Kiến thức tích hợp môn Khoa học Tự nhiên: Đảm bảo tính khoa học và nhất quán
Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học mới (so với chương trình giáo dục hiện hành), là môn học tích hợp phát triển từ môn “Tìm hiểu tự nhiên” ở các lớp 4, 5.
ảnh minh họa
KHTN là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9 của THCS và là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT. GD&TĐ đã có cuộc với PGS.TS Mai Văn Hưng, Chủ nhiệm bộ môn KHTN, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) về những đổi mới trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới môn KHTN.
Thưa PGS.TS Mai Văn Hưng, ông đánh giá như thế nào về tính ưu việt của môn KHTN trong chương trình PT mới?
Học để làm gì, đó là câu hỏi có rất nhiều đáp án, trong đó “học để thích nghi với môi trường sống” là một đáp án rất quan trọng, mà muốn thích nghi thì con người cần phải giải quyết được những vấn đề do môi trường sống đặt ra, trong đó có môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, các vấn đề trong môi trường sống tự nhiên không thể sử dụng kiến thức của một môn học riêng rẽ nào có thể giải quyết được triệt để và thấu đáo. Nếu môn KHTN bao gồm các kiến thức tích hợp bởi Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất chính được triển khai thành công thì nó có tính ưu việt hơn hẳn các đơn môn trong việc giải quyết vấn đề “học để thích nghi”.
Trong môn KHTN, những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung, PGS đánh giá như thế nào về vấn đề tích hợp trong môn học này?
Nguyên lý và khái niệm là những nội dung đòi hỏi tính thống nhất, chỉnh thể và chính xác rất cao. Trong KHTN, điều này có thể coi như chân lý, nếu ở mỗi cấp học các nguyên lý hay khái niệm lại thay đổi khi nói về cùng một sự vật hay hiện tượng thì điều đó là không được.
Vì thế trong chương trình môn KHTN, các nguyên lý hay khái niệm được trình bày thống nhất xuyên suốt các mạch nội dung là rất cần thiết vừa đảm bảo tính khoa học vừa khẳng định tính nhất quán trong tư duy nhận thức.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm trong chương trình môn học KHTN được đánh giá cao, theo PGS, cần phải đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá như thế nào trong quá trình đổi mới?
Học kiến thức gắn liền với thực nghiệm khoa học về các kiến thức, trên cơ sở đó vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn là xu thế hiện nay trên phạm vị toàn cầu. Chúng ta không thể đứng ngoài tiến trình lịch sử này của nhân loại. Để phù hợp với cách tiếp cận này, chúng ta cần có một số thay đổi như sau: Kiến thức môn học phải chỉ ra được việc học kiến thức này gắn với thực tiễn cuộc sống như thế nào; Học sinh cần được trực tiếp thực nghiệm trên lớp và thực hành tại địa phương những kiến thức học được.
Việc kiểm tra đánh giá cũng cần phải đổi mới theo hướng trả lời cho câu hỏi “học cái đó để làm gì?” hoặc tự mình phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tiễn chứ không đơn thuần là trả lời câu hỏi của thầy một cách thụ động.
Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn KHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới. Theo PGS, hướng triển khai trong các trường đã được thực hiện như thế nào?
Giáo dục STEM đúng là đang được quan tâm trên phạm vi toàn cầu và không chỉ STEM mà còn là STEAM (Science, Technology, Engineering, Art Mathematics). Thông qua việc liên kết với Hội đồng Anh, chúng ta đã triển khai tại nhiều trường phổ thông đặc biệt là các trường THCS. Cuộc thi Sáng tạo Khoa học & Kĩ thuật (ISEF) các cấp hiện nay chính là một trong những kết quả hiện thực hóa của giáo dục STEM.
Việc triển khai mở rộng mô hình này đang được Bộ GD&ĐT quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần có những chiến lược dài hơi, những đầu tư khoa học hơn nữa, bên cạnh đó cần có những kiểm tra đánh giá thực sự khách quan thì STEM mới mang lại hiệu quả thiết thực với thực tiễn của Việt Nam.
