm ban đầu về phép cộng; 2. thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3; 3. Biết làm tính cộng trong phạm vi 3. Trong 3 nội dung trên, hai nội dung sau hoàn toàn có thể đạt được nếu nội dung đầu được hoàn thành. Đồng thời quá trình tiến hành công việc để đạt được nội dung sẽ có tác dụng đạt được nội dung 2 và 3. Như vậy bước đầu chúng ta quan tâm đến nội dung 1 của mục tiêu.
Cùng với đó, chúng ta cần: Giúp SV biết cách hình thành hoạt động dạy học trên cơ sở xây dựng logic tri thức bài học. Logic tri thức bài học được hiểu là một cấu trúc các thành tố của hệ thống kiến thức, để từ cái đã biết thiết kế nên cái cần biết.
Để giúp SV xây dựng được logic tri thức bài học, GV cần chỉ ra cho SV thấy được, bắt đầu từ cái đã biết nào đã có (kiến thức cũ đã học, đã biết) để thiết kế nên cái mới: nội dung bài học. Đồng thời, cần làm cho SV nắm rõ cấu trúc chung đó, cùng với logic tri thức bài học, họ sẽ tìm phương án thiết kế nên các hoạt động dạy học cụ thể.
Video đang HOT
Giúp SV viết giáo án và thực hành tập dạy. Trên cơ sở logic tri thức bài học, SV thiết kế các hoạt động dạy học đảm bảo phù hợp với đối tượng và viết thành giáo án. Sau đó để hoàn thiện được kỹ năng, SV phải tập dạy trước các đối tượng khác nhau, dưới sự tư vấn, cố vấn của GV và các bạn bè SV rồi mới chính thức lên lớp dạy để được đánh giá. Trong hoạt động này GV và SV sẽ được cùng nhau các nhận xét, cảm nhận và cùng phân tích những thao tác của người dạy để rút kinh nghiệm.
Rèn luyện năng lực, NVSP cho SV sư phạm Vật lí
Theo TS. Trần Quốc Duyệt – Bộ môn Vật lí – Trường Đại học An Giang: Để giúp SV chuyên ngành Vật lí của Trường Đại học An Giang có được năng lực và những kỹ năng NVSP phải được rèn luyện qua các hoạt động chính khóa trong chương trình đào tạo như thông qua các học phần phương pháp trong chương trình: lí luận dạy học vật lí, phân tích chương trình Vật lí phổ thông, rèn luyện NVSP… Đồng thời thông qua các chuyên đề; thông qua công tác nghiên cứu khoa học; Hoạt động tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất.
Thông qua hoạt động thực tế ở các trường phổ thông, chẳng hạn như hoạt động kiến tập và thực tập sư phạm. Đây là hoạt động thường xuyên và được nhà trường chú trọng nhằm giúp SV có cơ hội tiếp cận với hoạt động giảng dạy ở các trường phổ thông, từ đó rèn các kĩ năng nghiêp vụ sư pham cho SV.
Thông qua các hoạt động phong trào liên quan đế chuyên môn nghiệp vụ như các hội nghị, hội thảo về chuyên môn; thông qua câu lạc bộ; thông qua các hội thi Olympic Vật lí; thông qua hội thi thiết kế bài giảng điện tử cấp khoa, trường…
Các hoạt động trên được Nhà trường duy trì triển khai các hoạt động nhằm rèn luyện NVSP cho SV sư phạm Vật lí. Ngoài ra Nhà trường còn tăng cường một số hoạt động bổ sung chuyên đề tự chon và triển khai giảng dạy: Rèn luyện NVSP; tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí; chiến lược dạy học Vật lí; phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học Vật lí; sử dụng thiết kế thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông… Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong SV đặc biệt là phương pháp dạy học.
