Kiên Sehás – tấm gương sáng trong cộng đồng lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia
Kiên Sehás sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, trong gia đình Khmer Nam bộ, có tất cả sáu thành viên, gồm cha, mẹ, 3 anh chị và Sehás.
Với vốn kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Khmer sẵn có cùng niềm đam mê và tài năng âm nhạc dân tộc truyền thống Khmer, Sehás đã quyết định xin việc làm thêm ngoài thời gian học chính ngay từ năm học dự bị. Và em đã tìm được nơi cần tìm đến, để vừa thỏa niềm đam mê và mài dũa kỹ năng trình diễn nhạc cụ truyền thống.
Thời điểm Sehás còn cắp sách đến trường, dù hoàn cảnh gia đình gặp vô vàn khó khăn và địa phương cũng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường lớp, nhưng Sehás luôn có ý chí vươn lên và quyết tâm vượt mọi trở ngại trong cuộc sống để mong thành công trên con đường học vấn, thay đổi bản thân và góp phần phát triển diện mạo địa phương.
Trong suốt quá trình học Tiểu học, THCS rồi THPT, Sehás luôn là học sinh tiêu biểu của trường, của lớp cả về thành tích học tập và tham gia các hoạt động phong trào, từng được khen thưởng thành tích Hoàn thành xuất sắc phong trào Đội và Thiếu niên tỉnh Trà Vinh. Ước mơ cháy bỏng luôn được nung nấu với lòng nhiệt huyết và tràn đầy khát vọng trong cậu bé người Khmer Nam bộ khá nhỏ nhắn và nhiều “tài lẻ” này, cho đến một ngày Sehás chính thức bước chân vào giảng đường Đại học.
Năm 2013-2014, Sehás là sinh viên trường Đại học Trà Vinh, chuyên ngành Ngôn ngữ Khmer. Trong thời gian học tập, sinh sống tại ngôi trường này, Sehás luôn cần cù, chăm chỉ trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào, đặc biệt là phong trào văn nghệ của Đoàn trường.
Năm 2014, Sehás tham gia thi biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc Khmer tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng Khmer tỉnh Trà Vinh, chủ đề “Tiếng hát hay, tay đàn giỏi” và đạt được giải nhì cá nhân. Khi tham gia trong đội văn nghệ của Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Sehás được tặng Bằng khen từ Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khen thưởng chung toàn Đội, nhân Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù-kê Khmer Nam Bộ lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng; nhận được giấy khen từ Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh vì đã có thành tích xuất sắc trong Liên hoan nghệ thuật quần chúng Khmer “Tiếng hát hay, tay đàn giỏi” tỉnh Trà Vinh, lần thứ V năm 2014.
Bản thân Sehás còn là cán bộ Đoàn rất tích cực, nhạy bén, được đoàn viên thanh niên tin quý bầu làm Bí thư chi đoàn DA13NNK, khóa 2013 và đã đóng góp khá nhiều thành tích nổi bật vào hoạt động chung cho phong trào Hội, Đoàn của trường Đại học Trà Vinh.
Năm 2014, Sehás được Đài truyền hình VTV Cần Thơ 2 thực hiện phóng sự ngắn, với chủ đề: “Chàng trai đam mê âm nhạc dân tộc”, nói về thành tích học tập và tích cực góp phần gìn giữ Âm nhạc dân gian Khmer.
Và Sehás “bén duyên” làm cộng tác viên cho Đài Truyền hình VTV Cần Thơ 2 cũng từ thời điểm đấy đến nay, với vai trò dàn dựng, tham gia biểu diễn nhiều chương trình văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày Lễ lớn của dân tộc Khmer, nhất là các chương trình mang bản sắc Phum Sóc truyền thống của dân tộc Khmer được tổ chức tại các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang…
Đến với ngôi trường Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh (RUPP), Vương quốc Campuchia, Sehás tiếp tục phát huy tài năng của mình và không ngừng tỏa sáng trong học tập cũng như trong hoạt động phong trào do Đoàn Lưu học sinh Việt Nam, nhà trường RUPP, Đại sứ quán Việt Nam và các Bộ, Ngành Campuchia tổ chức.
