Kinh ngạc với giáo dục Qatar: Đứng thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế
Giáo dục tiểu học hoàn toàn miễn phí ở các trường công lập trong khi Qatar có hơn 300 trường quốc tế.
Qatar là một quốc gia nhỏ xét từ khía cạnh địa lý (hơn 11.000km2), dân số (gần 3 triệu người) nằm ở phía Đông Bắc vùng duyên hải của bán đảo Ả Rập.
Đây là nước Hồi giáo theo chế độ quân chủ lập hiến dưới sự lãnh đạo của gia tộc Al Thani từ thế kỷ 19.
Tuy diện tích và dân số hạn chế nhưng Qatar là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới và thuộc top những nền giáo dục tốt nhất.
Nền giáo dục Qatar đứng thứ nhất khu vực Ả Rập và thứ 4 trên thế giới. Ảnh minh họa: Qatar Northwestern
Giáo dục ở Qatar được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn thu từ dầu mỏ. Các trường học đầu tiên trước khi bắt đầu hệ thống giáo dục hiện đại mang tính chất tôn giáo và thế tục. Các cậu bé học thuộc kinh Qur’an và các kỹ năng đọc viết cơ bản của tiếng Ả Rập.
Mãi đến năm 1952, khi Qatar bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ, giáo dục phát triển hơn nữa thì các trường nữ sinh mới bắt đầu hoạt động.
Giáo viên được thiết kế chương trình giảng dạy riêng
Nền giáo dục Qatar thực sự khởi sắc vào những năm đầu thế kỷ 21, sau khi nước này nhận ra những thiếu sót của hệ thống giáo dục và tiến hành phong trào cải cách mang tên Giáo dục kỷ nguyên mới (EFNE) với khẩu hiệu “Sinh viên được đặt vào trung tâm của việc giảng dạy” và nguyên tắc “Dù bất kể điều gì xảy ra thì các yếu tố giáo dục cơ bản của một hệ thống phải dựa trên các tiêu chuẩn đặt ra”.
Để làm được điều này, các tiêu chuẩn chương trình giảng dạy mới đã được thiết lập từ lớp 1-12, đặc biệt là các môn Toán, Khoa học, Tiếng Anh và Tiếng Ả Rập. Phong trào cải cách yêu cầu vai trò lớn hơn đối với cả học sinh và giáo viên, đòi hỏi học sinh phải tích cực trong quá trình học tập và chịu trách nhiệm về việc học của mình.
Đồng thời, giáo viên trở thành người hướng dẫn và hỗ trợ thay vì là người truyền tải kiến thức đơn thuần. Giáo viên được linh hoạt thiết kế chương trình giảng dạy riêng và sử dụng các công cụ thích hợp để mọi học sinh có cơ hội “tham gia vào các trải nghiệm học tập có mục đích và thử thách trí tuệ”.
Video đang HOT
Đặc biệt, 2 điều quan trọng đối với cuộc cải cách là việc thiết lập mô hình trường học mới và nền tảng của cơ cấu tổ chức mới.
Về cơ bản, mô hình trường học mới dựa trên ý tưởng phân cấp giáo dục và chuyển đổi các trường công lập thành trường do chính phủ tài trợ nhưng hoạt động độc lập, được gọi là “trường độc lập”. Các trường độc lập được quản lý dựa trên 4 nguyên tắc chính:
(1) Quyền tự chủ: Hoạt động một cách tự chủ, tuân theo các điều kiện quy định giáo dục chung.
(2) Trách nhiệm giải trình: Chịu trách nhiệm trước chính phủ thông qua các cuộc kiểm tra và cơ chế báo cáo thường xuyên, cũng như đánh giá học sinh, phản hồi của phụ huynh và các biện pháp khác.
(3) Đa dạng: Tự do xác định triết lý giáo dục và kế hoạch hoạt động của mình.
(4) Lựa chọn: Cho phép phụ huynh chọn trường phù hợp nhất với nhu cầu của con họ.
