Kinh hoàng thực phẩm tắm hóa chất
Những món ăn vặt bắt mắt, hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là người trẻ bày bán la liệt ở mọi nẻo đường, vỉa hè Sài Gòn. Ăn ngon miệng nhưng thực phẩm ấy được chế biến như thế nào, có an toàn không thì chỉ… người bán mới biết.
Nhân viên dùng tay không bốc ốc và chế biến cho khách ẢNH: U.P
Tay trần… bốc đồ ăn
Trưa 24/1, chúng tôi đến một tiệm ốc trên đường Phan Văn Khỏe (Q.6, TPHCM) “mục sở thị” nhân viên nơi đây dùng tay trần nhặt ốc, chế biến… bán cho hàng trăm khách ăn mỗi ngày. Bày đủ các loại ốc trên bàn, một người đàn ông liên tục dùng đôi tay trần cầm con ốc đã lấy khỏi vỏ, cắt nhỏ từng phần rồi đưa nhân viên chế biến. Nhân viên này cũng dùng tay trần bốc mì gói đã nhúng nước sôi, rau muống… chiên xào khói nghi ngút.
Cũng đôi tay trần ấy, nhân viên quán ốc cũng vô tư nhận tiền, thối tiền cho khách. Không một ai trang bị găng tay, khẩu trang… cảnh bán buôn nhộn nhịp từ trưa đến chiều. Có khách thắc mắc, nhân viên xua tay: “Lên lò nướng thì con gì cũng chết, kể cả virus”.
Từ đường vào chung cư Lê Thành (P. An Lạc, Q.Bình Tân, TPHCM) chưa đầy 500m nhưng có hơn 5 quán ốc kê bàn ra đường kinh doanh. Mùi ốc sống tanh tanh, mùi dầu mỡ xào nướng quyện vào nhau khiến tôi muốn… tắt thở. Tại quán D.T, trên chiếc bàn nhỏ bày chừng chục loại ốc để khách chọn lựa, người bán không lấy ốc từ bàn mà có sẵn trong nhà để chế biến. “Ở đây chỉ làm mẫu cho khách gọi món thôi, chứ vài ký này thì bán được mấy người. Ốc quán em tươi ngon, giá chỉ 25.000 đồng/dĩa, hàng lấy trong ngày nên chị yên tâm” – nhân viên vừa nói vừa nhanh tay chế đủ các loại bơ, sốt đựng trong các chai nhựa không nhãn mác vào mẻ hàu trên lò nướng…
Tại chợ lề đường An Dương Vương (Q.6, TPHCM), tiểu thương chào mời khách mua ốc bươu đã nhể sẵn, giá chỉ 50.000 đồng/kg. Những thau ốc đã chuyển màu tái nhợt, chảy nước nhưng lại chẳng hề có con ruồi bu quanh. “Ốc này giòn, thịt nhiều lắm. Mỗi ngày, tôi bán cả chục ký cho những người bán bún riêu, bún ốc. Nhiều quán nhậu làm món ốc bươu nhồi thịt cũng thường lấy hàng ở đây cho ngợi” – người bán nói.
Video đang HOT
Họa khôn lường
Ngày 21/1 vừa qua, Đội 5 Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP.HCM đã ập vào một cơ sở chế biến thịt ốc tại Khu dân cư Bến Lức (P.7, Q.8, TPHCM) do người đàn ông tên Huân làm chủ. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện ông Huân cùng các công nhân đang dùng hóa chất công nghiệp để ngâm thịt ốc. Hóa chất này sẽ được pha chế với nước rồi dùng để ngâm ốc trong vòng 7 tiếng.
Sau khi ngâm hóa chất, ốc sẽ sạch, tươi bóng và tăng ký ốc trước khi giao cho các chợ và tiệm ăn trên địa bàn TPHCM. Được biết, đây là cơ sở chế biến ốc lớn nhất ngay khu vực chợ đầu mối nông sản Bình Điền. Nhiều tiệm ăn, xí nghiệp và chợ trên địa bàn TPHCM lấy sản phẩm ốc do cơ sở ông Huân cung cấp. Công an đã niêm phong gần 500 kg hóa chất và hơn 1,3 tấn ốc để phục vụ công tác xử lý, điều tra.
Cùng thời điểm, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa cũng phát hiện bắt giữ một ô tô tải chở 25 thùng (2,5 tạ) cá khoai đi tiêu thụ. Toàn bộ sản phẩm sau khi được lực lượng chức năng test nhanh đều cho kết quả dương tính với phoocmon – hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm do gây ung thư cho người dùng nếu đưa vào cơ thể liên tục.
