Kiên trì chạy bộ liên tục 50 ngày tôi “ngộ ra” những điều cực đắt giá: Giá của những chiếc áo đẫm mồ hôi luôn rẻ hơn giá của chiếc áo bệnh nhân!
Những lợi ích và bài học tuyệt vời về sức khỏe từ việc kiên trì chạy bộ trong 50 ngày liên tiếp của tác giả Matt Frazier được chia sẻ trên trang Nomeatathlete.com.
Sau hai tháng gần như không tập thể dục, tôi quyết định đã đến lúc phải bắt đầu chạy lại. Việc duy trì chuỗi luyện tập liên tục vốn không nằm trong dự định của tôi. Thế nhưng những gì học được về cách bộ não gắn kết các nếp hành động hàng ngày thành những thói quen đã thôi thúc tôi duy trì việc chạy bộ mỗi ngày hơn là chỉ thực hiện một ngày mỗi tuần.
Tôi đã bắt đầu những ngày đầu tiên với 20 phút chạy mỗi ngày. Mỗi tuần tôi thêm 10 phút chạy, cho tới khi chinh phục 70 phút chạy. Sau 50 ngày thực hiện chuỗi luyện tập, tôi đã nhận được những lợi ích và bài học đáng kinh ngạc.
Dưới đây là những điều tôi học được sau chuỗi luyện tập chạy bộ 50 ngày liên tiếp:
1. Chạy bộ thì rẻ hơn các khóa trị liệu. Những chiếc áo đẫm mồ hôi vì luyện tập luôn rẻ hơn những chiếc áo bệnh nhân trong bệnh viện. Thật vậy, duy trì việc chạy bộ trong 50 ngày liên tiếp đã cải thiện tâm trạng của tôi rất nhiều. Tôi nhận thấy bản thân trở nên vui vẻ và ít căng thẳng hơn, đến mức vợ tôi cũng ngạc nhiên về điều đó.
2. Chạy là thời gian tốt để luyện tập thiền.
3. Bạn sẽ nhận thấy những thay đổi lớn về vóc dáng cơ thể.
4. Bạn sẽ bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn.
5. Bạn có năng lượng để làm các nhiệm vụ khác trong ngày.
6. Bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn.
7. Trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện.
8. Khoảng 15 phút sau khi chạy xong, bạn sẽ cảm thấy cơ thể có một nguồn năng lượng tuyệt vời.
9. Bạn sẽ kiên trì hơn khi chạy bộ vào buổi sáng và bạn sẽ không còn bị ám ảnh về mục tiêu luyện tập trong suốt cả ngày nữa.
10. Bạn thường chạy nhanh hơn vào chiều tối.
Video đang HOT
11. Chạy bộ vào buổi chiều giúp bạn giảm căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
12. Nếu bạn không có một thời gian cụ thể cho việc chạy, nó sẽ dễ bị lãng quên.
13. Chạy trên các địa hình đồi dốc ngay sau bữa tối là một ý tưởng khủng khiếp.
14. Lựa chọn những đôi giày thoải mái.
15. Chọn trang phục chạy thoải mái và thấm mồ hôi tốt.
16. Hạn chế mang theo đồ ăn và nước khi chạy.
17. Uống nước táo lạnh sau khi chạy có vị ngon hơn bất kỳ loại bia nào.
18. Cơ thể của bạn sẽ thích nghi nhanh với sức nóng. Sau khi chạy vài bước đầu tiên, bạn sẽ thoải mái với cái nóng.
19. Sau khi tập chạy được ít nhất sáu tuần, thỉnh thoảng hãy tăng tốc rồi trở về tốc độ thường để có thân hình cân đối và giảm cân.
20. Tăng cường độ từng bước một. Cường độ luyện tập của tuần sau không được nhiều hơn 10% so với tuần trước.
21. Củng cố toàn cơ thể. Các cơ bắp yếu dễ bị tác động của chấn thương. Cứ hai tuần một lần hãy dành ra 20 phút để thực hiện một bài tập làm tăng cường tất cả các nhóm cơ chính.
22. Chạy bộ khiến cơ bắp trở nên ngắn và căng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể tạo chấn thương. Vì vậy, hãy duỗi các cơ sau khi khởi động và sau khi chạy.
23. Bạn có thể chuyển từ chế độ không động lực sang chế độ đầy đủ động lực sau hai tuần luyện tập kiên trì. Chìa khóa là truyền cảm hứng bằng việc đọc và sử dụng các công cụ thay đổi thói quen để bắt đầu.
24. Đặt mục tiêu chạy theo thời gian sẽ giúp bạn ít căng thẳng hơn khi đặt mục tiêu chạy theo số km.
25. Hãy thử chạy và không cần tới nhạc. Lắng nghe hơi thở của bản thân khá thú vị.
26. Đừng lấy cớ cho bản thân một ngày nghỉ ngơi để phục hồi. Bạn sẽ phá vỡ chuỗi luyện tập của mình và khó luyện tập trở lại đều đặn.