Phát triển năng lực dạy học cho SV môn Lịch sử
Theo TS Nguyễn Văn Ninh – Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Để đảm bảo hiệu quả việc rèn luyện NVSP cho SV, khoa Lịch sử đã thành lập Câu lạc bộ kỹ năng sư phạm để SV có môi trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; trao đổi những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình học nghề với thầy cô, bạn bè. Câu lạc bộ hoạt động dưới sự cố vấn, hướng dẫn của GV, dành cho SV tất cả các khóa và đánh giá kết quả hoạt động bằng việc tổ chức thi nghiệp vụ cho SV vào cuối kì.
Ngoài ra Khoa còn mời những giáo viên dạy giỏi ở trường phổ thông cùng thiết kế giáo án, xây dựng, thực hiện những giờ lên lớp theo chương trình Lịch sử phổ thông ngay tại giảng đường đại học để làm mẫu cho SV. Việc tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP nói trên tạo điều kiện cho SV có thể biến hệ thống tri thức đã học thành kĩ năng sư phạm, kết hợp thường xuyên, kịp thời giữa lí luận với thực tế, giữa học với hành trong quá trình đào tạo. Qua đó SV được tập dượt những thao tác, kỹ năng cơ bản của hoạt động học và giáo dục ở trường phổ thông.
Có thể nói, đây là giai đoạn đầu, là bước đệm rất quan trọng cho quá trình kiến tập sư phạm ở trường phổ thông và sau này bước vào nghề dạy học của SV. Mọi công việc thực hành rèn luyện trong giai đoạn này đều là bước đi ban đầu, đặt cơ sở cho việc thực hành, luyện tập những kỹ năng tổng hợp cho các giai đoạn sau.
Năng lực dạy học của GV được hình thành trong suốt quá trình hoạt động nghề. Việc hình thành và phát triển kỹ năng dạy học không chỉ thông qua những bài giảng tâm lí, giáo dục hay phương pháp dạy học mà còn được rèn luyện trong môi trường thực hành nghề mang tính hệ thống theo chương trình đào tạo với các chuẩn mực nhất định dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Do đó giảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực và NVSP cho SV.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đóng góp quan trọng phát triển KT-XH khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên
Ngày 19/12, Trường ĐH Quy Nhơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (21/12/1977 - 21/12/2017).
Lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí trang trọng, vui tươi giữa các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường.
Ghi nhận những thành quả đóng góp trong suốt 40 năm qua, Trường ĐH Quy Nhơn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, các địa phương tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen.
Dự lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc; ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; GS.TS. Nguyễn Minh Hiển - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Louphanh Phaodavanh - Bí thư thứ 3 phụ trách công tác giáo dục - văn hóa Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cùng gần 1.000 cán bộ, giảng viên nhiều thế hệ và sinh viên nhà trường.
Phát biểu ôn lại truyền thống lịch sử nhà trường, PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, cho biết: Năm 1977, sự ra đời của cơ sở ĐH sư phạm Quy Nhơn không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cấp III nhằm giải quyết khó khăn là thiếu thốn trầm trọng đội ngũ giáo viên của các địa phương trong khu vực lúc bấy giờ, mà còn có một ý nghĩa chính trị hết sức to lớn trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục... cho tỉnh Nghĩa Bình cũ và các địa phương trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Quy Nhơn đã lớn mạnh không ngừng, cả về quy mô và lĩnh vực lẫn trình độ và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên... Hiện nay, Trường có 16 khoa, đào tạo 38 ngành (và trong tương lai gần sẽ có thêm 7 ngành đào tạo mới) thuộc các khối sư phạm; khoa học tự nhiên; khoa học xã hội và nhân văn; kỹ thuật - công nghệ; quản lý và kinh doanh... với quy mô hơn 14.000 sinh viên chính quy và khoảng 5000 học viên các hệ đào tạo khác.
Trường đã và đang đào tạo trình độ tiến sĩ 3 chuyên ngành, thạc sĩ 17 chuyên ngành, với quy mô gần 1000 hoc viên. Ngoài ra, Trường ĐH Quy Nhơn còn đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng tiếng Việt cho lưu học sinh các tỉnh Attapư, Chămpasắc, Salavan và Sekon nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đang xúc tiến chương trình hợp tác đào tạo cho các các trường đại học khác trên thế giới .