Về cơ cấu tổ chức, việc đi học chính thức bắt đầu vào năm 1956. Năm 2002, Hội đồng giáo dục tối cao (SEC) được thành lập, chịu trách nhiệm thiết lập chính sách giáo dục và chỉ đạo thực hiện phong trào cải cách mới.
SEC thành lập 3 viện mới; Viện Giáo dục, Viện Đánh giá và Viện Giáo dục đại học để giúp công tác quản lý giáo dục quốc dân:
- Viện Giáo dục: kiểm soát và hỗ trợ các trường độc lập, xây dựng các tiêu chuẩn chương trình quốc gia, cung cấp các chương trình phát triển nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý.
- Viện Đánh giá: giám sát hoạt động của các trường, xây dựng chương trình đánh giá quốc gia, chuẩn bị báo cáo hàng năm và vận hành hệ thống dữ liệu giáo dục quốc gia.
- Viện Giáo dục dại học (HEI): chịu trách nhiệm phát triển giáo dục đại học, kỹ thuật và dạy nghề, hướng dẫn sinh viên lựa chọn nghề nghiệp và cung cấp các chương trình học bổng học thuật trong các lĩnh vực mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội và nền kinh tế.
Trong mô hình cấu trúc này, Bộ Giáo dục ( MoE) chịu trách nhiệm chính về các trường thuộc Bộ. Cho đến năm 2016, các trường độc lập được kiểm soát bởi SEC và các trường tư do MoE quản lý.
Tuy vậy, đầu năm 2016, Chính phủ đã thực hiện những thay đổi lớn về cơ cấu, SEC đã bị bãi bỏ, Bộ Giáo dục và đại học (MoE-HE) chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh của giáo dục.
Các trường quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong phân khúc giáo dục tư nhân, với khoảng 338 trường dạy chương trình quốc tế đang hoạt động trong cả nước.
Qatar đứng đầu danh sách các quốc gia Ả Rập trong Chỉ số chất lượng giáo dục thế giới của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2021.
Qatar đứng thứ 4 trên thế giới và số 1 trong khu vực Ả Rập về chất lượng giáo dục, tiếp theo là UAE ở vị trí thứ 2 trong khu vực và thứ 10 trên thế giới, Lebanon đứng thứ 3 trong khu vực Ả Rập và thứ 25 trên thế giới.
Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản
Với tư tưởng giáo dục lấy nhân cách làm cốt lõi, Trường Quốc tế Nhật Bản đã tạo nên nhiều khác biệt trong việc bồi dưỡng đạo đức, giúp mỗi học sinh đều trở thành một tấm gương sáng về nhân cách và tri thức.
Trường Quốc tế Nhật Bản (JIS)
Nuôi dưỡng đạo đức trong mỗi đứa trẻ từ sớm
Phương pháp giáo dục đạo đức tại Trường Quốc tế Nhật Bản nhấn mạnh tới quá trình nuôi dưỡng đạo đức của từng học sinh, giúp các em có thể tự cảm nhận được sự trưởng thành của chính bản thân mình. Thay vì phán xét các hành vi của người khác, học sinh tại JIS được giáo dục tự đánh giá hành động của mình và tự trau dồi học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Phương pháp giáo dục đạo đức tại JIS tạo nhiều điều kiện cho học sinh có thể suy nghĩ về các tình huống, bài học đạo đức theo nhiều chiều, nhiều cách khác nhau. Chú trọng giáo dục khả năng phán đoán, ra quyết định và hành động.
Học sinh JIS trong tiết học tại thư viện cùng thầy Kendal Rolley - Giám đốc hệ Cambridge
Giữ kết nối giữa nhà trường và phụ huynh để mang đến sự thống nhất trong cách giáo dục đạo đức cho trẻ
Tại Trường Quốc tế Nhật Bản, giáo dục về đạo đức là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Giáo dục đạo đức tại JIS thể hiện trước tiên là sự khám phá bản thân. Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi, luôn mỉm cười nói "xin chào" và "cảm ơn". Các em được dạy ăn uống điều độ, không sử dụng đồ đạc một cách lãng phí. Luôn tích cực và hăng hái với mỗi việc, việc của bản thân không nhờ vả người khác. Tự thức dậy, tự vệ sinh, ăn sáng và đến trường. Tự mình dọn dẹp phòng học và tủ sách vở. Việc tự lập sẽ giúp học sinh có cuộc đời phong phú, bản lĩnh hơn, thành công hơn trong cuộc sống, khẳng định nhân cách và khả năng của mình.