27. Bắt đầu việc luyện tập một cách dễ dàng và kiên nhẫn sẽ giúp bạn gắn bó với việc luyện tập hơn đặt ra những yêu cầu quá cao. Tôi bắt đầu chỉ với 20 phút mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Đối với một số người, 5 phút có thể là đủ để bắt đầu xây dựng một thói quen.
28. Khi bạn có một thói quen hàng ngày, bạn có thể sử dụng nó như một lời nhắc nhở hoặc kích hoạt cho các thói quen khác. Ví dụ, 5 phút cuối của mỗi lần chạy, trong khi thở chậm và hạ nhiệt, tôi dành thời gian để nhắc nhở bản thân về tất cả những điều tôi cảm thấy biết ơn.
4 quy tắc để duy trì thói quen chạy thông minh
Việc duy trì thói quen chạy bộ mỗi ngày đem đến những lợi ích không thể chối cãi. Sau khi nghiên cứu một số hướng dẫn của các chuyên gia huấn luyện và tự mình trải nghiệm, tôi đã phát triển được một vài quy tắc cơ bản cho người mới bắt đầu.
Nguyên tắc thứ nhất – bắt đầu một cách dễ dàng: Đừng đặt ra yêu cầu quá sức đối với bản thân khi vừa bắt đầu chuỗi luyện tập. Thay vào đó, hãy đặt ra những mục tiêu dễ dàng trước tiên, 10 phút hoặc 1km mỗi ngày là con số lý tưởng cho người mới bắt đầu. Theo thời gian, bạn có thể tăng mức tối thiểu, nhưng hãy chắc chắn rằng chúng không làm bạn mệt mỏi và từ bỏ vì kiệt sức.
Nguyên tắc thứ hai – đặt ngày kết thúc: Đặt ra ngày kết thúc chuỗi luyện tập sẽ giúp bạn có động lực để ra khỏi nhà. Hãy lên kế hoạch cho một chuỗi chạy liên tục, đánh dấu khoảng thời gian luyện tập có thể là 30 ngày, 50 ngày, hoặc 100 ngày tùy theo bạn. Bạn cũng có thể tiếp tục gia hạn chuỗi chạy nếu cảm thấy nó thực sự mang lại những hiệu quả cho sức khỏe tinh thần và thể chất của mình.
Nguyên tắc thứ ba – vượt qua những ngày khó khăn: Sẽ có những ngày bạn chỉ muốn ngủ nướng, hay không muốn ra ngoài. Đó là một phần của chuỗi luyện tập, và hãy thúc ép bản thân không được bỏ cuộc.
Nguyên tắc thứ tư – dừng lại đúng lúc: Nếu sau một vài tuần thực hiện chuỗi luyện tập và bạn hoàn toàn không thấy lợi ích cũng như bạn bắt đầu ghét việc chạy bộ, hoặc có nguy cơ bị chấn thương thì hãy kết thúc việc luyên tập. Hãy biết giới hạn của bản thân và dừng lại đúng lúc.
Cuộc sống lạc quan nơi tuyến đầu chống dịch
"Hết cách ly, việc đầu tiên tôi làm là về nhà, rồi đưa vợ đi chơi, đi ăn để bù đắp những ngày xa cách", chàng bác sĩ trẻ mỉm cười mơ màng.
Tình nguyện trực chiến ở bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP HCM), bác sĩ Huỳnh Hồng Phát, 30 tuổi, đã không gặp bố mẹ và người vợ mới cưới năm ngoái suốt hơn một tháng nay. Hôm biết anh lên tuyến đầu chống Covid-19, bố mẹ và vợ thoáng chút lo lắng, nhưng tất cả đều ủng hộ anh. Một ngày giữa tháng ba, anh gom chút quần áo, điện thoại và laptop chuyển "hộ khẩu" vào đây, tập trung chống dịch. Mỗi tối không phải trực, sau 20h, anh mở điện thoại, gọi facetime về cho vợ để thỏa nỗi nhớ.
Trừ việc không được ở bên gia đình, đối với bác sĩ Phát, công việc và cuộc sống ở bệnh viện tuyến đầu không có gì khác biệt và nguy hiểm như nhiều người lo sợ, dù đây là bệnh viện tiếp nhận đa số các ca dương tính với nCoV của thành phố. "Mỗi khi có bệnh nhân mới nhập viện, chúng tôi vẫn tiếp đón bình thường, không thấy sợ gì vì đã thực hiện các biện pháp bảo hộ cho mình đầy đủ. Khi có bệnh nhân xuất viện thì thực sự vui, vì biết công việc mình làm có hiệu quả", bác sĩ chia sẻ.
Tại bệnh viện dã chiến với 300 giường bệnh xây trong khuôn viên đầy cây xanh của trường Quân sự thành phố ở ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Hồng Phát và các đồng nghiệp tự nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho bản thân bằng những hoạt động chạy bộ, đạp xe, hay chơi cầu lông. Trong các hoạt động tập thể đó, tất cả đều có ý thức giữ gìn an toàn, đeo khẩu trang và cách người gần nhất tối thiểu hai mét.