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu chúc mừng những thành quả mà Trường ĐH Quy Nhơn đạt được trong 40 năm qua.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường cũng đã trưởng thành nhanh chóng. Hiện nay, trường có hơn 800 cán bộ viên chức với 563 giảng viên; trong đó có: 22 GS, PGS, 139 TS, 372 Ths; số giảng viên hiện đang là nghiên cứu sinh gần 80 người (với hơn 40 người đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài)... Đây là nguồn lực có chất lượng, là nền móng cơ bản và vững chắc đáp ứng yêu cầu đôi mơi căn ban, toan diên giao duc đại học theo hương chuân hoa, hiên đai hoa va hôi nhâp quôc tê theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng khóa XI.
"40 năm qua, Trường ĐH Quy Nhơn đã đào tạo gần 70.000 sinh viên; 1.800 nghiên cứu sinh, học viên cao học trong và ngoài nước tốt nghiệp ra trường; đào tạo trình độ đại học cho gần 1000 lưu học sinh Lào; bồi dưỡng, cấp chứng chỉ chương trình học tiếng Việt cho hơn 600 lưu học sinh Lào.
Từ mái Trường ĐH Quy Nhơn, nhiều sinh viên đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, nhà quản trị có trình độ cao, có uy tín, đã và đang đảm nhận trọng trách ở các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước và nước Cộng hòa DCND Lào.
Với thành tựu đó, Trường Đại học Quy Nhơn đã đóng góp quan trọng vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
40 năm qua, Trường ĐH Quy Nhơn đã trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáng tin cậy, có uy tín trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Những thành tựu to lớn mà nhà trường đã đạt được trong 40 năm qua là kết tinh của những nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ của tập thể lãnh đạo, toàn thể cán bộ, viên chức, các thầy và trò qua nhiều thế hệ", PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ nhấn mạnh.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu chúc mừng những thành quả mà Trường ĐH Quy Nhơn đạt được trong 40 năm qua, đồng thời ghi nhận những nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo, toàn thể cán bộ, viên chức, sinh viên nhà trường.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Trước bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước hiện nay đang đặt ra cho giáo dục đại học nói chung và Trường ĐH Quy Nhơn nói riêng những thời cơ, vận hội và cả những khó khăn, thách thức mới, tập thể lãnh đạo, toàn thể cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn cần tranh thủ tối đa vận hội mới, quyết tâm phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách, tiếp tục vươn lên thực hiện tốt sứ mệnh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, truyền bá tri thức và chuyển giao công nghệ; phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt đối với khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, xứng đáng với sự tin tưởng và trọng trách mà Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT giao phó; xứng đáng với niềm tin yêu, kỳ vọng của nhân dân.
Ghi nhân những thành quả đóng góp trong suốt 40 năm qua, Trường ĐH Quy Nhơn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, các địa phương tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen.
Dịp này, tập thể Trường ĐH Quy Nhơn được Bộ GD&ĐT công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm học 2016-2017; UBND tỉnh Bình Định trao tặng Cờ thi đua đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động khối thi đua năm học 2016-2017.
Ghi nhận sự đóng góp của Trường ĐH Quy Nhơn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, bồi dướng tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, đóng góp vào sự phát triển GD&ĐT, kinh tế - xã hội của các tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, các tỉnh Atapư (Lào), Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông cũng trao tặng bằng khen cho tập thể Trường ĐH Quy Nhơn.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy ngoại ngữ Sáng 16/12, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), Tổ chức Balsamo Outreach for Learning and Teaching NPO (Nhật Bản) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế Đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy ngoại ngữ. Ban tổ chức tặng hoa, giấy chứng nhận cho các nhà nghiên cứu có bài tham luận tại Hội thảo. Phát biểu khai mạc, TS. Đào...