Kiến trúc sư Hà Nội trăn trở về nhà vệ sinh vùng khó khăn
Hoàn thành dự án vườn vệ sinh ở Cao Bằng và Điện Biên, anh Đoàn Thanh Hà muốn mở rộng bởi ‘vấn đề này chưa bao giờ hết nhức nhối’.
Bước vào văn phòng công ty của kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà và cộng sự ở Hà Đông (Hà Nội), nhiều người ngạc nhiên vì ngay hành lang khá hẹp có chiếc bàn trưng bày hai mô hình bằng tre mô phỏng vườn vệ sinh cho học sinh vùng cao.
“Không phải chúng tôi mới thiết kế và thực hiện hai công trình này, nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt. Đó là chuỗi dự án vì cộng đồng dễ bị tổn thương và mang theo thông điệp lớn”, anh Hà chia sẻ.
Công trình vườn vệ sinh ở Điện Biên do anh Đoàn Thanh Hà và cộng sự thiết kế. Video: NVCC
Năm năm tìm hiểu và hai dự án được hoàn thành
Ngay từ khi thành lập công ty, anh Hà đã rất quan tâm các vấn đề dân sinh xã hội. Năm 2009, khi đi khảo sát các vùng nông thôn ở Hà Giang để lấy tư liệu tham dự cuộc thi kiến trúc, anh thấy rõ sự vắng mặt của vấn đề vệ sinh và đã đề xuất một mẫu nhà trình tường với sự kết hợp khu vệ sinh, khu xử lý chất thải từ gia súc (biogas). Đồ án sau đó đoạt giải quốc tế FuturArc 2010.
Năm 2013, khi biết 1/4 tổng số trường học ở Việt Nam không có nhà vệ sinh, trong khi việc tiếp cận nhà vệ sinh được Liên Hợp Quốc quy định như quyền của con người, anh rất trăn trở và bắt đầu lên mạng tìm hiểu.
Giật mình khi thấy có quá nhiều thầy cô và học sinh phải giải quyết nhu cầu cơ bản bên triền đồi, bờ ruộng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe, anh Hà nghĩ cần làm gì đó giúp đỡ và nâng cao ý thức vệ sinh. Anh cùng cộng sự bắt đầu chọn địa điểm, khảo sát và lên kế hoạch thực hiện một công trình hoàn toàn miễn phí cho thầy trò vùng cao.
Địa điểm đầu tiên được nhóm kiến trúc sư Hà Nội lựa chọn là trường PTCS Sơn Lập (Bảo Lạc, Cao Bằng), nơi có 485 học sinh từ mẫu giáo tới THCS, nhưng toàn bộ cơ sở vật chất không đủ tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện sử dụng và đặc biệt là không có nhà vệ sinh, khu tắm giặt.
Từ khảo sát thực tế, nhóm anh Hà thiết kế không gian “vườn vệ sinh” cho trường với sự kết hợp của nhà vệ sinh, khu tắm giặt, rửa và lớp màng thực vật (cây, rau) ở bốn phía trên mặt đứng, vườn bậc thang xung quanh nhằm phục vụ nhiều mục đích, từ vệ sinh cá nhân đến cung cấp lương thực, tạo cảnh quan.
Vật liệu phần kín được sử dụng là tôn, gạch để đảm bảo độ bền vững. Ngoài ra, nhóm thiết kế dùng các vật liệu sẵn có ở địa phương như tre, ống cống với cách thức xây dựng đơn giản như chốt, buộc, treo gác, đủ để neo, giằng liền khối, đủ sức sống chung với lốc xoáy và khí hậu nơi đây.
Anh Hà cho biết các vật liệu đều có tuổi thọ lâu dài. Những thanh tre tưởng chừng dễ hư hỏng nhưng khi được xử lý cẩn thận, tuổi thọ có thể lên tới 20 năm.
Công trình cũng được xử lý hiệu quả việc thông gió, chiếu sáng tự nhiên, dùng pin mặt trời chuyển hóa thành điện chiếu sáng, tận dụng nước mưa, tái sử dụng nước thải và nước sinh hoạt bởi điều kiện điện nước khó khăn. Tổng chi phí công trình chỉ khoảng 70 triệu đồng.
Tre, ống cống – những vật liệu có sẵn ở Cao Bằng được đưa vào công trình. Ảnh: NVCC
Sau khi hoàn thành dự án vườn vệ sinh ở Cao Bằng, anh Hà nhận được lời mời hợp tác từ UNICEF trong dự án tương tự ở trường tiểu học Ta Ma (Tuần Giáo, Điện Biên). Nhờ sự tài trợ từ UNICEF, khu vườn vệ sinh ở đây đã đạt đến chuẩn chung của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế trong việc đáp ứng số lượng học sinh.