Sáng tạo trong tiếp cận dạy và học
Theo PGS, chương trình dự thảo môn học có phù hợp với học sinh hay không?
Video đang HOT
Chương trình dự thảo môn học về nội dung kiến thức có sự kế thừa của chương trình hiện hành, có những nội dung cập nhật với sự phát triển của khoa học nên về cơ bản là phù hợp với học sinh hiện nay. Tuy nhiên, các nội dung “Quan điểm xây dựng chương trình”, “Mục tiêu chương trình”, “Yêu cầu cần đạt”, “Nội dung giáo dục”, “Phương pháp giáo dục” trong dự thảo còn rườm rà, lặp lại hay giải thích
Ví dụ đoạn: “Quan điểm xây dựng chương trình: “Chương trình môn KHTN cụ thể hóa những mục tiêu và yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm: (i) Định hướng chung cho tất cả các môn học như: Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; (ii) Định hướng xây dựng chương trình môn KHTN ở cấp trung học cơ sở” nên bỏ vì các đề mục này được lặp lại trong các phần nhỏ sau đó.
Để chương trình có thể phát huy được định hướng phát triển năng lực người học, PGS có đề xuất gì?
Để chương trình có thể phát huy được định hướng phát triển năng lực, tôi có một số đề xuất sau:
Thứ nhất, cần phân biệt rõ “Năng lực” với “Kĩ năng” tránh sự chồng chéo khi sử dụng các thuật ngữ này, nên chăng định nghĩa đơn giản và mở hơn. “Năng lực là khả năng thích ứng của con người với môi trường sống”. Điều này giúp cho giáo viên có định hướng vĩ mô, từ đó họ có sự sáng tạo trong cách tiếp cận dạy và học theo hướng phát triển năng lực của chương trình.
Thứ hai, do có các nội dung kiến thức và phương pháp mới nên cần đào tạo lại (bồi dưỡng) các giáo viên trên diện rộng trực tiếp từ các trường đại học chuyên ngành có uy tín.
Thứ ba, việc dạy tích hợp liên môn thực sự là một thách thức lớn nhất đối với giáo viên hiện nay. Vì thế nội dung kiến thức trong sách giáo khoa cần được trình bày theo hướng tích hợp, thực sự đây cũng là thách thức đối với các tác giả viết sách hiện nay.
Thứ tư, cần có những tập huấn cho giáo viên nhằm chỉ rõ về cách dạy các môn tích hợp, cấu trúc các nội dung tích hợp, phương pháp thiết kế bài dạy tích hợp…
Thứ năm, việc xác định cho giáo viên chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp và linh hoạt với các mức độ yêu cầu dạy và học khác nhau tùy theo địa phương.
Theo Giaoducthoidai.vn
Sẽ bỏ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sau năm 2022?
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết sau khi đổi mới xong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự kiến năm 2022-2023), sẽ xét tốt nghiệp thay vì thi như hiện tại.
Chiều 12/4, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết chi phí cho chương trình là 77 triệu USD.
Đây là dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được Thủ tướng phê duyệt danh mục tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 8/4/2015. Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản, đồng thời là chủ dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2015-2020 tại Bộ GD&ĐT và 63 tỉnh, thành.
Lãnh đạo Bộ GD& ĐT đã phân công Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông nghiên cứu, đề xuất lộ trình thực hiện khi cấp THPT triển khai chương trình mới.
Hàng loạt tên gọi môn học mới
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, một số môn học sẽ có tên mới, như Thế giới Công nghệ (trước là Kỹ thuật và Công nghệ).
Môn Cuộc sống quanh ta (học từ lớp 1, lớp 2, lớp 3, đến lớp 4 và 5 sẽ phân thành Tìm hiểu tự nhiên và Xã hội. Giáo dục đạo đức - công dân có các tên: Giáo dục lối sống (tiểu học), Giáo dục công dân (THCS) và Công dân với Tổ quốc (THPT).
Môn Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ việc thực hành. Môn Lịch sử và Địa lý là phần tích hợp liên môn giữa Lịch sử và Địa lý, thay cho tên gọi Công dân với Tổ quốc được đưa ra trong dự thảo lần trước.
