Kính Apple Glass có sức mạnh thần kỳ cỡ nào?
Theo các nhà chuyên môn, Apple Glass có thể đưa người dùng đến mọi nơi trên thế giới.
Apple đang xem xét sử dụng một hệ thống cho phép người đeo Apple Glass hoặc một tai nghe khác do Apple sản xuất để chọn phông nền sẽ xuất hiện khi ai đó đứng trước mặt họ. Công nghệ này tương tự như “màn hình xanh” được sử dụng trên các chương trình truyền hình và phim khiến người dùng trở thành một diễn viên đang ở một nơi khác thay vì đứng trước màn hình trên trường quay.
Hình ảnh trong bằng sáng chế mới của Apple, có liên quan tới kính Apple Glass.
Không giống như hệ thống 2D được Skype và Zoom sử dụng, ứng dụng bằng sáng chế của Apple hình dung việc sử dụng một hệ thống 3D, cho phép người dùng Apple Glass thay thế nền của một chủ thể trong khi họ đang di chuyển.
Quá trình khóa màu được tích hợp trong màn hình gắn trên đầu (HMD) sẽ phát hiện dải màu đã chọn và kết hợp trong nội dung ảo đến từ chính HMD hoặc từ nguồn bên ngoài, chẳng hạn như máy tính được kết nối. Nội dung ảo cũng có thể được tổng hợp ở phía trên khu vực phím màu để cho phép nội dung thực tế hỗn hợp, bao gồm các đối tượng đời thực.
Đơn xin cấp bằng sáng chế đã được nộp vào tháng 2 và được chứng nhận vào ngày 07/09 bởi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO). Độ trễ thấp được sử dụng với hệ thống này rất quan trọng vì nó cho phép xử lý được thực hiện với tốc độ nhanh, giúp người dùng không có cảm giác thấy nền giả bị giật và lag. Và độ trễ thấp có thể thực hiện được bằng cách tích hợp bộ xử lý vào bên trong HMD.
Video đang HOT
Kính Apple Glass sẽ mang tới trải nghiệm mới lạ tới người đeo.
Ít nhất, những thế hệ đầu của Apple Glass, người dùng sẽ cần ghép nối thiết bị đeo được với iPhone và cho phép bộ xử lý của thiết bị thực hiện công việc này. Đó là những gì Apple đã làm với Apple Watch – yêu cầu bộ xử lý từ iPhone của người dùng chạy hầu hết các tính năng trước khi tung ra phiên bản xử lý độc lập của chiếc đồng hồ. Do đó, công nghệ được đề cập trong bằng sáng chế có thể không được sử dụng trên Apple Glass cho đến thế hệ thứ ba của kính AR trở lên.
Đơn xin cấp bằng sáng chế giải thích rằng, “Hệ thống đạt được thực tế hỗn hợp bằng cách cho phép người dùng nhìn vào màn hình thông qua ống kính góc rộng (với trường nhìn từ 110 độ trở lên). Hai camera nằm phía sau màn hình HMD sẽ chụp môi trường từ các góc nhìn nằm trước mắt mỗi người vài cm.
Giống như bất kỳ đơn xin cấp bằng sáng chế nào của công ty, không có gì đảm bảo rằng Apple sẽ thực sự sử dụng chúng. Apple thường đăng ký và nhận một số lượng lớn bằng sáng chế mỗi năm và chỉ một số bằng sáng chế dành cho các công nghệ sáng tạo thực sự được công ty sử dụng, một số ý tưởng khác chỉ được cấp bằng sáng chế để bảo vệ “Nhà Táo” khỏi sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, nếu Apple thực sự áp dụng được công nghệ nay vào kính Apple Glass, đây sẽ trở thành công nghệ tiên phong cho ngành công nghiệp thập kỷ này, thậm chí còn tiến bộ hơn cả smartphone màn hình gập.
Apple Glass có thể được trang bị khả năng cảm nhận tình trạng sinh lý của người đeo, biết khi nào bạn đang stress
Apple Watch hiện đã được tích hợp công nghệ theo dõi nhịp tim. Nhưng có vẻ như đó chưa phải là mọi thứ công nghệ đọc sinh trắc của Apple có thể làm được.
Và công nghệ này có thể sẽ được ứng dụng để tạo ra một loại màn hình trước mặt (HUD) dành cho Apple Glass, với khả năng tương tác cao hơn với người dùng trong quá trình sử dụng.
Được công bố vào hôm nay, bằng sáng chế mới của Apple miêu tả cách công ty biến những thông tin như nhiệt độ và sóng não thành những yếu tố phục vụ việc đánh giá " tình trạng sinh lý của người dùng".