Nó được mở rộng gấp đôi so với ở Cao Bằng, có 8 phòng tắm, 8 phòng tiêu, 8 chỗ tiểu, 8 chỗ rửa, 10 chỗ giặt chia đều cho hai bên nam, nữ, đáp ứng nhu cầu của 320 học sinh. Do vị trí và khí hậu ở Điện Biên và Cao Bằng tương đối giống nhau nên thiết kế và vật liệu cơ bản không khác.
Đã quay trở lại thăm trường vào năm ngoái, anh Hà vui mừng khi được thầy cô ở đây đánh giá tích cực.
Trăn trở về nhà vệ sinh học đường ở Việt Nam, đặc biệt vùng khó khăn
Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cho rằng việc được tiếp cận thiết bị vệ sinh là quyền của con người và nhu cầu về nhà vệ sinh chưa bao giờ giảm. Thế nhưng, vấn đề này trong trường học lại chưa bao giờ hết nhức nhối, khiến anh và nhiều phụ huynh bức xúc.
Học sinh nhiều trường vẫn phải đi vệ sinh nhờ, thậm chí đi thẳng ra môi trường tự nhiên. Ở thành phố, nhà vệ sinh được xây dựng đạt chuẩn thì lại rất bẩn khiến các con không dám đi. “Đây là chuyện nghiêm trọng mà những người trong ngành phải chịu trách nhiệm. Trên phương diện kiến trúc, tôi và đồng nghiệp chỉ có thể hỗ trợ phần nào về giải pháp và định hướng. Tôi luôn muốn lồng ghép những thông điệp vào công trình do mình thực hiện”, anh Hà nói.
Kiến trúc sư chia sẻ ngay khi bắt đầu khảo sát để làm dự án vườn vệ sinh ở Cao Bằng vào năm 2013, anh đã nghĩ rằng không thể đơn thuần xây dựng cho trường một công trình to đẹp mà không nghĩ tới việc làm sao để thay đổi hành động của họ một cách tích cực. Anh cũng khẳng định không có công trình, vật liệu nào là trường tồn. Cách bền vững nhất là để người dân tự làm, để họ biết yêu lấy thành quả của mình, rồi sẽ vui vẻ tự tay bảo dưỡng không gian đó.
Từ khâu chọn vật liệu, anh đã hướng tới những thứ có sẵn ở địa phương và có thể tái sử dụng như ống tre, ống cống. Khi xây dựng, anh và cộng sự vận động để nhà trường và người dân cùng tham gia làm chứ không chỉ chờ cái gật đầu đồng ý cho làm từ họ. Như vậy, khi một vật liệu cần thay thế, khi công trình có hỏng hóc, người dân có thể tự sửa chữa. Thậm chí, khi có kinh phí và muốn mở rộng, họ có thể làm những dự án tương tự.
Ấp ủ có thể hỗ trợ xây dựng nhiều nhà vệ sinh học đường ở địa phương khó khăn, anh Hà hy vọng nhận được sự quan tâm của các tổ chức, các mạnh thường quân. “Không đủ sức để chi trả mọi kinh phí như khi xây dựng nhà vệ sinh ở Cao Bằng, nhưng chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quá trình thiết kế, định hình không gian và hướng dẫn kỹ thuật dự án, tương tự như công trình ở Điện Biên”, anh Hà nói.
Theo VNE
Nguy cơ tiềm ẩn không ngờ từ sự xuống cấp của nhà vệ sinh bẩn
Chính tại nơi mà sự an toàn của các em học sinh phải được đảm bảo nhất, là Nhà vệ sinh trường học, thì quyền riêng tư cơ bản lại bị xâm phạm ở mức báo động.
Khi quyền riêng tư cơ bản không được đảm bảo
Một điều có thể dễ dàng nhận thấy, là đa phần nhà vệ sinh trong các trường học được xây dựng ở một khu vực riêng nằm cách xa các dãy phòng học. Đáng lưu ý hơn, ở một số vùng nông thôn, khu vực vệ sinh chỉ được xây dựng tạm bợ trên một bãi đất trống nằm tách biệt khuôn viên trường.
Như trường hợp nhà vệ sinh trường tiểu học Vũ Quý (Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được xây dựng từ năm 1993, không điện, không nước, không cửa ra vào. Thậm chí, mái tôn của khu vệ sinh này cũng chỉ mới được hội phụ huynh hỗ trợ xây cất vào đầu năm học vừa qua.
