Kiệu đảo Ngọc Vừng
Kiệu là món ngon không thể thiếu trong ngày Tết của nhiều địa phương. Ở đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn), kiệu dường như giòn hơn, có hương vị đặc trưng hơn bởi được trồng trên đất cát thuỷ tinh…
Còn nhớ, có dịp tới thôn Bình Ngọc (xã đảo Ngọc Vừng), chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy những ruộng kiệu xanh mướt được trồng nhiều ở đây. Theo những lão nông trên đảo kể lại thì kiệu ở Ngọc Vừng là giống bản địa quý, có từ khi những người dân đầu tiên đặt chân tới chinh phục đảo và đặc biệt chỉ trồng được ở thôn này.
Kiệu Ngọc Vừng trắng, ngọt và giòn nhờ được canh tác đặc biệt và kỹ thuật muối của người dân xã đảo.
Ông Hoàng Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã, cũng là người dân gắn bó với xã đảo từ thuở nhỏ kể: Ở Ngọc Vừng, diện tích canh tác hạn hẹp, nhiều thôn sát biển. Nhiều nơi khó có thể trồng lúa hay hoa màu nhưng lại rất phù hợp cho trồng kiệu…bởi ở đây vốn gần biển nên chủ yếu là đất pha cát, hoặc là các bãi bồi từ cát biển nên tỷ lệ cát trong đất đạt từ 70-80%.
Từ xưa, các cụ đã phát hiện ra chất đất này rất phù hợp với cây kiệu. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, sở dĩ kiệu Ngọc Vừng phát triển tốt, có phẩm chất đặc trưng là do cây phù hợp với chất đất pha cát thuỷ tinh sẵn có ở trên đảo.
Và bởi đặc trưng về thổ nhưỡng này nên cây kiệu rất “kén” đất. Chính vì thế nên ngay ở xã đảo Ngọc Vừng không phải nơi đâu cũng trồng được kiệu. Cây kiệu trồng ở thôn Bình Ngọc, nơi nguồn đất có tỷ lệ pha cát trắng thuỷ tinh cao, cho chất lượng tốt, sản lượng cao hơn các thôn khác. Nếu muốn trồng kiệu ở thôn khác, người ta vẫn phải trộn thêm vào đất một tỷ lệ cát thuỷ tinh nhất định…
Dưa kiệu Ngọc Vừng xưa rất nổi tiếng, được đưa về Quan Lạn, Vân Đồn bán rất nhiều. Vì thế, xưa người Ngọc Vừng thường được đặt cho biệt danh là dân dưa kiệu… Kiệu ở Ngọc Vừng canh tác cũng khá khác biệt so với nhiều nơi. Trước đây, cứ tháng 10 âm lịch là người dân có thể trồng kiệu được, nay vụ trồng kiệu có thể kéo dài thêm 1-2 tháng sau, vụ thu hoạch có thể vào tháng 3-4 năm sau.
Cách canh tác cũng đặc biệt. Khác với tập quán canh tác nhiều nơi, kiệu Ngọc Vừng được trồng bằng cách đánh luống cao, chôn phần rễ sâu hơn, bởi nguồn đất pha cát thuỷ tinh khi được kéo luống cao dễ thoát ẩm, giữ được độ tơi, thoáng khí cho cây trồng nên kiệu không bị thối gốc mà phát triển rất nhanh.
Khi canh tác, xới tơi, đánh luống, rải rơm, bón phân phía dưới. Sau khâu này, nông dân chỉ việc chăm bón, làm cỏ. Kiệu Ngọc Vừng có đặc điểm là củ rất to, trắng, có vị ngọt bùi đặc biệt khác hẳn với kiệu được trồng ở các vùng khác.
Kiệu nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng củ, mà còn từ kinh nghiệm, tay nghề muối kiệu của người dân xã đảo. “Muối kiệu đã trở thành nghề truyền thống, món kiệu muối thơm ngon đã trở thành món hàng bán vào đất liền, cho du khách thăm đảo về làm quà” – ông Quảng cho biết thêm.
Người dân thôn Bình Ngọc thu hoạch kiệu trên ruộng đất pha cát đặc trưng.
Theo kinh nghiệm thì muốn làm món kiệu muối thơm ngon, hấp dẫn, sau khi thu hoạch kiệu cần rửa sạch bùn đất, cắt bỏ thân và rễ. Mỗi củ kiệu dài khoảng 4 – 5cm được ngâm qua đêm với nước pha dấm để kiệu tiết hết vị hăng và khử các chất bẩn.
