Kinh doanh đa cấp sẽ bị cấm xuất hiện trên TikTok
Những nội dung mang tính quảng cáo, kêu gọi kinh doanh đa cấp sẽ không được xuất hiện trên TikTok.
Từ tháng 12, TikTok đã cập nhật chính sách liên quan đến nội dung “gian dối và lừa đảo”. Theo đó, các video quảng bá kinh doanh đa cấp, mô hình Ponzi hoặc kim tự tháp (pyramid scheme) sẽ bị cấm xuất hiện trên ứng dụng.
“Chúng tôi không cho phép khai thác nền tảng để lợi dụng lòng tin, gây thiệt hại về tài chính hoặc cá nhân người dùng”, TikTok cho biết.
Dù chỉ là thay đổi nhỏ, chính sách này ảnh hưởng lớn đến các công ty đa cấp bởi hiện nay, kêu gọi kinh doanh đa cấp trên Internet khá phổ biến.
TikTok sẽ cấm nội dung đa cấp, mô hình Ponzi hoặc kim tự tháp.
Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), các công ty kinh doanh đa cấp sẽ tuyển người để bán sản phẩm. Các nhân viên có thể tuyển người khác (tuyến dưới) để được chia hoa hồng dựa trên sản phẩm bán được.
Thông thường, kinh doanh đa cấp được xem là hợp pháp nếu doanh thu của nhân viên đến từ bán hàng, không phải từ việc tuyển người khác.
Theo Business Insider , kinh doanh đa cấp là chủ đề gây tranh cãi bởi cách tuyển người bị cho là giống mô hình lừa đảo dạng kim tự tháp.
Để kêu gọi kinh doanh đa cấp, tuyến trên sẽ đăng lên TikTok những video khoe xe hơi, đồng hồ hoặc bảng thu nhập, thể hiện cuộc sống thượng lưu. Các nội dung được chia sẻ công khai để tìm được càng nhiều tuyến dưới càng tốt. Theo The Atlantic , dịch bệnh Covid-19 cũng là cơ hội tìm kiếm tuyến dưới – những người mất việc hoặc bị giảm thu nhập do dịch bệnh.
Video đang HOT
TikTok được xem là kênh tuyển dụng phổ biến của những người kinh doanh đa cấp, song chính sách mới đã ngăn cấm điều đó.
Trên Internet, không ít cộng đồng được lập ra để cảnh báo về rủi ro khi tham gia đa cấp. Trên Reddit, chủ đề r/antiMLM (MLM: Multi level marketing) có hơn 670.000 người theo dõi. Trên TikTok, hashtag #antiMLM thu hút hơn 34 triệu lượt xem, đa số cảnh báo về những chiêu trò thổi phồng sự thật trong các video kêu gọi kinh doanh đa cấp.
Heather Rainbow, người đăng video cảnh báo về đa cấp, cho rằng TikTok đã được báo cáo về video kinh doanh đa cấp trước khi bổ sung quy định vào danh sách. Đại diện TikTok cũng xác nhận đã xóa các video kinh doanh đa cấp trước khi bổ sung thể loại này vào chính sách để làm rõ quy định.
TikTok là nền tảng đầu tiên công khai quan điểm về kinh doanh đa cấp.
Một cuộc khảo sát của AARP năm 2018 cho thấy 73% người kinh doanh đa cấp bị mất tiền hoặc không có doanh thu. Năm 2019, công ty kinh doanh đa cấp Young Living từng bị kiện với cáo buộc hoạt động giống mô hình kim tự tháp, người tham gia chỉ kiếm được 4 USD/năm.
Không ít người kinh doanh đa cấp còn rất trẻ, dễ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ ngọt ngào, hứa hẹn hoành tráng về tương lai. Tranh cãi về tính minh bạch, hợp pháp của một số công ty đa cấp cũng là nguyên nhân khiến nội dung này bị chặn trên TikTok.
Reynolds, một người kinh doanh đa cấp, nói rằng cảm thấy “buồn” khi công ty của họ bị xếp chung loại với mô hình kim tự tháp. Trong khi đó, nhiều thành viên Reddit cho rằng động thái của TikTok là đúng đắn.
Carter, người phản đối kinh doanh đa cấp vẫn hoài nghi về hiệu quả của chính sách mới trên TikTok. Theo Carter, người kinh doanh đa cấp thường tận dụng rất tốt các nền tảng Internet để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
“Họ sẽ đăng những nội dung khác nhau, hashtag khác nhau để tiếp thị đa cấp. Họ sẽ tìm ra cách quảng bá mới mà thôi”, Carter nhận định.
Lý do thực sự phía sau việc: Tại sao Oracle lại thắng thầu TikTok?
Các báo cáo mới cho thấy Oracle đã đánh bại Microsoft để tiếp quản hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ, thông tin nghe qua có vẻ "không bình thường" nhưng càng ngẫm lại càng thấy vô cùng hợp lý.
Theo các báo cáo được đưa ra hôm Chủ Nhật 13/9, Oracle đã đánh bại Microsoft trong vụ đấu thầu các hoạt động của TikTok ở Mỹ. Đây được xem là một điều bất ngờ bởi Microsoft dường như đang có lợi thế hơn, với mối quan hệ cùng Trung Quốc trong quá khứ hay sự hậu thuẫn của Walmart.