Nhà vệ sinh Trường Tiểu học Vũ Quý xuống cấp nghiêm trọng, không cửa ra vào. (Ảnh: VTV)
Đây không phải là cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam. Điều này đã vô tình đi ngược lại những nguyên tắc về giáo dục giới tính cho trẻ, trong đó có đề cập đến việc bảo vệ "vùng riêng tư" trên cơ thể . Việc vô tư để học sinh sử dụng khu vệ sinh lộ thiên, không có cửa, thiếu mái che,... đã gián tiếp đẩy các em đến những nguy cơ về quyền riêng tư và xâm hại tình dục. Ngay tại ngôi trường của mình, nơi lẽ ra sự an toàn của các em phải được đặt lên hàng đầu, lại luôn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường. Ai dám đảm bảo rằng, kẻ xấu sẽ không lợi dụng thời cơ này để có những hành vi làm hại đến sự trong sáng của các em?
Nhà vệ sinh bẩn - bao giờ cho đến hồi kết?
Trong những năm gần đây, thực trạng nhà vệ sinh bẩn vẫn chưa được cải thiện đáng kể dù ngành giáo dục thực hiện nhiều nỗ lực nhằm mang lại môi trường học đường an toàn và thân thiện cho những mầm non tương lai đất nước.
Nhiều thống kê từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đã chỉ ra những con số rất đáng lo ngại về thực trạng nhà vệ sinh xuống cấp ở các trường học. Theo số liệu khảo sát tháng 9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hà Nội có 2.622 trường học các cấp và 100% đều có nhà vệ sinh, thế nhưng, con số nhà vệ sinh không đạt chuẩn trên toàn thành phố lên tới 2.700. Theo một báo cáo khác của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Gia Lai, trong 26 đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh, có tới hơn 50% công trình nhà vệ sinh được xếp vào diện xuống cấp nghiêm trọng. Ngay cả một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia nằm ở trung tâm TP. Pleiku cũng khiến dư luận giật mình khi 1.200 học sinh nơi đây phải chia nhau sử dụng 13 nhà vệ sinh trong suốt nhiều năm liền.
Công cuộc cải thiện nhà vệ sinh rất cần sự chung tay của cả xã hội.
Tất nhiên, không thể không kể đến nhiều đơn vị trường học đã bắt đầu có sự quan tâm và đầu tư nghiêm túc để mang đến không gian học đường toàn diện với không chỉ phòng học đạt chuẩn, mà là hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ, khang trang, thoáng mát. Trường tiểu học Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một trong số ít trường học sở hữu nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn: trong nhà vệ sinh luôn có khăn lau tay, xà phòng, giấy vệ sinh và nước tẩy rửa; bên trên bồn rửa tay được trang trí các bình hoa, gương...; nền nhà khô ráo, đủ ánh sáng và có độ thông thoáng. Thế nhưng, số lượng các trường học thực hiện chuẩn hóa khu vệ sinh vẫn còn cực kỳ hạn chế. Công cuộc giải cứu nhà vệ sinh bẩn sẽ còn cần nhiều thời gian, và quan trọng hơn là sự nhìn nhận nghiêm túc và hành động thiết thực từ Ban giám hiệu cũng như Hội phụ huynh ở mỗi nhà trường.
Nhận thức được vấn đề cấp bức về tình trạng nhà vệ sinh bẩn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe lẫn tinh thần của nhiều thế hệ học sinh tại Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, chương trình cộng đồng "cùng Vim góp toilet sạch khuẩn" đã mang lại ý nghĩa thiết thực thông qua các hoạt động góp sức tạo nên nhà vệ sinh sạch khuẩn cho các em học sinh.
Theo đó, với mỗi một chai Vim bạn mua, bạn đã đóng góp 1.000 đồng để xây dựng nhà vệ sinh mới sạch khuẩn và an toàn cho học sinh Việt Nam. Từ 2008 đến nay, VIM đã đồng hành xây dựng được hơn 900 toilet sạch khuẩn. Chương trình được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần nâng cao điều kiện vệ sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các địa phương còn thiếu thốn các cơ sở hạ tầng dành cho giáo dục.
Theo Dân trí
Cấm trò chuyện ở hành lang, trường học Anh bị phản ứng Phụ huynh cho rằng nhà trường đang áp dụng phương pháp phản giáo dục, tập trung vào kiểm soát và trừng phạt. Trường trung học cơ sở Ninestiles (Acocks Green, Birmingham, Anh) yêu cầu học sinh giữ im lặng hoàn toàn khi di chuyển giữa các lớp học. Nếu không tuân thủ, hình phạt ban đầu các em phải đối mặt là bị...