Kiev phát hiện Nga triển khai chiến thuật quân sự tinh vi nhằm vào Ukraine
Nga triển khai tên lửa Kh-55SM mang đầu đạn giả để đán.h lừa hệ thống phòng không Ukraine, gây quá tải và phức tạp hóa việc đán.h chặn.
Tên lửa của Nga trong một cuộc tấ.n côn.g mục tiêu ở Ukraine. Ảnh: TASS
Theo báo The Kyiv Post ngày 22/1, trong cuộc tấ.n côn.g vào Ukraine hồi đầu năm 2025, Nga đã triển khai một chiến thuật quân sự vô cùng tinh vi và phức tạp. Cụ thể, vào sáng sớm 15/1, một cuộc không kích quy mô lớn được phát động với sự tham gia của hơn 70 thiết bị bay không người lái (UAV) và hơn 40 tên lửa thuộc 10 loại khác nhau.
Cuộc tấ.n côn.g chủ yếu nhắm vào cơ sở hạ tầng khí đốt tại các khu vực Kharkov, Lviv và Ivano-Frankivsk, với sự tham gia của nhiều loại vũ khí khác nhau bao gồm tên lửa đạn đạo Iskander, tên lửa Kh-22 hoặc Kh-32 từ máy bay né.m bo.m Tu-22M3, tên lửa hành trình Kalibr từ các bệ phóng trên tàu và tên lửa hành trình Kh-101.
Đặc biệt, một số lượng tên lửa Kh-55SM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ máy bay né.m bo.m chiến lược Tu-95MS đã trở thành tâm điểm chú ý. Tên lửa này, được phát triển vào cuối những năm 1980, là phiên bản cải tiến của Kh-55, còn được NATO gọi là AS-15 Kent, với khả năng bay xa tới 3.500 km nhờ lượng nhiên liệu dự trữ tăng thêm.
Tên lửa Kh-55SM thường được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên, theo trang tin quân sự Defense Express của Ukraine, Nga đã sử dụng đầu đạn ‘giả’ không nổ.
Video đang HOT
Đán.h giá của Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng tên lửa Kh-55SM. Những tên lửa này, cùng với các phiên bản Kh-555, được phóng từ máy bay né.m bo.m Tu-95MS hoạt động trên khu vực Volgograd.
Những tên lửa này được thiết kế với một mục tiêu chiến thuật đặc biệt: làm nhầm lẫn và gây quá tải cho hệ thống phòng không Ukraine. Theo đó, chúng chỉ mang đầu đạn ‘giả’ bằng kim loại, được sử dụng để đán.h lừa hệ thống phòng không Ukraine như mồi nhử.
Các chuyên gia quân sự nhận định rằng mục đích chính là khiến lực lượng phòng vệ Ukraine khó có thể phân biệt giữa mối đ.e dọ.a thực sự và mối đ.e dọ.a giả. Việc sử dụng đầu đạn giả không phải là điều mới – lực lượng phòng thủ Ukraine trước đây đã ghi nhận những lần sử dụng tương tự vào tháng 12/2024.
Giới chuyên gia cũng đưa ra hai giả thuyết chính về lý do Nga sử dụng chiến thuật trên. Một là nhằm tạo ra sự phức tạp tối đa cho hệ thống phòng thủ, bằng cách sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, phóng từ các địa điểm và bệ phóng khác nhau. Giả thuyết thứ hai liên quan đến hạn chế nguồn vũ khí – Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tên lửa sau gần ba năm giao tranh.
Về mặt kỹ thuật, Kh-55SM là một vũ khí đáng gờm. Được chế tạo từ vật liệu composite, tên lửa dài khoảng 6 mét, đường kính 0,514 mét và sải cánh 3,1 mét khi triển khai. Trọng lượng chiến đấu đầy đủ của nó khoảng 1.700 kg. Trang bị động cơ phản lực cánh quạt R95-300, Kh-55SM có hệ thống điều khiển và dẫn đường nâng cao, bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với khả năng định vị vệ tinh.
Đầu đạn của Kh-55SM thường là loại nhiệt hạch với sức công phá khoảng 200 kiloton, mặc dù cũng có các phiên bản cho phép lắp đầu đạn thông thường. Được phóng từ các máy bay né.m bo.m chiến lược như Tu-95MS và Tu-160, những tên lửa này là một phần quan trọng trong lực lượng hàng không vũ trụ của Nga.