Tuy nhiên, Oracle, kẻ đến sau trong thương vụ này lại là người về đích trước.
Ông Trump chỉ cần TikTok được tiếp quản bởi một doanh nghiệp Mỹ.
Vậy lợi thế của công ty phần mềm này là gì?
Đầu tiên, Oracle có một mối quan hệ rất tốt với tổng thống Trump, hay có thể nói người đứng đầu tập đoàn này là người ủng hộ Trump mạnh mẽ nhất ở Thung lũng Silicon. Đầu năm nay, Larry Ellison, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch điều hành của công ty, đã tổ chức một buổi gây quỹ cho tổng thống Mỹ. Với 100.000 USD, những người ủng hộ có thể chơi golf với tổng thống và chụp ảnh cùng ông. Và 250.000 USD, bạn sẽ có được tất cả những điều trên cộng với việc tham gia vào cuộc thảo luận bàn tròn với người đứng đầu nước Mỹ. Và Safra Catz, Giám đốc điều hành của Oracle, cũng phục vụ trong nhóm vận động tranh cử hồi năm 2016 của ông Trump .
Thứ hai, là mục đích đấu thầu.
Ở thời điểm hiện tại, sau nhiều tuần nói về một vụ mua bán, thì chính xác chúng ta vẫn không rõ là thỏa thuận nói trên có thực sự liên quan đến một vụ mua bán hay không. Theo báo cáo của Washington Post, Bytedance, chủ sở hữu ở Trung Quốc của TikTok, sẽ thông báo rằng Oracle sẽ là "đối tác công nghệ" TikTok ở Mỹ. Báo cáo nói rằng thỏa thuận có thể sẽ liên quan đến việc Oracle tham gia vào công ty, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận.
Trên thực tế, với thương vụ mua bán chưa từng có này, thì lợi thế sẽ không giành cho người trả giá cao nhất, mà là người sẵn sàng chấp nhận các điều kiện đi kèm. Và điều mà Oracle đám chấp nhận, dường như là đồng ý với việc không trở thành công ty mẹ của TikTok và có thể sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây của nó hoặc một cái gì đó tương tự.
Larry Ellison là người ủng hộ Donald Trump mạnh mẽ nhất ở Thung lũng Silicon.
Nên nhớ rằng mục đích chính của thỏa thuận mua bán này là nhằm xóa bỏ những lo ngại từ chính quyền Trump và những người khác rằng TikTok đang được sử dụng để chính phủ Trung Quốc thực hiện các hành vi gián điệp trên người dùng tại Mỹ. Những lo lắng này đã khiến ông Trump tuyên bố sẽ cấm TikTok ở Mỹ nếu nó không được bán cho một công ty Mỹ kịp thời.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã cập nhật các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của mình để cấm bán các công nghệ như TikTok mà không có sự cho phép của chính phủ.
Và Oracle có thể làm thỏa mãn cả hai bên nếu trở thành "đối tác công nghệ", vừa kiểm soát dữ liệu người dùng TikTok ở Mỹ, vừa không thèm khát công nghệ nền tảng phía sau. Điều này khác hẳn với một Microsoft muốn tiếp quản cả mã nguồn và thuật toán của TikTok để phục vụ cho mục đích kinh doanh và kiếm tiền sau này. Tham vọng của Microsoft đã thể hiện rõ trước đó trong việc hợp tác với Walmart, một gã khổng lồ bán lẻ, trong các nỗ lực đấu thầu của mình.
Vì vậy, việc Microsoft thất bại không hoàn toàn là một điều bất ngờ.
"Hôm nay, ByteDance cho chúng tôi biết rằng họ không muốn bán hoàn toàn bộ phận TikTok tại Mỹ cho Microsoft", Microsoft cho biết trong tuyên bố thông báo rằng họ đã thua cuộc. "Chúng tôi tự tin rằng đề xuất của mình sẽ tốt cho người dùng TikTok, trong khi vẫn bảo vệ được các lợi ích an ninh quốc gia."
Mặc dù ByteDance đã chọn được ứng cử viên phù hợp, nhưng đó vẫn chưa phải là một thỏa thuận đã hoàn tất. Tổng thống Trump và Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ bây giờ sẽ xem xét nó một cách kỹ càng, trước khi đưa ra quyết định có đồng thuận hay không. Hãy nhớ rằng, đây chính là tổng thống Mỹ người mà chỉ vài ngày trước thậm chí không thể nhớ được khi nào ông ấy muốn TikTok bị bán đi. Và Trung Quốc cũng có thể quyết định rằng họ không muốn hỗ trợ một thỏa thuận tương tự như vậy.
Nói cách khác, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Hạn chót cận kề, ByteDance từ chối bán TikTok cho Microsoft Công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc, mới đây thông báo từ chối bán mảng kinh doanh ứng dụng ở Mỹ cho Microsoft. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn 'bán mình hoặc đóng cửa' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra. Hạn chót...