Cận tết, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ đầu mối trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Chỉ tính riêng trong tháng 12/2020, Ban Quản lý ATTP TPHCM đã ban hành 30 quyết định xử phạt vi phạm ATTP với tổng số tiền phạt gần nửa tỷ đồng. Trong đó, thống kê cho thấy, các hành vi vi phạm tập trung tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm là để côn trùng (ruồi, gián…) lẫn vào trong nguyên liệu chế biến. Thậm chí, có nơi có cả… phân mèo “dạo chơi” ngay trong khu vực chế biến thức ăn. Các khu vực nhà kho chứa hàng đông lạnh bám bẩn, lâu ngày không được vệ sinh hoặc các quầy kệ đựng nguyên liệu chế biến đều gỉ sét bong tróc… Thậm chí, ngay cả khi quy định cho các cơ sở sản xuất chế biến tự công bố ATTP thì nhiều cơ sở cũng không có hồ sơ này.
Nguy cơ ung thư
Theo các chuyên gia ATTP, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất là hành vi gian lận thương mại. Làm như vậy, người bán mới có lãi cao. Bởi lẽ, thực phẩm ngâm hóa chất sẽ ngon hơn, nặng cân hơn, thời gian bảo quản cũng được lâu hơn. Nếu dùng không hết, thực phẩm ngâm hóa chất chỉ cần bỏ tủ lạnh hoặc cấp đông dùng kéo dài nhiều tháng, thậm chí cả năm chẳng sợ hư hỏng.
TS Phan Thế Đồng, Giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng trường Đại học Hoa Sen cho biết, hóa chất công nghiệp không được dùng trong thực phẩm. Mỗi hóa chất gây ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe con người. Có hóa chất làm cho người dùng đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm ruột, gây biến chứng, hấp thụ trong máu làm cho dễ mắc xơ gan, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể…
BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam lưu ý: “Thực phẩm ngâm hóa chất dễ làm cho người ăn phải bị ngộ độc cấp tính, gây dị ứng, có thể làm ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến các cơ quan chuyển hóa của cơ thể như gan, thận, ruột… Lâu dài có thể gây nguy cơ ung thư”.
Một quán ốc đông khách ăn buổi trưa tại TPHCMẢNH: U.P
“Việc kiểm soát ATTP thức ăn đường phố còn nhiều hạn chế, ngoài những cơ sở bị phát hiện, còn những cơ sở kinh doanh khác không ai dám đảm bảo là không có vi phạm. Do đó người tiêu dùng nên hạn chế ăn thức ăn đường phố, hàng rẻ, ngon thì thường không an toàn” TS Phan Thế Đồng, Đại học Hoa Sen
Vận chuyển 2,5 tạ cá khoai nghi ướp phoóc môn
Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa mới phát hiện, bắt quả tang xe tải vận chuyển 25 thùng cá khoai nghi ướp phoóc môn có tổng trọng lượng 250 kg đi tiêu thụ.
Theo đó, vào lúc 3h ngày 21/1, tại đường tránh quốc lộ 1A, thuộc địa bàn phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang xe tải mang BKS 36C - 21206, do Vũ Hồng Ngọc (SN 1993, ở phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn) điều khiển, vận chuyển 25 thùng cá khoai nghi ướp phoóc môn có tổng trọng lượng 250 kg đi tiêu thụ.
Số cá khoai có ướp phoóc môn (CATH).
Qua test nhanh thì toàn bộ số cá khoai nói trên đều cho kết quả dương tính với chất phoóc môn. Đây là một loại chất cấm trong sản xuất, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Theo lời khai của Vũ Hồng Ngọc thì toàn bộ số cá khoai nói trên được Ngọc mua từ tỉnh Quảng Bình về Thanh Hóa bán lại cho các tiểu thương ở các chợ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Phoóc môn có tên hóa học là formaldehyde (công thức hóa học HCHO), tồn tại ở dạng khí hoặc dạng lỏng. Ở thể dung dịch phoóc môn có tính sát trùng rất mạnh, kết hợp với chất albumin tạo ra chất chống thối rữa.
Nếu phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột.... Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Nông dân khốn khổ vì ốc bươu vàng Ốc bươu dày đặc trên các cánh đồng, cắn phá gần 500 ha lúa khiến người dân vất vả tìm cách diệt, cấy lại lúa mới. Ở thôn La Hà, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, những ngày qua ốc bươu vàng bu kín các mương nước, mặt ruộng. Đã hai lần vãi thuốc bột, một lần phun thuốc diệt, ông Trần May,...