Kinh hoàng với biệt danh thầy cô
Ngoài thầy T. “sầu đời”, cô H. “cục bột”, trường học của em tôi còn có thầy T. “gù”, thầy H. “đầu súp lơ”, cô L. “mũi hếch”, cô V. “lùn”, thầy C.”35″… và vô số những biệt danh “khủng” khác.
Chuyện học trò đặt biệt danh cho thầy cô giáo thì thời nào cũng có.
Có lần, khi đi ngang qua phòng cậu em trai (đang học lớp 10 một trường ở Đồng Nai), tôi vô cùng ngạc nhiên khi tình cờ nghe được đoạn đối thoại của nó với bạn học: “Ê mày! môn của thầy T. “sầu đời” có bài tập không?..hả?…năm bài lận hả?..đúng là ông T. “sầu đời” ác ghê. Thế còn môn của cô H. “cục bột” thì sao?…”.
Chờ khi chấm dứt câu chuyện, tôi bước vào và vặn hỏi ngay: “Sao em lại gọi thầy cô bằng những biệt danh vô lễ như thế?”. Cu cậu giải thích: “Đấy đều là những biệt danh mà những lớp khác đã đặt, tụi em chỉ học theo thôi”…
Video đang HOT
Thì ra, không chỉ có thầy T. và cô H. bị đặt biệt danh, mà còn rất nhiều thầy cô khác cũng không “thoát” khỏi. Em tôi hồn nhiên kể, trường học của nó còn có thầy T. “gù”; thầy H. “đầu súp lơ”; cô L. “mũi hếch”; cô V. “lùn”; thầy C.”35″… và vô số những biệt danh “khủng” khác.
Chưa hết, trong một lần đi xe khách về quê, tôi ngạc nhiên khi nghe hai cô nữ sinh (lớp 10 ở TP. HCM) bàn tán về thầy cô: “Mày nghe chuyện thầy “Dương Quá” thích “Cô Long” chưa? Chuyện tình đẹp như trong phim vậy…nhưng mà nghe đồn bà “Cầu Thiên Xích” ra sức ngăn cản đó”…
Tôi hỏi: “Sao tụi em đặt biệt danh cho thầy cô trùng hợp quá vậy?”, hai cô bé trả lời: “Dương Quá” là biệt danh của thầy Dương, “Cô Long” thì là tên thật, còn “Cầu Thiên Xích” là tên của cô Thiên… ai ngờ trùng hợp với chuyện tình của các nhân vật trong phim “Thần điêu đại hiệp” nên bọn em đặt biệt danh như vậy…
Có rất nhiều cách mà học trò ngày nay đặt biệt danh cho thầy cô: có thể là dựa vào tính cách, vóc dáng, của thầy cô; có thể biến tấu từ tên thật; cũng có khi chỉ vì không thích thầy cô đó mà đám học sinh không ngần ngại đặt ngay một biệt danh ác ý…
Ngày còn đi học, chúng tôi cũng thường đặt biệt danh cho thầy cô. Nhưng đó chỉ là những biệt danh rất dễ thương và gần gũi như: thầy P. “bác học” (vì thầy có vầng trán rộng và cặp kính dày); cô P. Kathy (vì cô rất ít khi cười)…
Những biệt danh như thế tạo cho thầy cô cảm giác vui vẻ vì được học sinh yêu mến, quan tâm, kính trọng.
Tôi nghĩ, việc đặt biệt danh cho thầy cô không xấu, trong một số trường hợp còn làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên thân thiết, gắn bó hơn. Trái lại, những biệt danh ác ý, vô lễ ngoài việc làm tổn thương thầy cô còn làm “ô nhiễm” môi trường học đường.
