Kim Jong-un hết cửa chơi đồng hồ Thụy Sĩ siêu sang chảnh
Theo BBC, chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức đặt dấu chấm hết cho việc xuất khẩu đồng hộ siêu sang tới Triều Tiên. Quyết định trên được cho là sẽ “làm khó” nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vốn có thú chơi đồng hồ siêu sang chảnh.
Ảnh chụp nhà lãnh đạo Triều Tiên đeo đồng hồ xịn.
BBC ngày 24.7 đưa tin, hai tháng gần đây, không có chiếc đồng hồ Thụy Sĩ nào được xuất khẩu tới Triều Tiên do chính phủ Thụy Sĩ đã cấm việc này theo khuôn khổ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Báo JoongAng Daily của Hàn Quốc cũng cho biết, Hiệp hội Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ đã xác nhận rằng, họ đã cắt đứt hoạt động xuất khẩu sang Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un có hẳn bộ sưu tập đồng hồ hàng hiệu
Lãnh đạo Triều Tiên vốn từng học ở Thụy Sĩ, lâu nay được biết đến là người mê đồng hồ Thụy Sĩ siêu sang giá khoảng 220.000 USD. Nhiều bức ảnh cho thấy, ông Kim Jong-un đeo trên tay những chiếc đồng hồ cực kỳ đắt tiền. Ông cũng mua đồng hồ “xịn” để tặng cho các quan chức cấp cao.
Video đang HOT
Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ siêu sang của ông Kim Jong-un có giá hàng tỷ đồng.
Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ siêu sang vẫn được xuất khẩu sang Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc từ lâu đã cấm việc xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ tới Triều Tiên bởi các chương trình thử hạt nhân, tên lửa của nước này. Trong một động thái liên quan, ngoài cấm cửa việc xuất khẩu đồng hồ, Triều Tiên còn đóng băng các tài khoản của Triều Tiên và các quỹ thuộc sở hữu của chính phủ nước này.
Vợ ông Kim Jong-un, phu nhân Ri Sol-ju cũng mê đồng hồ Thụy Sĩ siêu sang.
Trước đó, Thụy Sĩ từng từ chối bán thang kéo trượt tuyết cho Triều Tiên để trang bị cho khu resort thể thao mùa đông Masikryong theo khuôn khổ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Sau đó, Triều Tiên phải mua thay thế thang kéo trượt tuyết từ Trung Quốc.
Theo Danviet
Người Thụy Sĩ nói gì về kết quả bỏ phiếu 'ở không, lãnh lương nghìn đô'?
Ngày chủ nhật 5.6, người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu và đa số không đồng thuận kế hoạch trợ cấp mức thu nhập cơ bản 2.500 USD cho mọi công dân, nhưng cũng còn nhiều ý kiến trái chiều về việc này.
Khoảng 78% số người Thụy Sĩ bỏ phiếu nói "không" với đề xuất ngồi không ăn lương nghìn đô. REUTERS
Khoảng 78% người bỏ phiếu ở Thụy Sĩ ngày 5.6 không tán đồng về đề xuất được trả mức thu nhập vô điều kiện từ chính phủ, theo cuộc bỏ phiếu do hãng nghiên cứu thị trường GFS tiến hành cho kênh truyền hình SRF (Thụy Sĩ).
Trước đó, đây là một đề xuất tương đối "nghiêm túc" của chính phủ về việc nên đảm bảo tất cả những công dân hợp pháp của Thụy Sĩ đều được hưởng mức thu nhập cơ bản 2.500 franc Thụy Sĩ (tương đương 2.563 USD, tức hơn 57 triệu đồng) mỗi tháng. Ngoài ra, đề xuất này cũng bao gồm việc phát không cho tất cả trẻ em Thụy Sĩ dưới 18 tuổi một mức 625 franc (gần 14 triệu đồng)/tháng.
Thụy Sĩ là nước đầu tiên tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề trợ cấp một khoản thu nhập vô điều kiện. Đây là vấn đề xã hội nhằm giải quyết việc một bộ phận người lao động bị mất công việc vì robot thay thế.
Ý tưởng này, dù cũng đang được các quốc gia khác như Phần Lan xem xét, đã gây nhiều tranh cãi.
Những người ủng hộ được phát không thu nhập như anh Olivier, một thợ mộc 26 tuổi đang điều hành một doanh nghiệp nội thất nhỏ, chia sẻ: "Đối với tôi, đây là cơ hội tuyệt vời để chuyển sự tập trung sang niềm đam mê của mình và không phải làm việc chỉ để kiếm sống".
Xa hơn, một người đàn ông tên Stephan nói với Reuters rằng ông ủng hộ ý tưởng này vì nó là một giải pháp bền vững cho xã hội, thay vì mối lo rằng số tiền thụ hưởng vô điều kiện ấy sẽ sinh ra chây lười, tiêu cực.
"Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ tiếp tục làm việc vì con người muốn được trở nên có ích khi làm việc. Trên thực tế, tôi chắc rằng mọi người thậm chí sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ tự sản xuất theo mình muốn, thay vì bị bắt buộc phải sản xuất", ông Stephan nói.
Trong khi đó, phía chống đối áp đảo lần này đánh vào hai vấn đề chính là tâm lý xã hội và câu chuyện chính sách, ngân khố.
"Tôi thấy rằng đó là mối nguy hiểm thực sự, khi người ta chỉ nhận được những nhu cầu cơ bản do xã hội che chở, họ sẽ không cảm thấy có trách nhiệm để chăm sóc những người không thực sự xử lý được tình huống của riêng mình", một người phụ nữ tên Meleanie nói.
Những người làm chính sách cho rằng kế hoạch này rất tốn kém, vì sẽ khiến chính phủ Thụy Sĩ tốn khoảng 204 tỉ USD mỗi năm.
Việc cho toàn dân hưởng mức thu nhập cơ bản cũng kéo theo nhiều vấn đề cho Thụy Sĩ. REUTERS
Đảng Nhân dân Thụy Sĩ (SVP) cho rằng chính sách mới này, nếu được áp dụng sẽ gây ra cuộc khủng hoảng nhập cư trên diện rộng cho Thụy Sĩ, nước đang có thỏa thuận di chuyển tự do trong các quốc gia Liên minh châu Âu (EU). Cần biết rằng EU đang gồng gánh và chia rẽ lớn về vấn đề người nhập cư, tị nạn, theo The Telegraph.
Trả lời đài BBC, phát ngôn viên của SVP, ông Luis Stamm nói: "Về mặt lý thuyết, nếu Thụy Sĩ là một hòn đảo thì câu chuyện thu nhập cơ bản này là khả thi. Nhưng các bạn nên cắt giảm các chi phí thanh toán xã hội hiện nay, thay vì đi trả một số tiền nhất định cho từng cá nhân. Với một biên giới mở như vậy thì điều này là không thể. Nếu bạn trả tiền cho mỗi cá nhân, Thụy Sĩ sẽ là nơi hàng tỉ người muốn đến sinh sống".
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Người Thụy Sĩ 'ở không, hưởng lương khủng'? Ngày 5.6, người dân Thụy Sĩ sẽ tham gia cuộc trưng cầu dân ý về 5 đề xuất luật, trong đó đề xuất gây chú ý nhất là thu nhập cơ bản vô điều kiện lên đến 2.500 CHF/tháng. Một buổi vận động trước kỳ trưng cầu của nhóm đề xuất RBILE NOUVEL OBSERVATEUR Hồi cuối tháng 1, khi được chính phủ nước...