Kiên quyết chống lạm thu
Chỉ còn ít ngày nữa, Lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 sẽ bắt đầu. Nỗi lo muôn thuở của phụ huynh học sinh chính là các khoản sắm sửa cho con cái, cùng các khoản đóng góp mỗi đầu năm học.
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, trước thềm năm học mới 2019-2020, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các địa phương quyết liệt phòng chống “căn bệnh” theo mùa của ngành giáo dục. Tiếp nhận chỉ đạo, các địa phương đã quán triệt trên mọi phương diện để phòng/ chống lạm thu. Theo đó, hàng loạt Sở GDĐT các tỉnh thành đã phát đi văn bản về phòng chống lạm thu trong trường học.
Đơn cử như Sở GDĐT Hà Nội đã công bố từ sớm 7 khoản không được thu của phụ huynh trong trường học. Cụ thể, Sở yêu cầu các trường tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại viện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT. Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Kèm theo đó, các khoản không được phép thu cũng được nêu rõ gồm tiền bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; tiền trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; tiền vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; tiền khen thưởng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường; tiền mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên nhà trường; tiền hỗ trợ công tác quản lí, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; tiền sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Sở GDĐT Hà Nội khẳng định sẽ xử lý nghiêm sai phạm trong thu chi đầu năm học mới. Nếu xảy ra sai phạm trong vấn đề thu chi, Sở sẽ yêu cầu tất cả những trường xảy ra sai phạm trong thu chi phải trả lại cho học sinh và phụ huynh các khoản thu không đúng quy định. Sở GDĐT sẽ xử lý nghiêm đơn vị sai phạm, không loại trừ bất kỳ trường hợp nào.
Sở GDĐT TPHCM trong hướng dẫn thực hiện các khoản thu năm học 2019- 2020 cũng nhấn mạnh việc cấm lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55 của Bộ GDĐT.
Nhiều địa phương cũng lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh lạm thu từ phụ huynh, học sinh…
Những quyết tâm phòng/chống lạm thu đã được ngành giáo dục quán triệt từ sớm. Nhưng rõ ràng từ chủ trương trên giấy đến việc thực hiện của các trường học vẫn còn là một khoảng cách. Bởi có những căn bệnh thâm căn xảy ra ở ngành giáo dục được lặp đi, lặp lại trong nhiều năm nhưng xem chừng vẫn chưa có thuốc nào “đặc trị” dứt điểm. Đó là tình trạng lạm thu đầu năm học, chuyện dạy thêm, học thêm và bệnh thành tích trong giáo dục… Những căn bệnh tồn tại dai dẳng ấy ít nhiều khiến niềm tin của xã hội dành cho ngành giáo dục có lúc, có nơi chưa được trọn vẹn… Một trong những biện pháp để giải quyết dứt điểm, theo nhiều chuyên gia là lãnh đạo ngành giáo dục và địa phương cần cương quyết hơn nữa, không nói suông!
Video đang HOT
Vi Cầm
Theo daidoanket
Chống lạm thu, trưởng phòng giáo dục phải làm gương trước
Chính sự "bao biện" của trưởng phòng giáo dục là tấm gương cho các hiệu trưởng trực thuộc tham nhũng, lạm thu. Từ trước đến nay, khi nói về lạm thu, dư luận tập trung chủ yếu vào hiệu trưởng.
Điều đó không sai, thậm chí rất chính xác, chính hiệu trưởng là người ký duyệt các văn bản lạm thu đầu tiên.
Tại sao năm nào cũng xảy ra lạm thu?
Năm học mới, nhưng tệ nạn cũ vẫn còn đó, nhức nhối nhất vẫn là lạm thu. Lạm thu ngay cả trong các khoản ... được thu.
Phần lớn lạm thu, đều do nguyên nhân chủ yếu đó là chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục, tiêu diệt mầm móng lạm thu ngay trong trứng nước.
Nếu bất cứ hiệu trưởng nào, lạm thu, được thanh tra kết luận đúng, bị cách chức, chắc chắn không có hiệu trưởng nào dám lạm thu.
Kiên quyết thực thi cách chức hiệu trưởng lạm thu, còn có một tác dụng lớn, chặt đứt "giấc mơ" quan trường bằng chạy chọt; bỏ tiền đầu tư, một vốn bốn lời.
Phần lớn các vụ hiệu trưởng bị "phanh phui" ra ánh sáng, phải có người trong trường đứng đơn tố cáo; hoặc bị dư luận báo chí chỉ đích danh; rất ít thấy có trường hợp nào ngành giáo dục chủ động thanh tra, rút ra kết luận.
Điều này cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng trong các trường học nói riêng, giáo dục nói chung đang rất "lạnh".
Chống lạm thu, phải chống từ đâu? (Ảnh minh họa: qtv.vn)
Ai làm nạn lạm thu không chấm dứt?
Cứ vào đầu năm học, hiệu trưởng các trường nhận được các cuộc gọi từ trưởng phòng, giới thiệu ông A, chị B, ... là người nhà, người thân, hôm sau sẽ đến làm việc với em.
Trưởng phòng trở thành "đầu mối" của các dịch vụ trong trường học, từ văn phòng phẩm, bảo hiểm tai nạn, đồng phục, suất ăn bán trú, dạy kĩ năng sống... kể cả bán "hóa đơn đỏ" hợp lý các khoản chi cho nhà trường.
Tất nhiên, hiệu trưởng nào cũng biết, trưởng phòng đã "bấm cò" tỷ lệ hoa hồng trong đó, nhưng không dám từ chối hợp đồng với người do trưởng phòng giới thiệu; đành "ăn" ít một chút, cho yên thân!
Chính sự "bao biện" của trưởng phòng giáo dục là tấm gương cho các hiệu trưởng trực thuộc tham nhũng, lạm thu.
Chống lạm thu, trưởng phòng giáo dục phải làm gương trước
Các dịch vụ tự nguyện như văn phòng phẩm, bảo hiểm tai nạn, đồng phục, suất ăn bán trú, dạy kĩ năng sống... trong trường học, phải được đấu thầu công khai, minh bạch.Trưởng phòng giáo dục tuyệt đối không giới thiệu đầu mối dịch vụ cho các hiệu trưởng.
Có như thế, khi tiếp nhận, giải quyết đơn thư tố cáo về tham ô, tham nhũng, mới giải quyết vô tư, theo pháp luật được.
Nếu trưởng phòng mà "bao biện" các dịch vụ để hưởng hoa hồng, chắc chắn giải quyết sự vụ phải nể nang, không khách quan; trưởng phòng trở thành ô, dù của lạm thu.
Vì vậy, phải có cơ chế rõ ràng, xử lý nghiêm minh cả hiệu trưởng lạm thu và trưởng phòng giáo dục.
Kiên quyết xử lý hiệu trưởng lạm thu, trưởng phòng bình an, chưa đúng mức trách nhiệm của người đứng đầu.
Chống lạm thu được hay không, cấp trên phải nêu gương, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, trưởng phòng giáo dục phải làm gương cho hiệu trưởng trước.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Quảng Ninh sẵn sàng các điều kiện khai giảng năm học mới Ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh tích cực đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và chuẩn bị mọi điều kiện để khai giảng năm học mới. Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh thường xuyên tăng cường...