Từ hôm 9/4, khi xe cà phê Ông Bầu xuất hiện ở khu hành chính, mỗi sáng, bác sĩ Phát có thêm niềm vui được thưởng thức món đồ uống yêu thích của mình, giúp anh có một ngày làm việc tỉnh táo và hiệu quả hơn. "Thức uống cũng đa dạng, hình thức bắt mắt và thơm ngon, mát lạnh. Giờ tôi biết tới thương hiệu cà phê Ông Bầu rồi, sau này khi hết dịch nhất định vẫn sẽ tìm quán để mua tiếp", anh chia sẻ.
Cà phê là thức uống quen thuộc mỗi buổi sáng của bác sĩ Phát, giúp anh có một ngày làm việc tỉnh táo và hiệu quả hơn. Ảnh: Hoài Phố
Xe cà phê lưu động thương hiệu Ông Bầu do bầu Đức (Hoàng Anh Gia Lai), bầu Thắng (Đồng Tâm Long An), bầu Hải (NutiFood), những doanh nhân mê bóng đá sáng lập, đã trở thành nơi lui tới của Hồng Phát cũng như nhiều y bác sĩ khác trong những phút giải lao giữa một ngày làm việc căng thẳng. Dù ngồi nhâm nhi từng ngụm hay uống vội để kịp giải quyết núi việc đang chờ, mỗi người đều cảm thấy được tiếp thêm năng lượng để làm việc hiệu quả hơn. Thực đơn mà cà phê Ông Bầu mang đến cho các y bác sĩ phong phú, từ các loại cà phê thơm ngon đen, sữa, macchiato, cho đến thức uống bổ dưỡng như hồng trà latte, trà sữa trân châu, trà ổi hồng hạt boba, sữa chua trân châu, sữa chua uống vải...
"Mấy tuần nay xa thành phố, chị em ở đây thèm trà sữa dữ lắm. Nhờ có xe cà phê tới đây phục vụ miễn phí nên mọi người uống mỗi ngày luôn. Em thích cà phê nên bữa nào buồn ngủ lại ra nhờ pha một ly đen hoặc sữa, uống xong là tỉnh táo liền", nữ bác sĩ trẻ tên Ngọc Các đang đứng chờ được phục vụ nước chia sẻ.
Kể từ ngày Cà phê Ông Bầu vượt đường xa để tiếp sức các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, Trọng Nghĩa và một đồng nghiệp khác cũng chấp nhận xa gia đình để làm việc và sinh hoạt ngay trong khu cách ly tại bệnh viện Dã chiến Củ Chi, cách nhà khoảng 40 km.
Những ly nước được Nghĩa cùng đồng nghiệp cẩn thận pha chế gửi tặng các bác sĩ nơi bệnh viện tuyến đầu. Ảnh: Hoài Phố.
"Xe cà phê đặt tại khu hành chính của trường Quân sự, còn cách khu cách ly một đoạn đường. Xung quanh toàn nhân viên y tế, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định an toàn, như đeo khẩu trang, mặt nạ chống giọt bắn, nước rửa tay sát khuẩn, nên không có gì phải sợ cả", Nghĩa khẳng định.
Mỗi ngày, xe cà phê mở bán từ 7h-17h, Nghĩa và đồng nghiệp luôn có mặt từ trước 6h30 để chuẩn bị. Buổi sáng, các y bác sĩ thường uống cà phê và trà, buổi chiều thì hay chọn sữa chua.
Nghĩa hồ hởi kể có một bác sĩ đã tâm sự với cậu rằng có đọc trên báo về cà phê Ông Bầu từ trước, nhưng chưa có dịp uống thử vì dịch bệnh. Nay được cà phê Ông Bầu đến phục vụ miễn phí ngay bệnh viện nên rất vui. Theo kế hoạch, Nghĩa và đồng nghiệp sẽ ở lại bệnh viện dã chiến Củ Chi đến khoảng 30/4.
Điều dưỡng Lê Hiếu vui vẻ khoe ly nước vừa nhận được từ quầy cà phê 0 đồng của Ông Bầu. Ảnh: Hoài Phố
Ở cách xa Nghĩa, các đồng nghiệp khác của cậu cũng đang quản lý xe cà phê Ông Bầu ở Bệnh viện Điều trị Covid-19 tại Cần Giờ và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Thuận, nhân viên pha chế của cà phê Ông Bầu đang phục vụ tại Cần Giờ tâm sự: "Tới đây rồi mới thấy, các y bác sĩ rất cực khổ, túc trực cả ngày lẫn đêm. Mình rất vui vì có thể góp một phần nhỏ bé, giúp các bác sĩ đang ngày đêm chống dịch thêm thư giãn thoải mái, để tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh cam go".
Kim Anh
Thể thao thời "giãn cách xã hội" Trong thời điểm cả nước đang tập trung thực hiện "giãn cách xã hội", các hoạt động thể thao mang tính cộng đồng đều dừng lại. Tuy nhiên, người dân không vì thế mà ngưng hẳn việc rèn luyện thể chất và ngành thể thao các địa phương luôn sẵn sàng cho ngày trở lại. Hồ bơi do Trung tâm Văn hóa -...