Kiện trường đại học vì thất nghiệp 10 năm
Một cựu sinh viên trường luật ở Mỹ cáo buộc trường cung cấp sai thông tin về tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, đồng thời yêu cầu trường bồi thường 125.000 USD.
Gần 10 năm sau khi tốt nghiệp từ trường luật Thomas Jefferson (TJSL) ở California, Mỹ, Anna Alaburda (37 tuổi), kiện trường cũ ra tòa vì cung cấp sai thông tin.
Năm 2008, cô tốt nghiệp với thành tích xuất sắc, vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên, đến nay, Anna vẫn chưa tìm được việc đúng ngành để bù lại số tiền 150.000 USD đầu tư trong quá trình học tập tại trường, theo New York Times.
Cựu sinh viên trường Luật Thomas Jefferson kiện trường đưa sai thông tin tỷ lệ sinh viên có việc làm, nhằm thu hút thí sinh ứng tuyển vào trường. Ảnh: Wikipedia.
Vụ kiện của Anna Alaburda thu hút sự chú ý của dư luận. Đây là lần đầu tiên một trường luật ở Mỹ phải hầu tòa vì cung cấp sai tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp và mức lương trong thông tin tuyển sinh, nhằm thu hút thí sinh ứng tuyển vào trường.
Trong những năm qua, cựu sinh viên các trường luật tại nước này đệ đơn kiện trường lên tòa 15 lần, Wall Street Journal cho hay. Họ chỉ trích trường lừa gạt sinh viên về triển vọng nghề nghiệp sau khi nhận bằng.
Tuy nhiên, tòa án bác bỏ phần lớn đơn kiện tập thể. Anna thành công vì tòa cho rằng, đơn kiện của cô không đại diện cho các cựu sinh viên mà chỉ áp dụng riêng cho một trường hợp. Phiên tòa diễn ra hôm 7/3.
Anna Alaburda cho biết trong đơn kiện, năm 2008, cô tốt nghiệp Đại học New York và quyết định theo học TJSL sau khi đọc số liệu thống kê việc làm của cựu sinh viên do trường phát hành trong đợt tuyển sinh và thông tin từ US News & Worl.
Theo đó, 80,1% sinh viên TJSL tìm được việc làm sau 9 tháng tốt nghiệp. Thực tế hoàn toàn trái ngược. Anna tốt nghiệp loại ưu, vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ trong lần thi đầu tiên nhưng thành tích xuất sắc này không giúp cô kiếm được việc làm đúng chuyên ngành.
Cô từng ứng tuyển vào hơn 150 công ty luật nhưng chỉ trúng tuyển một lần ở vị trí còn không tốt bằng những công việc trái ngành mà cô dễ dàng tìm được.
Ngoài ra, cựu sinh viên này tốt nghiệp cùng khoản nợ 150.000 USD và hiện tăng lên 170.000 USD do lãi ngân hàng. Cô chi trả cho chi phí sinh hoạt hàng ngày bằng khoản thu từ công việc bán thời gian.
Anna Alaburda bắt đầu kiện trường từ năm 2011 khi khoản nợ ngày càng tăng nhanh và cô gần như không có cơ hội nhận được công việc ở vai trò luật sư.
Video đang HOT
Nợ sinh viên trung bình của cựu sinh viên TJSL là 137.000 USD, mức cao nhất nước Mỹ. Anna cũng chỉ ra rằng tỷ lệ sinh viên trường vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chưa đến 50%, thấp hơn mức bình quân tại California.
Cô khẳng định, bản thân sẽ không ứng tuyển nếu trường cung cấp đúng thông tin về cơ hội việc làm của cựu sinh viên. Vì thế, Anna yêu cầu TJSL bồi thường 125.000 USD vì đã “lừa gạt” cô, theo Business Insider.
Theo Zing
Đại học Quốc gia HN thông tin tuyển sinh năm 2016
Đại học Quốc gia Hà Nội bỏ nội dung điểm xét tuyển đợt sau cao hơn đợt trước.
Theo thông tin từ ĐHQGHN căn cứ tình hình thực tế triển khai công tác tổ chức thi và xét tuyển trong những năm trước, năm 2016, trường tiếp tục áp dụng Đề án tuyển sinh đại học chính quy đã được Bộ GD&ĐT phê và có điều chỉnh một số nội dung trong đề án cho phù hợp.
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cụ thể, về môn thi thí sinh phải làm bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Thí sinh hoàn thành bài thi ĐGNL trong một ca thi của mỗi đợt thi. Kết quả bài thi ĐGNL có giá trị để đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL và đã được ĐHQGHN đồng ý để xét tuyển. Kết quả bài thi ĐGNL được bảo lưu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.