Sau khi vớt kiệu phải rửa sạch, để ráo nước, chuẩn bị cho công đoạn muối kiệu. Để món kiệu muối giòn ngon, củ kiệu sẽ được ướp đường, muối và ớt quả trong khoảng vài giờ. Cuối cùng, đổ nước ngập củ kiệu, có thể đè vật nặng lên trên để củ kiệu không bị nổi lên mặt nước rồi ngâm từ 1 – 2 tháng, tối đa là 3 tháng, nếu muối lâu hơn kiệu sẽ hỏng.
Một điểm vô cùng quan trọng trong muối kiệu là người dân Ngọc Vừng có thói quen đảm bảo chiếc ang, lọ sành kín gió. Thậm chí, xưa người dân còn lấy xi măng bít kín miệng ang. Chính vì được muối công phu vậy, kiệu Ngọc Vừng vừa trắng, vừa giòn, ngọt mà không có mùi hăng như hành, cho hương vị lạ với bất kỳ ai lần đầu thưởng thức.
Kiệu Ngọc Vừng có thể ăn ngay hoặc để trong tủ lạnh hãm lại để ăn lâu dài. Củ kiệu kho cá rô hoặc nước kho cá rô thì ngon tuyệt. Kiệu Ngọc Vừng vừa là món ngon, vừa là món quà để du khách mua về thưởng thức khi ghé thăm đảo.
Tranh thủ măng vào mùa, nàng đảm chớ có quên 4 món dễ làm mà hao cơm cực kỳ này từ măng tươi nhé!
Mùa măng rừng thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch. Nàng đừng ngần ngại thưởng thức những món ăn hấp dẫn từ loại nguyên liệu này nhé!
1. Thịt kho măng tươi nước dừa
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 500g
- Nước dừa: 200ml
- Măng tươi: 200g
- 2 thìa canh hành tím băm, 1 thìa cà phê ớt băm, hành lá cắt khúc.
- 4 thìa canh nước mắm
- Nước màu, hạt nêm, tiêu xay
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế măng:
- Măng tươi ngâm nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, các tạp chất. Bỏ đầu măng, măng kho thường cắt khúc hoặc xé miếng to tùy theo sở thích mỗi gia đình.
- Đun sôi một nồi nước, luộc măng khoảng 5 phút, vớt bỏ vào nước lạnh, rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Sơ chế thịt:
- Thịt ba chỉ rửa sạch cắt miếng vuông khoảng 2cm vừa ăn. Sau đó chần qua nước sôi, rửa sạch và để ráo.
Skip 6 s
- Ướp 500g thịt cùng 1 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh nước màu, 2 muỗng canh nước mắm, một thìa cà phê tiêu xay. Đậy kín khoảng 30 phút.
Bước 3: Kho thịt:
Phi thơm hành tím băm, cho thịt vào xào để ngấm gia vị. Khi miếng thịt săn lại, hơi cháy cạnh một chút cho măng vào đảo đều thêm 3 phút. Tiếp theo cho 200ml nước dừa vào, kho trên lửa nhỏ. Khi nước kho thịt đã vơi đi khoảng thì nêm lại gia vị vừa ăn, thêm ớt băm kho thêm 3 phút thì tắt bếp.
2. Vịt nấu măng tươi
Nguyên liệu:
- Thịt vịt: 1kg
- Măng tươi: 500g
- Hành tươi, hành khô, gừng, mùi tàu (ngò gai)
- Gia vị: Muối, bột canh, hạt nêm, đường, mắm.
Cách làm:
- Dùng muối chà sát vào thịt vịt rồi rửa sạch lại để khử bớt mùi hôi của vịt. (Có thể thay muối bằng rượu và gừng thì vịt sẽ sạch hơn).
- Vịt chặt thành miếng vừa ăn, sau đó ướp với 2 củ hành khô băm nhỏ, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột canh, 1 muỗng hạt nêm, trộn đều để 15-20 phút cho thấm gia vị.
- Măng cho vào luộc sôi 5 phút, khi luộc mở nắp nồi, rồi mang ra rửa sạch. Sau đó luộc lại lần 2 làm như lần 1 để khử độc tố trong măng. Tiếp theo bạn xé bỏ phần già và xé thành sợi, cắt thành khúc vừa ăn.
- Cho vịt đã ướp vào nồi xào cho thịt săn lại, rồi đổ khoảng 1 lít nước cùng 1 miếng gừng vào đun sôi vịt khoảng 15-20 phút. Khi đun hớt bớt bọt để nước vịt trong hơn.