Video đang HOT
Vừa đi làm, em vừa tranh thủ thời gian tham gia các khóa học ngắn hạn về văn nghệ (biểu diễn nhạc cụ truyền thống, nhạc Dù-kê, nhạc Môhori) tại trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Campuchia.
Tháng 9/2014, Sehás được trúng tuyển chuyên ngành Ngữ văn Khmer, hệ chính quy 5 năm của trường Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh, Campuchia theo chương trình học bổng diện Hiệp định được ký kết giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục – Thanh niên & Thể thao Campuchia. Ngay khi bước chân đến đất nước của những quần thể Angkor lừng danh, Sehás nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống, học tập tại RUPP.
Với vốn kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Khmer sẵn có cùng niềm đam mê và tài năng âm nhạc dân tộc truyền thống Khmer, Sehás đã quyết định xin việc làm thêm ngoài thời gian học chính ngay từ năm học dự bị. Và em đã tìm được nơi cần tìm đến, để vừa thỏa niềm đam mê và mài dũa kỹ năng trình diễn nhạc cụ truyền thống, vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống xa nhà và gửi đều đặn hàng tháng về giúp đỡ thân sinh đau ốm ở quê, vừa trau dồi nâng cao các kỹ năng Khmer ngữ, Anh ngữ. Đó chính là khách sạn năm sao Intercol – khách sạn nổi tiếng và lâu đời nằm trong lòng thủ đô Phnôm Pênh, nơi mà không ít nghệ sỹ bản địa muốn xin “vé” vào phục vụ cũng không hề dễ dàng.
Vừa đi làm, em vừa tranh thủ thời gian tham gia các khóa học ngắn hạn về văn nghệ (biểu diễn nhạc cụ truyền thống, nhạc Dù-kê, nhạc Môhori) tại trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Campuchia, đăng ký học phụ đạo với các bậc thầy về nghệ thuật âm nhạc truyền thống của đất nước với những làn điệu Chòm-riêng Chà-pây du dương (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể) cùng âm điệu của dàn nhạc ngũ âm và dàn nhạc cưới cổ, như: Trưởng đoàn nghệ thuật Quân đội Campuchia Hin Soth, cố vấn Bộ Văn hóa Campuchia Yan Borin, cố vấn Bộ Tôn giáo – Lễ nghi Campuchia Soy Saret…, tham gia trình diễn các chương trình văn nghệ được tổ chức tại trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Campuchia, Viện Bảo tàng quốc gia Campuchia, Nhà hát quốc gia Campuchia Sonthomuk… do Bộ Văn hóa Campuchia và các tổ chức bảo tồn nghệ thuật Campuchia tổ chức.
Sehás tham gia các chương trình bảo tồn di sản âm nhạc của nước sở tại với những chương trình biểu diễn, giao lưu từ thủ đô Phnôm Pênh tráng lệ đến các vùng quê, tỉnh lỵ vùng sâu vùng xa, hẻo lánh của Campuchia…, chỉ với mong muốn mang hơi thở âm nhạc đến với người dân, trẻ em nghèo, giúp họ được tiếp cận với các loại hình nghệ thuật cần được bảo tồn.
Với ngôi trường RUPP và đoàn lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia nơi trang bị tri thức và ấm áp tình cảm gia đình từ những vòng tay đồng hương cùng cảnh xa quê, Sehás lại càng dễ mến bởi tính cách hiền từ, thân thiện, hòa đồng và luôn giúp đỡ mọi người xung quanh, Sehás lại càng nổi bật bởi tính gương mẫu và thành tích đáng nể trong học tập, tỏa sáng với tài năng thiên bẩm và các hoạt động tham gia cho trường lớp, hội đoàn khiến không ít người trầm trồ, ngưỡng mộ.