Học sinh JIS trong tiết học viết thư pháp
Kiến tạo giá trị đạo đức lớn từ những thói quen nhỏ
Đạo đức của một con người được tạo nên và thể hiện qua từng thói quen nhỏ hằng ngày. Đó cũng chính là lý do vì sao, JIS đặc biệt quan tâm đến từng lời nói và thói quen ứng xử của mỗi học sinh. Văn hóa chào hỏi và cảm ơn là một trong những việc rất được chú trọng tại JIS. Các em được dạy cần phải chào hỏi ba mẹ khi thức dậy, trước khi đi học. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu "xin rời nhà" (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu "xin cứ đi" (Itterasai). Khi về nhà nói câu "đã về nhà" (Tadaima) sẽ được chào đón "xin cứ về" (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô đều phải cúi chào.
Ngay từ bậc mẫu giáo tại Trường Quốc tế Nhật Bản, học sinh đã được học các quy tắc ứng xử căn bản, rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động như trong bữa ăn hàng ngày, học sinh cùng nhau chia thức ăn, và thu dọn sau khi ăn xong. Tổng vệ sinh phòng và sân trường cũng đã trở thành công việc quen thuộc của học sinh Trường Quốc tế Nhật Bản. Tại JIS, dọn vệ sinh trường, lớp là một phần của chương trình giáo dục đạo đức, đó cũng là một cách thực hành toàn diện giúp các em học sinh trở thành công dân có trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, các em sẽ thấy yêu mến, tự hào về một ngôi trường tươi đẹp, thân thiện và luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Học sinh JIS trong tiết học thể dục
Giáo dục là một hành trình dài và sự thành công của một học sinh không còn chỉ nằm trên những thành tích học tập. Khi có nhân cách tốt, sự hiểu biết sâu rộng, trái tim nhân hậu, các em trong mọi hoàn cảnh sẽ luôn biết cách hành động để đạt kết quả tốt nhất. Đó cũng là điều mà Trường Quốc tế Nhật Bản mong muốn lan tỏa tới thế hệ trẻ Việt Nam.
Trường Quốc tế Nhật Bản thông báo kết quả chính thức kỳ thi Checkpoint của học sinh JIS đã dự thi trong tháng 4/2022 vừa qua.
Học sinh JIS đã đạt thành tích rất tốt so với mặt bằng trung bình của học sinh thế giới cùng tham dự đợt thi này. Trong hầu hết các môn dự thi ở tất cả các khối lớp, điểm trung bình của JIS đều cao hơn điểm trung bình của thế giới.
Trải qua quá trình học tập chăm chỉ, với sự tận tâm giảng dạy của giáo viên và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, các con đã đạt thành tích rất cao trong kỳ thi Checkpoint. Kết quả kỳ thì cho thấy rất nhiều bạn đạt điểm tuyệt đối 6/6, đặc biệt môn Toán lớp C9 có đến 77.8% HS đạt điểm giỏi, 51.9% HS đạt điểm tuyệt đối.
Kết quả này chính là sự ghi nhận nỗ lực không ngừng của thầy và trò Trường Quốc tế Nhật Bản, nhà trường và thầy cô chúc mừng tất cả các học sinh, chúc mừng các em đã vượt qua chặng đường quan trọng, khởi đầu cho mọi ước mơ!
Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên: Hãy cho con dừng học trước 10 giờ tối Nếu con bạn phải học tới 10 giờ tối mỗi ngày mà chưa thể đi ngủ, thì có thể chương trình học được thiết kế có những sai lỗi cần phải sửa. Là cha mẹ, bạn cần ưu tiên sức khỏe của con cao nhất, cao hơn việc học, và cần có đủ dũng cảm cho phép con dừng lại. Anh Bùi Khánh...