Bài thi ngoại ngữ là một trong các môn học tiếng Anh (D1), tiếng Nga (D2), tiếng Pháp (D3), tiếng Trung Quốc (D4), tiếng Đức (D5) và tiếng Nhật (D6) gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) thuộc ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.
Nội dung kiến thức của đề thi thuộc chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12; Thí sinh thực hiện bài thi ĐGNL và bài thi ngoại ngữ trực tiếp trên máy tính.
ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.
Kỳ thi ĐGNL năm 2016 được tổ chức 2 đợt.
Đợt 1: Từ ngày 05/5/2016 đến ngày 08/5/2016 và
Từ ngày 13/5/2016 đến ngày 15/5/2016;
Đợt 2: Từ ngày 05/8/2016 đến ngày 15/8/2016.
Thí sinh ĐKDT bài thi ĐGNL nếu có nguyện vọng ĐKXT vào các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN hoặc vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để xét tuyển.
Đối với thí sinh có nguyện vọng ĐKXT vào trường ĐHNN thuộc ĐHQGHN hoặc vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển, ngoài việc đăng ký thi bài thi ĐGNL, thí sinh phải đăng ký thi ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu đầu vào của từng ngành đào tạo.
Thời gian ĐKDT: Đợt 1 từ 8h00 ngày 02/3/2016 đến 17h00 ngày 22/3/2016; Đợt 2 từ 8h00 ngày 15/6/2016 đến 17h00 ngày 25/6/2016.
Thí sinh ĐKDT theo thời gian quy định của mỗi đợt thi và được ĐKDT tất cả các đợt thi.
Thí sinh ĐKDT trực tuyến trên website của Trung tâm Khảo thí theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký dự thi ĐGNL".
Thí sinh hoàn thành đầy đủ, đúng các thông tin trong Phiếu ĐKDT được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký dự thi ĐGNL".
Lệ phí thi ĐGNL: 200.000 đ /thí sinh/lượt thi;
Lệ phí thi ngoại ngữ : 150.000 đ/thí sinh/lượt thi.
Thí sinh có thể nộp lệ phí thi theo hai cách:
Nộp vào tài khoản hoặc trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí (tầng 3, nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).
Về công tác xét tuyển cơ bản, phương án xét tuyển vào các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN vẫn giữ ổn định như năm 2015.
ĐHQGHN xét tuyển theo các hình thức: tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển.
Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng các thí sinh đủ điều kiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Ưu tiên xét tuyển các thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Những thí sinh này phải tham gia dự thi ĐGNL và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.
Xét tuyển thẳng những thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT, tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.
Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi ĐGNL, bài thi ngoại ngữ và kết quả đánh giá học lực thí sinh từ các nguồn tuyển khác cho một số ngành/chương trình đào tạo đặc thù.
ĐHQGHN tổ chức xét tuyển 2 đợt.
Đợt 1: Dự kiến vào cuối tháng 7/2016. Xét tuyển đối với các thí sinh dự thi ĐGNL và bài thi ngoại ngữ đối với Trường ĐH Ngoại Ngữ theo yêu cầu của đơn vị đào tạo và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.
Đợt 2: Dự kiến vào cuối tháng 8/2016. Xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh dự thi ĐGNL và đánh giá ngoại ngữ. ĐHQGHN xem xét xét tuyển các thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia (nếu còn chỉ tiêu) đạt ngưỡng đảm chất lượng bảo đầu vào do Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN quy định. ĐHQGHN có văn bảo báo cáo Bộ trước khi xét tuyển đợt 2 bằng các hình thức khác ngoài bài thi ĐGNL.
Bỏ nội dung điểm xét tuyển đợt sau cao hơn đợt trước.
Thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành học theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1, 2) của cùng một đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN. Số nguyện vọng cụ thể do hội đồng tuyển sinh (HĐTS) của các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN quy định.
Thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định để đổi nguyện vọng trong cùng đơn vị đã nộp hoặc ĐKXT vào đơn vị đào tạo khác.
Thí sinh có thể đăng ký trực tuyến qua cổng thông tin xét tuyển của ĐHQGHN hoặc gửi phiếu ĐKXT qua đường bưu điện.
Thí sinh làm thủ tục thay đổi nguyện vọng ĐKXT trực tiếp tại đơn vị đào tạo hoặc hủy ĐKXT trực tuyến (không thực hiện hủy ĐKXT qua đường bưu điện).
Theo PV/VOV.VN
Một thí sinh mất tích ngay sau khi thi THPT Quốc gia Khi tất cả các thí sinh làm xong bài thi và ra về, người nhà em Lê Thị Phương chờ mãi nhưng không thấy thí sinh này xuất hiện. Sáng nay 5.7, người nhà thí sinh Lê Thị Phương (SN 1996) trú tại xã Quang Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đến Công an phường Hưng Bình, TP Vinh trình báo việc em...