Trong học tập, với Sehás đức tính cần cù, siêng năng, chăm chỉ học theo những gì thầy cô giảng trên lớp vẫn chưa đủ, mà phải biết tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chủ động đi thực tế với suy nghĩ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, tích cực tham gia và hướng dẫn các bạn trong các bài thuyết trình, bài tập nhóm về chuyên môn học cũng như về nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật Khmer. Liên tiếp 05 năm học tại RUPP, Sehás đều đạt thành tích học tập xuất sắc và nhiều năm liền đứng đầu bảng thành tích học tập của lớp học bổng Ngữ văn Khmer A, niên khóa 36, vượt qua rất nhiều học sinh giỏi người sở tại học cùng lớp.
Với Sehás việc nhận kết quả tốt nghiệp xuất sắc toàn khóa học tại RUPP là niềm vui nhưng không quá ngạc nhiên, riêng với các bạn sinh viên Khmer, nhất là sinh viên nước ngoài học cùng niên khóa thì kết quả mà Sehás đạt được quả là cả niềm mơ ước và sự ngưỡng mộ. Không những có thành tích nổi bật trong học tập, Sehás còn là một đoàn viên ưu tú, một Bí thư Chi đoàn năng nổ, tích cực, sáng tạo, tâm huyết, là trung tâm của đoàn kết toàn Chi đoàn, góp phần xây dựng tập thể đoàn lưu học sinh vững mạnh và giới thiệu những đoàn viên ưu tú xứng đáng đứng vào hàng ngũ Đảng cho Chi bộ Lưu học sinh.
Cùng Chi bộ, Đoàn Lưu học sinh, lãnh đạo Chi đoàn Lưu học sinh tổ chức thành công nhiều hoạt động phong trào nhân các sự kiện lớn, ngày Quốc lễ và Tết cổ truyền của dân tộc, như: Kỷ niệm 50 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia, liên hoan Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Campuchia và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Campuchia cùng lãnh đạo trường Đại học Tổng hợp Hoàng gia Phnom Pênh, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, cùng nhiều hoạt động giao lưu với các cơ quan ban ngành, công ty doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, sinh viên quốc tế đang theo học tại Campuchia và các Khoa phòng của nhà trường RUPP.
Điểm sáng đáng ghi nhận trong hoạt động phong trào mang tính gắn kết giữa sinh viên Việt Nam với sinh viên Khmer và nhà trường RUPP là Sehás đã được Hội sinh viên RUPP bầu chọn nhiều năm liền làm Trưởng nhóm văn nghệ, phụ trách âm nhạc truyền thống của nhà trường và luôn hiện diện trong các sự kiện, chương trình văn thể mỹ của Đại học Hoàng gia Campuchia.
Nổi bật hơn cả và có thể nói là một niềm hãnh diện chưa từng có tiền lệ trong sinh viên quốc tế nói chung, lưu học sinh Việt Nam nói riêng, khi Sehás được chính thầy Hiệu trưởng RUPP, Ngài Chet Chealy, gọi “cậu học trò vàng” của Đoàn Lưu học sinh Việt Nam trước nhiều quan chức, lãnh đạo cấp cao nhân các sự kiện quan trọng, bằng danh xưng cao quý là “thầy giáo của tôi”.
Câu chuyện thật tình cờ nhưng mang lại hiệu ứng và kết quả không ngờ này, xuất phát từ mong muốn học tiếng Việt của thầy Hiệu trưởng để có thể giao tiếp cơ bản với sinh viên Việt Nam đang học tại RUPP, với cán bộ Việt Nam nhân các chuyến thầy đi công tác sang Việt Nam hoặc các trường Đại học Việt Nam sang làm việc, hợp tác với RUPP.
Nhưng yêu cầu của thầy là được học tiếng Việt với người gốc Hà Nội để đảm bảo sự chuẩn hóa trong tiếng Việt. Yêu cầu nghe tưởng chừng đơn giản này nhưng lại khá khó để đáp ứng vì dù có khá nhiều bạn sinh viên Việt Nam đến từ Hà Nội nhưng các bạn vẫn chưa thể tự tin cả về ngôn ngữ, kỹ năng giảng dạy và tâm lý, nhất là đối với người học lại là thầy Hiệu trưởng và lãnh đạo một số Khoa phòng của trường.
