Kinh hoàng xu hướng tự thiêu của thanh niên Tunisia
Tổng thống lâu năm của Tunisia đã từ chức cách đây một năm trước sức ép từ làn sóng biểu tình rộng khắp cả nước vốn được châm ngòi bởi vụ tự thiêu của một thanh niên trẻ bán hàng rong.
Một người đàn ông tự thiêu để phản đối thất nghiệp ở Tunisia.
Phóng viên Wyre Davies của BBC đã tìm hiểu các thống kê đáng báo động về sự tăng mạnh số người tự thiêu ở Tunisia, bất chấp những triển vọng của một nền dân chủ non trẻ.
Phần lớn họ là những người trẻ tuổi xuất thân từ làng quê nông thôn nghèo khó. Nhìn chung, họ đều chưa lập gia đình và chỉ qua giáo dục cơ bản. Đáng chú ý nhất là họ thất nghiệp, và mặc dù đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn có rất ít cơ hội việc làm.
Đó là những thanh niên Tunisia tự thiêu hoặc tự vẫn. Họ hành động trong tột cùng tuyệt vọng mà thường dẫn tới tử vong trong vòng 48 giờ hoặc một cuộc sống tinh thần đau đớn cho cả gia đình nếu họ sống sót.
Cuộc cách mạng ở Tunisia được khơi mào bởi một vụ việc nổi tiếng: Mohamed Bouazizi, một thanh niên trẻ ở tỉnh lẻ, tự thiêu trước tòa thị chính của thành phố để phản đối tham nhũng và việc anh không thể xoay xở được cuộc sống.
Video đang HOT
Trong 6 tháng ngay sau cái chết của Bouazizi (2 tuần sau, anh này chết vì bị thương nặng), ít nhất 107 người Tunisia đã cố gắng tìm đến cái chết bằng cách tự châm lửa đốt mình.
“Tôi đã hủy hoại đời mình”
Tại Trung tâm Bỏng và Chấn thương ở thủ đô Tunis, Hosni, một thanh niên trẻ đến từ Gasserine, tuyệt vọng tìm việc làm đến mức, cũng giống như Bouazizi, đã đổ xăng lên người rồi châm lửa. Hosni sống sót nhưng bị thương trầm trọng. Anh bị cụt hết các ngón tay phải, bị biến dạng mặt và cần đến thuốc chữa trong suốt quãng đời còn lại.
“Tôi không học hành, không việc làm và rất tuyệt vọng”, Hosni bày tỏ bằng một giọng não nề. “Cả đất nước dường như đang bùng cháy, thế nên tôi cũng tự đốt mình. Nhưng điều đó không làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Tôi đã hủy hoại cuộc sống của mình và cuộc sống của cả gia đình”.
Những thống kê không được công bố trước đó trong năm sau khi cách mạng nổ ra cho thấy có một sự gia tăng gấp 5 lần số người tự thiêu trên toàn Tunisia. Đây là một thực trạng báo động, đe dọa hủy hoại những thành tựu tích cực mà lực lượng nổi dậy đã đạt được ở nước này trong năm qua.
Amenallah Messaadi là một người đã so sánh các số liệu và hiện là Giám đốc Trung tâm Bỏng.
“Hành động này (tự sát) đã gây tiếng xấu, bởi những gì Bouazizi làm nhưng nó vẫn không giải quyết được vấn đề gì và chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn đối với các nạn nhân và gia đình họ”, vị bác sĩ này giải thích.
Cuộc đời đau khổ
Trên toàn Tunisia, đôi khi bị kích động bởi câu chuyện của Bouazizi hoặc do tuyệt vọng trước tình trạng mịt mờ cơ hội kinh tế, vẫn có những trường hợp tự đổ xăng lên người để rồi gánh chịu hậu quả.
Họ thường kêu ca với các nhà chức trách địa phương về tham nhũng và không có việc làm nhưng không được đáp lại.