Phần tích hợp có thể hiểu như so sánh giữa hai căn biệt thự liền kề có một phần sân chung. Ví dụ, chương trình sẽ dạy vị trí địa lý của biển đảo ở môn Địa lý, phần cuộc đấu tranh giành biển đảo ở môn Lịch sử.
Môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật định hướng cho học sinh đi theo khối ngành ngành công an, quân đội.
Môn Chuyên đề học tập: Giải thích nội dung học tập có tính ứng dụng, liên quan kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của địa phương.
Khác với chương trình cũ, chương trình mới sẽ phân hóa thành các bộ môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa và môn tự chọn bắt buộc. Chương trình mới bắt đầu được triển khai từ năm học 2018-2019.
Trong đó, môn học bắt buộc có phân hóa nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần (mô-đun). Một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả học sinh. Một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Học sinh phải chọn môn học tự chọn bắt buộc trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, lớp 12 theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.
Thời gian thực hiện các môn học trong một năm (tương đương 37 tuần) bao gồm 35 tuần thực học dành cho những môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa và môn tự chọn bắt buộc. Hai tuần học dành cho môn tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương.
Học gì trong chương trình phổ thông mới?
Ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc là Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.
Các môn học bắt buộc có phân hóa là Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, cấp tiểu học còn có Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học 2 buổi/ngày, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).
Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Các môn học bắt buộc có phân hóa gồm Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Số tiết trong mỗi môn học ở bậc tiểu học và THCS.
Các môn học tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Lớp 10 bắt đầu được coi là lớp định hướng nghề nghiệp, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Lớp 11 và lớp 12 là giai đoạn phân hóa sâu của việc định hướng nghề nghiệp. Các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Các môn học bắt buộc có phân hoá: Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Các môn học tự chọn bắt buộc: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.
Học sinh tự chọn tối thiểu 3 môn học và một chuyên đề học tập trong các môn tự chọn bắt buộc phù hợp nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Số tiết trong mỗi môn học ở bậc THPT.
Có giảm tải so với chương trình cũ?
Trước băn khoăn chương trình giáo dục phổ thông mới thực chất có giảm tải áp lực học tập cho học sinh khi ở cấp THPT có đến 6 môn bắt buộc, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng các môn chủ yếu thực hành, chỉ học 2 tiết/tuần nên không gây quá tải. Thời lượng môn học theo chương trình mới được phân bổ tương đương với tỷ lệ của chương trình hiện hành và chương trình nước ngoài.
Trước đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến sẽ có môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là môn học tự chọn. Tuy nhiên, khi tham khảo các chuyên gia quốc tế cho rằng 3 môn học này nên dạy bắt buộc cho đến hết bậc THPT.
Các môn Giáo dục Thể chất và Quốc phòng An ninh là môn bắt buộc theo quy định của Luật, nếu có thay đổi chỉ có thẩm quyền của quốc hội.
Học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Quyên Quyên.
Khuyến khích học sinh tự phát hiện năng lực bản thân
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình phổ thông chính là sự thay đổi về phương pháp giáo dục.
Chương trình lấy người học là trung tâm, giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và tạo những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
Để giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, tăng cường trải nghiệm các công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số sẽ được đưa vào nhà trường.
Đặc biệt, không chỉ khuôn gói trong giờ học trên lớp, các hoạt động học tập còn được mở rộng ra ngoài khuôn viên nhà trường, tạo cơ hội cho học sinh bên cạnh việc học lý thuyết, làm bài tập, thực hành..., còn được tham quan, cắm trại, đọc sách, tham gia các sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Việc tổ chức học tập, vì thế, cũng đa dạng hơn: học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, theo ban soạn thảo chương trình, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Theo Zing
Dạy học tích hợp là xu hướng chung của chương trình môn học mới Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố chương trình môn học mới. Theo đó, trước khi đưa môn học vào dạy chính thức Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên. Chương trình học môn Ngữ văn là chương trình mở nên liên quan đến thi cử, đề thi cũng bám sát tính mở. Ảnh Hải Nam. Theo như đánh giá của...