Kết quả của cuộc tấ.n côn.g từ Nga cũng cho thấy hiệu quả phòng thủ đáng kinh ngạc của Ukraine. Lực lượng phòng không đã đán.h chặn 85% tên lửa, bắ.n hạ hoặc vô hiệu hóa toàn bộ UAV. Trong số 117 vũ khí được triển khai, 26 tên lửa hành trình đã bị đán.h chặn, và 47 UAV đã b.ị bắ.n hạ. Tuy nhiên, việc đán.h chặn tên lửa Kh-22 hoặc Kh-32 và tên lửa đạn đạo tốc độ cao đòi hỏi phải có hệ thống phòng không Patriot hoặc SAMP-T tiên tiến, mà hiện tại Ukraine chỉ có nguồn cung hạn chế.
Có thể nói, chiến thuật sử dụng tên lửa Kh-55SM như những mồi nhử cho thấy sự sáng tạo và linh hoạt trong chiến thuật quân sự của Nga. Dù hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng đây rõ ràng là một bước đi tinh vi nhằm tối đa hóa sức mạnh chiến đấu với những nguồn lực hạn chế.
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa siêu vượt âm của Nga
Ngày 24/11, Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) cho biết họ đã nghiên cứu mảnh vỡ thu đuợc từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấ.n côn.g thành phố Dnipro vào ngày 21/11.
Theo hãng tin Reuters, HUR cho biết loại vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr có liên quan đến hệ thống Oreshnik và được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6/2021.
Trong đán.h giá đầu tiên về tên lửa Oreshnik ngày 22/11, Ukraine nói rằng tên lửa Oreshnik đã tấ.n côn.g thành phố Dnipro vào ngày 21/11, đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/h và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu từ vị trí phóng.
Trước đó, đài RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới nhất có tên là Oreshnik để tấ.n côn.g cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine tại Dnipro vào sáng 21/11. Tên lửa này thuộc thế hệ vũ khí tầm trung mới của Nga, có tốc độ đạt Mach 10 (2,5-3 km mỗi giây).
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đán.h chặn được Oreshnik. Ông nói: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ khí này".
Theo ông Putin, cuộc tấ.n côn.g đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Trong bài phát biểu, ông Putin nêu bật lợi thế chiến lược của công nghệ tên lửa mới của Nga, khẳng định các hệ thống phòng thủ phương Tây, bao gồm cả những hệ thống tại căn cứ Mỹ ở châu Âu, không thể đán.h chặn được. Ông coi việc triển khai hệ thống Oreshnik là phản ứng với các hành động ngày càng leo thang của NATO, như Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 2019. Ông Putin nói: "Những tên lửa như Oreshnik là câu trả lời của chúng tôi đối với kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của NATO tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Sau vụ Nga tấ.n côn.g thành phố Dnipro, kênh CNN đã phát hình ảnh mảnh vỡ từ tên lửa Oreshnik mà một nguồn tin an ninh Ukraine cung cấp.
Mảnh vỡ tên lửa Nga mà nguồn tin Ukraine chia sẻ với kênh CNN.
Động thái của Nga diễn ra sau khi Ukraine lần đầu tiên bắ.n tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp vào lãnh thổ Nga. Vụ tấ.n côn.g xảy ra đêm 19/11 theo giờ địa phương, Ukraine đã dùng 6 tên lửa được cho là loại đất đối đất tầm xa ATACMS của Mỹ tấ.n côn.g vào tỉnh Bryansk của Nga. Tổng thống Putin ngay sau đó đã thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó nêu rõ Nga sẽ xem mọi cuộc tấ.n côn.g của một nước không có vũ khí hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là một cuộc tấ.n côn.g chung.
Phòng không Ukraine bắ.n hạ nhiều tên lửa Nga, giao tranh dữ dội ở Zaporizhzhia Quân đội Ukraine tuyên bố, hệ thống phòng không ở thủ đô Kiev đã bắ.n hạ nhiều tên lửa hành trình của Nga vào sáng sớm nay (13/6). Ông Serhiy Popko, người đứng đầu chính quyền quân sự thành phố Kiev, cho biết từ biển Caspi, các máy bay né.m bo.m chiến lược Tu-95MS của Nga đã phóng nhiều tên lửa hành trình...