Có nghĩa là, Apple muốn chiếc kính AR (được cho là sẽ mang tên Apple Glass) của họ có khả năng biết được cảm giác hiện tại của người đeo. Từ đó, thiết bị có thể thay đổi các nội dung hiển thị trên HUD sao cho phù hợp. Một đoạn trong bằng sáng chế nói rằng:
" Một hoặc nhiều cảm biến sinh lý có thể được cấu hình để cảm nhận các điều kiện sinh lý trong khu vực tương tác của khuôn mặt, bao gồm lực, nhiệt độ, độ ẩm, những thay đổi trong biểu cảm, điện dung, hoạt động não (ví dụ EEG), hoạt động cơ bắp (thông qua các cảm biến lực và cảm biến điện đồ cơ (EMG)), và nhịp tim".
Những thông tin thu thập có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, dự đoán tình trạng minh mẫn và sức khoẻ của người dùng. Apple Glass có thể hướng dẫn người đeo đến bệnh viện nếu nhịp tim của họ tăng cao. Ngoài ra, nó cũng có thể xác định mức độ căng thẳng và đưa ra lời khuyên để bạn bình tĩnh hơn. Bằng sáng chế của Apple còn có tính ứng dụng đối với các công cụ như ResearchKit, cho phép hãng thực hiện " các nghiên cứu y tế đa người dùng" bằng cách hiển thị các nội dung khác nhau đối với những người dùng khác nhau và sau đó ghi nhận phản ứng của họ với các nội dung đó. Apple còn đề cập đến " những ứng dụng chưa được xác định". Một trong những thứ đó hiển nhiên sẽ là gaming: các nội dung game có thể thay đổi dựa trên phản ứng sinh lý của người chơi.
Khi nào Apple Glass mới ra mắt?
Apple được đồn là đang phát triển một thiết bị headset AR trong nhiều năm qua. Hồi tháng 5, leaker Jon Prosser đã tung ra một đoạn video với nhiều thông tin liên qua dự án Apple Glass. Prosser khẳng định rằng kính AR của Apple sẽ không được trang bị camera trước. Tuy nhiên, anh này nói nó sẽ có một cảm biến lidar để quét 3D. Ngoài ra, kính sẽ hiển thị thông tin bên trong cả hai tròng và hoạt động thông qua điều khiển cử chỉ, và có thể sẽ xuất hiện vào cuối năm 2020.
Một concept Apple Glass
Nhưng phóng viên kỳ cựu chuyên về Apple là Mark Gurman lại phủ nhận những tin đồn trên. Theo Gurman, Apple hiện đang phát triển hai thiết bị. Một là một dự án với tên mã N301, được cho là kết hợp những tinh tuý của VR và AR vào một headset có khả năng hiển thị các hình ảnh AR theo kiểu overlay (đè lên ảnh thực). Thiết bị thứ hai, tên mã N421, là " một cặp kính có khối lượng nhẹ, chỉ sử dụng AR". Trong một bản tin đăng trên Bloomberg hồi tháng 6, Gurman viết rằng Apple có thể công bố headset đầu tiên vào năm sau, và tung nó ra thị trường trong năm 2022. Trong khi đó, kính AR của hãng sẽ xuất hiện sớm nhất vào năm 2023.
Công nghệ cảm nhận cảm xúc đang rất được quan tâm
Đây là lần đầu tiên chúng ta được nghe về một chiếc Apple Glass có cảm biến đánh giá tình trạng sinh lý. Bên cạnh bình luận của Prosser về cảm biến lidar, chưa có nhiều thông tin khác tiết lộ những cảm biến nào sẽ xuất hiện trên Apple Glass. Chỉ khi có thông tin về các cảm biến, chúng ta mới có thể dễ dàng phân tích được những ứng dụng của kính AR này.
Apple hiển nhiên không phải là công ty duy nhất khám phá lĩnh vực cảm nhận cảm xúc. Một loạt các công ty công nghệ, cả lớn lẫn nhỏ, đang tỏ ra hào hứng với công nghệ " đánh hơi cảm xúc". Nếu được thực hiện một cách chính xác, thì ý tưởng về một thiết bị có thể cảm nhận được tâm trạng của bạn và đưa ra khuyến nghị phù hợp sẽ chẳng khác gì ma thuật ngoài đời thự.
Liệu Apple có tiếp tục nghiên cứu công nghệ này và tung nó ra thị trường? Không có gì đảm bảo cả - giống như bao bằng sáng chế khác. Nhưng không thể chối cãi rằng đây thực sự là một ý tưởng hay đáng để chờ đợi.
Loạt concept Apple Glass khiến bạn muốn đi thử kính "luôn và ngay" Apple Glass hứa hẹn sẽ là một phụ kiện "hot" khi nó chính thức được Apple tung ra thị trường do hỗ trợ nhiều tính năng thực tế ảo tăng cường (AR) thú vị. Tháng 10/2021 là dịp tròn 10 năm ngày mất của Steve Jobs - nhà sáng lập Apple. Để kỷ niệm cho sự kiện này, Apple được cho là sẽ...