- Trong khi đun sôi vịt, bắc chảo lên bếp phi thơm hành, rồi cho măng vào chảo đảo đều cùng 1 muỗng bột canh, 1 muỗng hạt nêm, múc thêm 2 muôi nước dùng ở nồi nấu vịt xào cùng khoảng 10 phút.
- Đổ chảo măng xào vào nồi vịt, cho thêm nước và đun sôi tiếp khoảng 10 phút, nếm gia vị cho vừa. Cho hành lá và mùi tàu (ngò gai) cắt khúc vào rồi tắt bếp.
3. Thịt bò xào măng tươi
Nguyên liệu:
Măng tươi: 300 gram
Thịt bò: 300 gram
Hành tím: 1 củ
Tỏi: 4 tép
Hành lá, ớt (1 - 2 quả)
Rau mùi tàu: 5 lá
Hạt nêm: 2 thìa cà phê
Mì chính (bột ngọt), tiêu, bột năng: 1 thìa cà phê
Dầu ăn
Cách làm:
- Bạn rửa thịt bò với nước cho sạch rồi bỏ vào ngắn đá tủ lạnh khoảng 15 phút để cứng lại và khi cắt dễ hơn. Khi cắt bạn cắt theo thớ ngang của miếng thịt để khi ăn mềm hơn
- Bạn cho các gia vị đã chuẩn bị sẵn trừ tỏi và hành vào 1 cái tô có thịt bò và trộn đều rồi để nguyên trong 20 phút. Trong thời gian chờ thịt ngấm gia vị, bạn chuẩn bị cho bước tiếp theo
- Bạn rửa sạch măng sau khi đã bỏ lớp vỏ già và gốc. Sau đó bạn thái miếng nhỏ thành sợi vừa ăn. Đun măng vào nồi nước pha 1 thìa muối. Khi sôi thì bạn để thêm 10 phút cho măng không bị đắng và bỏ được cá chất không tốt ra ngoài.
- Khi măng đã được luộc xong thì bạn vớt ra, rửa lại với nước lạnh và để trong rổ.
- Hành tím và tỏi bóc vỏ rồi thái mỏng.
- Cho chảo lên bếp với 4 thìa dầu ăn, khi dầu đã sôi thì bạn cho hành và tỏi vào phi lên. Khi có mùi thơm thì bạn cho thịt bò vào xào sơ qua ở lửa to trong 3 phút rồi để riêng ra đĩa. Tiếp theo, bạn cho măng vào chảo để xảo. Có thể cho thêm 1 - 2 thìa dầu ăn. Khi măng bắt đầu chín thì bạn để thịt bò vào và đảo đều thêm 5 phút. Cuối cùng là bạn nêm thêm 1 thìa nước mắm rồi cắt ớt, hành lá, rau mùi tàu cho vào rồi đảo vài lần tắt bếp.
4. Gỏi măng tươi
Nguyên liệu:
200 g măng
1 cái nấm đùi gà
Nước mắm chay, muối;
Đường, tương ớt, chanh
Rau húng quế (húng chó), ớt tươi,gừng tươi
Cách làm:
- Măng thái sợi dài như ngón tay. Luộc 2 lần cho bớt chua và đắng. Bạn lưu ý nước luộc cho thêm chút muối. Ớt cắt nhỏ hoặc cắt sợi.
- Nấm đùi gà bổ đôi theo chiều dọc, cắt miếng dày khoảng 0,5cm. Ướp nấm với 1 chút nước tương và một ít gừng đã đập giập. Lưu ý không ướp nấm quá lâu, nếu không nấm sẽ ra nước. Áp chảo nấm với 1 chút xíu dầu ăn. Vì nấm nhanh chín nên chỉ khoảng 3-5' là được.
- Luộc xong đổ măng ra, để ráo, lấy tay vắt nhẹ cho khô. Cho măng vào tô trộn.
- Pha nước trộn gỏi như sau: 2 muỗng canh mắm chay 1 muỗng canh đường 1-2 muỗng canh nước cốt chanh 1 muỗng tương ớt.
- Cho nước trộn gỏi vào măng, trộn đều tay. Để khoảng 10-15' cho thấm.
Lấy tay vắt nhẹ cho bớt nước, Bày ra đĩa, trộn thêm nấm, rau húng quế, ớt tươi.
Trộn đều. Có thể cho thêm lạc rang nếu thích.
Xào thịt bò không dai nhất định phải nhớ bí quyết này Thịt bò vốn rất giàu dinh dưỡng, vị thơm ngon nhưng nếu xào thịt bò sai cách sẽ khiến thịt dai, khô, món ăn kém hấp dẫn. Thịt bò là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Người ta có thể chế biến thịt bò thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, nướng, luộc, kho, hầm... Trong đó, xào...