Đứng trước cơ hội được mang tiếng Việt vào ngôi trường danh tiếng như RUPP – cái nôi giáo dục của Vương quốc Campuchia, nhiều phương án đã được cân nhắc, trình bày cùng cô Hiệu phó phụ trách đối ngoại. Và cuối cùng, phương án được chọn là một bạn sinh viên Khmer Nam bộ đứng lớp giảng dạy và một bạn sinh viên đến từ Hà Nội sẽ phát âm tiếng Việt. Thật may mắn là thầy Hiệu trưởng đã đồng ý theo phương án này. Hai bạn sinh viên được chọn để thực hiện đó chính là Kiên Sehás (đến từ Trà Vinh) và Nguyễn Minh Dũng (đến từ Hà Nội). Kiên Sehás đã phối hợp với Minh Dũng làm tốt hơn cả mong đợi khi đã dành thời gian biên soạn giáo trình, bài giảng để mang những nguyên phụ âm tiếng Việt đầu tiên đến với Lãnh đạo nhà trường RUPP.
Lớp học chỉ duy trì được thời gian ngắn, do thầy cô khá bận rộn, thầy hiệu trưởng liên tục đi công tác nước ngoài, nhưng các bạn đã nhận được những lời tán thưởng và tình cảm yêu quý của các thầy cô.
Đấy là lý do thầy Hiệu trưởng Chet Chealy dùng ngôn từ cao quý “thầy giáo của tôi” dành cho Sehás, lần thứ nhất nhân dịp Thầy chứng kiến Sehás chơi nhạc cụ truyền thống trong chương trình Văn nghệ mừng xuân của Đoàn Lưu học sinh Việt Nam trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Thanh niên – Thể thao Campuchia, ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Campuchia, cùng nhiều lãnh đạo, thầy cô của RUPP tham dự.
Lần thứ hai khi thấy Sehás trong vai trò MC và phiên dịch nhân chuyến thăm của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh dẫn Đoàn Uỷ ban Nhân dân cùng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sang thăm, làm việc tại RUPP. Tất cả như vỡ òa trong hạnh phúc và hãnh diện biết bao không chỉ với cá nhân Sehás mà còn với cả Lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại RUPP.
Vào ngày 15/1/2019, Sehás vinh dự được nhận giấy khen từ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam vì đã có thành tích trong học tập và tham gia tích cực các hoạt động hữu nghị giữa hai nước
Ngoài ra, Sehás còn tích cực tham gia nhiều hoạt động khác, với vai trò là người dẫn chương trình, phiên dịch nhân các Chương trình, Hội diễn của nhà trường RUPP, của Đoàn Lưu học sinh Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, các Đoàn trường Đại học Trà Vinh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh… sang thăm và làm việc tại Campuchia.
Vào ngày 15/1/2019, Sehás vinh dự được nhận giấy khen từ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam vì đã có thành tích trong học tập và tham gia tích cực các hoạt động hữu nghị giữa hai nước.
Được sự tín nhiệm của tập thể, cùng với sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân, Kiên Sehás được xét, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29/3/2019. Đây là bước ngoặt lớn và là phần thưởng hoàn toàn xứng đáng với những gì mà Sehás đã nỗ lực rèn luyện, phấn đấu và đạt được trong suốt thời gian qua.
Những gì Kiên Sehás đạt được trong học tập và hoạt động phong trào trong khoảng thời gian 05 năm gắn bó tại đất nước Chùa tháp đã tạo ra dấu ấn với các cán bộ bộ, ngành Campuchia, đội ngũ giảng viên, sinh viên Khmer, sinh viên quốc tế theo học tại RUPP cũng như người dân mà Sehás đã từng tiếp xúc, đã góp phần tích cực mang lại hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè sở tại, bạn bè quốc tế về một sinh viên Việt Nam gương mẫu và là một nhịp cầu nối trong mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam – Campuchia trong thời điểm hiện tại và tương lai.
Trường Đại học Khánh Hòa: Đa dạng ngành học liên quan đến nghệ thuật
Khoa Nghệ thuật của Trường Đại học Khánh Hòa có 2 bậc học trung cấp và cao đẳng với 11 mã ngành đào tạo. Phương châm đào tạo của khoa hiện nay là chú trọng việc cập nhật những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Nhiều ngành học để lựa chọn
Sự phát triển của TP. Nha Trang, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước thời gian gần đây đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ về biểu diễn nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu nghe nhìn, giải trí của người dân và du khách. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa kéo theo sự phát triển, bùng nổ của xây dựng cơ bản.
