“Kiều nữ” bí ẩn trong vụ Bạc Hy Lai: “Tôi không phải kẻ đào mỏ”
Hôm qua (27.8), kiều nữ bí ẩn quản lý căn biệt thự của gia đình họ Bạc tại Nice (Pháp) đã phá vỡ im lặng và công khai bày tỏ tình yêu với tỉ phú Từ Minh – người chi 3,2 triệu USD cho bà Cốc mua dinh thự này.
“Kiều nữ” bí ẩn trong vụ Bạc Hy Lai: “Tôi không phải kẻ đào mỏ”
Jiang Feng Dolby – một cựu biên tập viên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc – đã hứng chịu những chỉ trích của dư luận là “kẻ đào mỏ” của Từ Minh. Jiang tuyên bố tình yêu với Từ Minh là “sâu đậm và thật sự”.
“Tôi không yêu một người chỉ vì anh ta giàu có” – Jiang viết trên tài khoản Sina Weibo. “Không thể dùng từ “nhân tình” hay “kẻ đào mỏ” để ví von chuyện tình yêu giữa một người đàn bà độc thân và một người đàn ông độc thân”.
Từ Minh từng là một trong những người giàu nhất Trung Quốc, song hiện đang bị giam giữ vì tình nghi hối lộ và điều hành các hoạt động phi pháp sau khi ông Bạc sụp đổ. Jiang -người đã kết hôn với triệu phú người Anh Dolby và có 2 con – cho biết cô không có gì để che giấu và chỉ trích báo chí phương Tây đơm đặt sự thật.
Video đang HOT
“Các bạn không nên bị truyền thông dù là của Anh hay Mỹ bịt mắt. Không phải những gì họ công bố đều là sự thật, hay đúng đắn, càng không phải bức tranh toàn cảnh”. Jiang cho biết cô chẳng muốn mất thời gian để “trả lời câu hỏi của phóng viên hay yêu cầu họ đính chính thông tin làm gì”.
Theo LĐO
Biển Đông: vũ lực không phải là giải pháp
Ngày 20/9, tại thủ đô Jakarta của Indonesia đã diễn ra hội thảo quốc tế về Biển Đông do Ân Độ và Indonesia phối hợp tổ chức. Tiến sỹ Đỗ Xuân Vinh của Việt Nam trình bày tham luận "Lập trường của Việt Nam và những diễn biến gần đây trên Biển Đông".
Hội thảo mang chủ đề "Hòa bình, ổn định tại Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương: Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các nước lớn tại khu vực".
Các diễn biến trên biển Đông là mối quan tâm lớn của các nước có liên quan (Ảnh minh họa)
Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS-India) phối hợp với Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Indonesia (IODAS) và Viện Nghiên cứu hàng hải Indonesia (IMS) tổ chức.
Tham dự hội thảo có Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Purnomo Yusgiantoro, các diễn giả, học giả và nhà nghiên cứu chính trị, pháp luật đến từ Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Australia, các nhà ngoại giao, quân sự cùng đông đảo báo giới các nước.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Yusgiantoro khẳng định duy trì hoà bình, ổn định tại Biển Đông là mối quan tâm chính đáng của nhiều nước. Ông cũng bày tỏ quan ngại mâu thuẫn giữa các nước lớn tại khu vực sẽ làm xói mòn vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN.
Bộ trưởng Yusgiantoronhấn mạnh nhiệm vụ của ASEAN là phải tái khẳng định sự đồng thuận đối với nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông vừa đạt được, bao gồm việc Triển khai đầy đủ Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) Tuân thủ hướng dẫn thực thi DOC Sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 Tất cả các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực và Thực thi giải pháp giải quyết hoà bình các tranh chấp.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, trong thời gian trước mắt, điều quan trọng là các nước ASEAN phải dành ưu tiên cao cho việc xác định COC và làm việc với Trung Quốc càng sớm càng tốt. Ông bày tỏ tin tưởng COC sẽ là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa các tranh chấp về quyền tài phán nhằm ngăn không cho những tranh chấp này trở thành căng thẳng nghiêm trọng hay các cuộc xung đột mở trên Biển Đông.
Trình bày tham luận tại hội thảo, các diễn giả đến từ Ấn Độ, Australia cũng đã thể hiện lập trường của hai nước này ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong quá trình làm việc với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Các diễn giả phản đối việc sử dụng vũ lực đồng thời bày tỏ sự quan tâm và mong muốn can dự tích cực góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới này.
Đến từ Việt Nam, Tiến sỹ Đỗ Xuân Vinh trình bày tham luận có chủ đề: "Lập trường của Việt Nam và những diễn biến gần đây trên Biển Đông".
Bài tham luận đề cập nỗ lực của ASEAN trong việc củng cố vai trò trung tâm và sự đoàn kết trong các cấu trúc khu vực đang định hình trong việc xử lý vấn đề Biển Đông, thực thi DOC và hướng tới COC với tư cách là một khối. Ngoài ra, tham luận cũng nhắc tới vai trò can dự tích cực của các nước lớn trong và ngoài khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và tình hình Biển Đông...
Tại hội nghị, các đại biểu đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc tiến hành đàm phán COC bày tỏ hy vọng COC sẽ được hoàn thành và có hiệu lực vào thời gian sớm nhất.
Các đại biểu cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần xây dựng lòng tin, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được COC, đồng thời ủng hộ nỗ lực chung của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Các đại biểu nhấn mạnh ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông phát triển cách tiếp cận phổ biến rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một trách nhiệm chính trị, phục vụ lợi ích chiến lược của Hiệp hội.
Trong thời gian tới, các bên liên quan cần cam kết kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực không có những hoạt động có thể làm phức tạp tình hình tránh các cuộc chạy đua vũ trang thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì lợi ích của cả khu vực tôn trọng và thực hiện hiệu quả DOC, tiến tới COC, xây dựng cách tiếp cận đa phương về vấn đề Biển Đông cố gắng đi đến thỏa thuận về các vấn đề ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, tham gia trong hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, phòng chống thiên tai, an ninh năng lượng và lương thực chống cướp biển linh hoạt và dần dần thể chế hóa hợp tác và tiến trình quản lý tranh chấp trên Biển Đông...
Theo Dantri
"Hải quân Trung Quốc không phải đối thủ của Nhật" Hải quân Trung Quốc tuyệt đối không phải là đối thủ của Nhật Bản không quân tuy có vẻ lạc quan hơn song cũng không thể giành phần thắng. (Nguồn: straitstimes.com) Đối mặt với thách thức từ việc chính phủ Nhật Bản mua ba hòn đảo trong quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông, phía Trung Quốc đã...