Theo Vietnamnet
"Họp chợ" cuối năm
"Chợ phiên" trong lớp học
Cảnh "vui vẻ" đó xuất hiện ở nhiều lớp học vào những ngày cuối năm. "Ở lớp tớ, mấy ngày nay, cứ đến giờ chơi là nhóm con trai leo lên bàn ngồi đánh bài, đám con gái thì xúm lại bàn chỗ mua quần áo giảm giá, tinh thần học tập hình như... biến đâu mất tiêu", Anh Quốc (lớp 11 trường Nguyễn Trãi, Hà Nội) cho biết. Thanh Thúy (lớp 10 trường Nguyễn Trãi, Tây Ninh) cũng "tiết lộ" lớp mình có ít nhất 2 - 3 bộ bài giấu trong cặp của "chủ sòng", để tiết nào giáo viên dễ dãi thì lấy ra... xòe ngay trong giờ học.
Cùng tâm trạng "lớp chúng mình rất rất vui", bạn bè của Thanh Trang (lớp 12 trường Trần Phú, Q. Tân Phú) hiện cũng đang phơi phới, đến lớp chủ yếu để... chơi, về nhà cũng... chơi vì "cuối năm mà!". Tuần rồi, những "người yêu đời" này còn hí hửng rủ nhau cúp học đi câu cá tới tốt mịt mới về nhà. Đến khi ba mẹ hỏi lí do trễ nải, có bạn giải thích là đi dự hội trại xuân của trường (?). Từ Noel đến giờ, nhóm bạn ấy học hành rất ư là ì ạch, nhiều lúc tự cho phép mình "rì - lắc" ngay trên lớp bằng cách "gọi giấc mơ về", mặc cho bài vở trôi tuột theo giấc ngủ...
Thuốc nào chữa bệnh lười?
Có vẻ như năm nay, tinh thần học tập bị "đóng băng" hơi sớm. Dường như thông tin về kì nghỉ Tết kéo dài những gần 2 tuần sắp diễn ra trong "tương lai gần" khiến "máu lười" của nhiều bạn có dịp trỗi dậy. Vì đây là "tâm bệnh", nên muốn chữa trị, teen chỉ có cách là tự động viên mình "cố lên!". Hoàng Tuấn (lớp 12A3 trường CheGuevara, Bến Tre) tự nhủ năm cuối cấp mà học hành lơ mơ, lỡ đề thi tốt nghiệp ra trúng những bài mà mình "hờ hững" do vui xuân thì hối hận không kịp. Đó là chưa nói, với một số môn, bài này liên quan đến bài kia, nên việc bỏ bê bài trước có thể khiến bạn "mù tịt" bài sau, từ đó dẫn đến "hụt chân" như chơi.
Ngoài việc tự thúc mình, Trúc Huỳnh (lớp 12CD2 trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho - Tiền Giang) tranh thủ "thanh lí" khoảng thời gian rảnh rỗi sau khi thi học kì bằng cách "nghía" lại những bài cũ mà trước đây vì bận bạn đã không kịp xem kĩ. Bên cạnh đó, cô bạn cũng không quên tổng vệ sinh góc học tập, sắp xếp lại đống sách vở từng bị vứt ngổn ngang như một cách "rửa sạch" những ù lì của năm cũ, lấy khí thế đón năm mới xôm tụ hơn. Còn Thu Trang (lớp 12B4 trường Trấn Biên, Đồng Nai), những ngày này, vào giờ chơi ở trường, cô bạn tăng cường họp nhóm để bàn nhanh những bài tập vừa học xong. Cuối tuần, Trang "nhảy" vào các lớp kĩ năng để "tẩm bổ" vốn sống...
Thư giãn nhưng không bỏ phế bài vở, bạn sẽ thấy cuối năm là khoảng thời gian thật sự "dễ thở" và thú vị vô cùng
Nỗi niềm "con cưng" trong lớp "Con cưng" là khi: - Bạn là con của một giáo viên nào đó trong trường vô tình bị bạn bè phát hiện, và lúc nào bạn cũng sẽ được ưu tiên hơn bạn bè vì người ta vẫn hay bảo "nhất thân nhì thế" cơ mà. - Bạn trở thành một mem VIP trong đội tuyển học sinh giỏi và xuất sắc...