Trình độ nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, điều kiện kinh tế của người dân cũng như yêu cầu về thiết kế các ấn phẩm đồ họa hay thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu nói chung trong các doanh nghiệp, công ty... cũng ngày càng cao. Điều này khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực đối với các ngành nghệ thuật, đồ họa, thiết kế nội thất... tăng dần. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản trong các lĩnh vực này đang ở tình trạng cung không đủ cầu.
Tiết mục biểu diễn của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Khánh Hòa trong chương trình biểu diễn nghệ thuật "Cổ điển và đương đại".
Hiện nay, có nhiều ngành liên quan đến nghệ thuật, thiết kế sáng tạo để các bạn trẻ lựa chọn tùy theo năng lực, sở trường và đam mê của mình. Tại Khánh Hòa, Khoa Nghệ thuật của Trường Đại học Khánh Hòa có 2 bậc học trung cấp và cao đẳng với 11 mã ngành đào tạo. Trong đó, chuyên ngành Âm nhạc - Múa gồm có: Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Sáng tác âm nhạc, Diễn viên múa, Sư phạm Âm nhạc; chuyên ngành Mỹ thuật - Mỹ thuật ứng dụng có: Hội họa, Đồ họa (Đồ họa tạo hình), Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Sư phạm Mỹ thuật.
Chú trọng trải nghiệm thực tế
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Tú - Phụ trách Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Khánh Hòa, phương châm đào tạo hiện nay đối với các ngành học nói chung và các ngành nghệ thuật nói riêng là chú trọng việc cập nhật những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, tất cả các chương trình đào tạo của Khoa Nghệ thuật đều bố trí số giờ thực hành, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp chiếm 80% tổng thời lượng chương trình học. Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên đã được tham gia nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các sự kiện về văn hóa và du lịch, tham gia trải nghiệm nghề nghiệp thực tế tại các doanh nghiệp thiết kế đồ họa, quảng cáo và kiến trúc nội thất trên địa bàn TP. Nha Trang, thực hành nghề nghiệp với nhiều giảng viên, nghệ sĩ có kinh nghiệm trong nghề ngay trong quá trình học tập. Vì vậy, những năm qua, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp các ngành ngoài sư phạm của Khoa Nghệ thuật đều đạt từ 95% trở lên.
Bên cạnh đó, việc hợp tác, trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường mỹ thuật, học viện âm nhạc trong và ngoài nước cũng rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, Khoa Nghệ thuật của trường thường xuyên trao đổi đào tạo sinh viên quốc tế với Trường Mỹ thuật châu Âu vùng Bretagne - chi nhánh tại thành phố Lorient, Pháp; đồng thời mời giảng viên thỉnh giảng đang làm việc tại các đoàn, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, các doanh nghiệp thiết kế nội thất, quảng cáo nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy...
Được biết, Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Khánh Hòa hình thành từ Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Phú Khánh, sau này là Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, khoa đã đào tạo được nhiều thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa, nội thất và đội ngũ giáo viên mỹ thuật, âm nhạc... cho Khánh Hòa cũng như các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Giảng viên của khoa được đào tạo từ những trường nghệ thuật của Anh, Nga, Thái Lan, các học viện âm nhạc quốc gia và các trường đại học mỹ thuật ở cả 3 miền. Họ vừa là giảng viên, đồng thời là nghệ sĩ hoặc nhà điêu khắc, nhà thiết kế...
Trường ĐH Trà Vinh là đại học xanh đầu tiên ở ĐBSCL Đại học Trà Vinh (TVU) là trường đại học xanh đầu tiên ở ĐBSCL, 1 trong 2 đại học tại Việt Nam nằm trong Top 300 trường ĐH phát triển bền vững và thân thiện môi trường thế giới của bảng xếp hạng UI GreenMetric. Từ một ĐH xanh thân thiện, phát triển bền vững, TVU tiếp bước trở thành ĐH thông minh...