Dọc hành lang của Trung tâm Bỏng và Chấn thương, nơi các vết thương kinh khủng ở cổ của Hosni được chữa trị, nhiều nạn nhân tự thiêu đang bị đau phổi và chịu các vết thương trong lồng ngực. Có một người vừa được nhập viện và đang chiến đấu với thần chết.
Ở tuổi 40, người đàn ông này tuy có già hơn so với những người khác chút ít nhưng anh cũng cùng cảnh ngộ – thất nghiệp và vỡ mộng về cuộc cách mạng đã không mang lại cải cách kinh tế thực sự.
Bác sĩ Messaadi cho biết, người đàn ông này có thể sẽ sống sót nhưng sẽ chịu một cuộc đời đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Chỉ tính riêng tuần tước, ít nhất 3 người – ở các thành phố từ phía bắc tới phía nam Tunisia – đã châm lửa tự thiêu. Một trường hợp, cha của 3 người con, đến từ thành phố Gafsa và đã chết ngay sau khi dội xăng lên người trước một tòa nhà của chính quyền địa phương. Tương tự, người này phản đối tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên.
Messaadi tỏ rõ sự nản lòng với những gì ông gọi là “hiện tượng ngớ ngẩn này”. Ông nói rằng người dân không nên ca ngợi hành động tự thiêu và “đừng đổ thêm dầu vào lửa”.
Đã một năm kể từ khi người Tunisia nổi dậy lật đổ Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali trong một cuộc cách mạng mà ý nghĩa của nó về kinh tế cũng nhiều như về chính trị. Nhiều người hy vọng tình hình việc làm rồi sẽ được cải thiện.
Trong khi đó, các bác sĩ kêu gọi người dân cho dù có tuyệt vọng thế nào cũng không nên tự thiêu – một hành động mà sẽ không bao giờ làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn.
Theo VietNamNet
"Tunisia sẽ dẫn độ cựu Thủ tướng Libya về nước"
Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki ngày 2/1 thông báo với phía Libya rằng nước ông sẽ dẫn độ cựu Thủ tướng Libya Al-Baghdadi Ali al-Mahmoudi về Tripoli để đối mặt với các cáo buộc lạm dụng quyền lực nếu Libya bảo đảm rằng sẽ xét xử ông al-Mahmoudi một cách công bằng.
Cựu Thủ tướng Libya Al-Baghdadi Ali al-Mahmoudi (Ảnh: Reuters)
Ông al-Mahmoudi, người giữ chức Thủ tướng Libya từ năm 2006, đã chạy sang Tunisia ngay sau khi chính quyền của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị sụp đổ vào tháng 8/2011.Một tòa án của Tunisia ngày 8/11/2011 phán quyết rằng ông Mahmoudi sẽ bị dẫn độ về nước, phớt lờ các luận cứ rằng ông này sẽ không được xét xử công bằng tại một quốc gia từng chứng kiến nhà lãnh đạo Gaddafi đã bị hạ sát ngay sau khi bị bắt, nơi ngành tư pháp thời hậu Gaddafi vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh.
Phát biểu trước các tổ chức dân sự tại Tripoli, ông Marzouki nói: "Nếu các quý vị bảo đảm với chúng tôi rằng sẽ có một phiên tòa công bằng ở Tripoli, chúng tôi bảo đảm các quý vị sẽ nhận được người này (ông Mahmoudi)./.
Theo TTXVN
Trung Đông nóng bỏng Biến động chính trị - xã hội "Mùa xuân Ả Rập" là sự kiện chấn động thế giới năm 2011. Ba nguyên thủ Tunisia, Ai Cập và Libya bị xóa sổ. Tổng thống Yemen phải chấp nhận ra đi. Chính quyền Syria đang sa lầy. Nhiều quốc gia Ả Rập khác chịu tác động của phản kháng trong nước và láng giềng đã...