Kiên trì bảo đảm chất lượng
Thời điểm này, các trường học thuộc thành phố Hà Nội đã hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ 1 năm học 2021-2022 theo đúng kế hoạch thời gian năm học.
Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, hầu hết học sinh phải học trực tuyến từ đầu năm học đến nay, song với sự chỉ đạo sát sao của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự đồng hành của phụ huynh, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã khắc phục khó khăn, triển khai nhiều giải pháp, kiên trì mục tiêu bảo đảm chất lượng.
Một tiết học của học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Nguyễn Quang
Hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch
Hiện các trường học thuộc thành phố Hà Nội đã hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ 1 năm học 2021-2022 theo đúng kế hoạch thời gian năm học do UBND thành phố Hà Nội ban hành. Dù tổ chức dạy học trực tiếp hay trực tuyến, việc bảo đảm an toàn cho học sinh được toàn ngành xác định là mục tiêu hàng đầu.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, với kinh nghiệm từ năm học trước, thầy và trò nhà trường luôn trong trạng thái sẵn sàng chuyển đổi hình thức dạy – học từ trực tuyến sang trực tiếp và ngược lại, tùy thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19. Vì vậy, tiến độ thực hiện chương trình học kỳ 1 không bị ảnh hưởng. Kết quả này còn có sự hỗ trợ rất lớn từ phụ huynh học sinh và cơ quan y tế.
Tương tự, các trường học ở huyện Mê Linh cũng đã linh hoạt tổ chức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến theo cấp độ của dịch Covid-19 tại từng thời điểm. “Với tinh thần không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau, từ đầu năm học tới nay, gần 300 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện đã được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, giúp cho công tác dạy học bảo đảm chất lượng hơn”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh Nguyễn Văn Hậu thông tin.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Mai Lan, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Bát Tràng (huyện Gia Lâm) chia sẻ: “Mối lo lớn nhất là học sinh lớp 1 khó có thể học trực tuyến đã được giải tỏa. Các con đã biết đọc, viết một đoạn ngắn và làm tính trong phạm vi 10″. Còn em Nguyễn Thái An, học sinh lớp 9A4, Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) bày tỏ: “Em đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và mong muốn sớm được trở lại trường; được giảm áp lực bằng việc giảm số môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10″.
Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Liên Ninh (huyện Thanh Trì) sát khuẩn tay trước khi vào lớp học. Ảnh: Đỗ Tâm
Giảm thiểu tác động của dịch bệnh
Nhằm hoàn thành “nhiệm vụ kép”, các đơn vị thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu những khó khăn, tác động của dịch bệnh đến chất lượng giáo dục.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông) Phương Thị Thìn cho biết, đây là năm đầu tiên học sinh lớp 2 học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Xác định dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, nhà trường kiên trì đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng và bổ sung kho học liệu, rèn học sinh kỹ năng trình bày suy nghĩ. Với các khối lớp còn lại, việc duy trì ý thức, nền nếp học tập vẫn là giải pháp được coi trọng.
Còn theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình Nguyễn Công Dương, hầu hết học viên có điểm “đầu vào” thấp, nên đơn vị tập trung dạy học kiến thức trọng tâm, chắt lọc những nội dung cơ bản nhất để các em đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông. Ngoài ra, việc giám sát mức độ chuyên cần của học viên trong từng buổi học được tăng cường, đồng thời tiếp tục quan tâm, hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em không bị gián đoạn việc học tập.
Trong khi đó, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ Nguyễn Đức Hòa thông tin, các nhà trường luôn ưu tiên, hỗ trợ tối đa cho học sinh lớp 9, bảo đảm 100% học sinh đáp ứng tốt với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Với 13 trường đang dạy học trực tiếp, Phòng chỉ đạo tận dụng tối đa thời gian học sinh học tại trường để rà soát, bổ sung kiến thức cần thiết. Các trường còn lại tập trung hỗ trợ học sinh về mọi mặt, dạy học bám sát nội dung trọng tâm, chú trọng dạy học đồng đều các môn học.
Về tình hình tổ chức dạy học trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho rằng, dù dạy học trực tuyến hay trực tiếp, các nhà trường đều có nhiều giải pháp để bảo đảm chất lượng; tổ chức kiểm tra, đánh giá bảo đảm công bằng, thực chất. Việc tổ chức cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ở địa bàn đủ điều kiện an toàn trở lại trường học trực tiếp nhận được sự đồng thuận cao, giúp các em tự tin trước các kỳ thi.
Với ý kiến đề xuất công bố sớm môn thi thứ tư của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023, ông Phạm Xuân Tiến cho biết, ngoài ba môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, học sinh sẽ biết môn thi thứ tư vào tháng 3 hằng năm. Đây là quy định đã được duy trì nhiều năm nay, nhằm bảo đảm học sinh được học đầy đủ các môn học trong chương trình, tránh hiện tượng học lệch. Sở yêu cầu các trường dạy học bảo đảm yêu cầu tối thiểu cần đạt, không thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp; đồng thời tổ chức dạy học linh hoạt theo cấp độ dịch để vừa bảo đảm an toàn, vừa giữ vững chất lượng. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của chuyên gia và căn cứ tình hình dịch bệnh, Sở sẽ tham mưu UBND thành phố Hà Nội quyết định về phương án thi cụ thể, với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho học sinh.
Hà Nội yêu cầu giãn thời gian đóng học phí cho học sinh
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí cho học sinh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành GD-ĐT Hà Nội.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022.
Tổ chức dạy học trực tiếp nếu dịch bệnh được kiểm soát
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục, phối hợp với Sở Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với dịch.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Ngành Giáo dục thực hiện tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. (Ảnh: M. Hà).
Chỉ đạo thực hiện tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến, không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ em mầm non mà cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em thông qua hoạt động truyền thông, hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ em thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Ngành Giáo dục cần quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học.
"Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp học, ngành học, các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục 2018 chất lượng, hiệu quả...", văn bản nêu rõ.
Kịp thời hỗ trợ người lao động, cơ sở giáo dục ngoài công lập
Cũng tại văn bản này, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT tham mưu UBND thành phố ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
Thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và hỗ trợ học sinh có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để học sinh nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
Kịp thời thực hiện hỗ trợ người lao động, cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; thực hiện đầy đủ các chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Cùng với đó, TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua đổi mới trong quản lý và giảng dạy, kịp thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến quản lý và dạy học, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể kéo dài.
Năm học 2021-2022, Thanh Hóa tổ chức hoạt động giáo dục theo 3 cấp độ Trong năm học mới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức hoạt động giáo dục theo 3 cấp độ để phòng, chống dịch với các hình thức dạy học trực tiếp, dạy trực tuyến hoặc qua truyền hình. Học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa có văn bản về...