Kiến nghị xử lý về tài chính trên 48,3 nghìn tỷ đồng
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong 10 tháng năm 2019, toàn ngành tài chính đã thực hiện trên 73,9 nghìn cuộc thanh tra và kiểm tra, kiến nghị xử lý về tài chính trên 48,3 nghìn tỷ đồng.
Trong đó thu nộp vào ngân sách nhà nước 14,8 nghìn tỷ đồng, kiến nghị tài chính khác là 33 nghìn tỷ đồng, riêng số giảm lỗ là 29,9 nghìn tỷ đồng. Số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước là 10,3 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, Bộ Tài chính đã và đang tích cực đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân.
Về công tác thu hồi nợ đọng thuế, trong tổng số tiền nợ thuế do ngành thuế quản lý tính đến hết tháng 10/2019 thì nợ có khả năng thu chiếm 52,2% giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2018. Nợ không có khả năng thu hồi chiếm 47,8% và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ đọng có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm, nếu năm 2015 là 7,7% thì đến cuối tháng 10/2019 chỉ còn 3,65%.
Ảnh minh họa
Trước đó, tại phiên họp ngày 22/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo về dự thảo Nghị quyết thanh toán tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Trong báo cáo, Bộ trưởng Dũng cho biết cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hồi nợ đọng thuế thời gian qua. Tỷ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% năm 2014, còn 6,9% cuối tháng 8/2019.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, tổng số tiền nợ thuế tính đến ngày 31/8 là 88.253 tỷ đồng, trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.
Người đứng đầu Bộ Tài chính cho hay, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do cơ quan quản lý thuế đánh giá do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, phá sản, bị thiên tai, thảm họa bất ngờ… Trong số những nguyên nhân này, đáng lưu ý là có hàng trăm ngàn người nộp thuế trốn tránh trách nhiệm nộp thuế khi bỏ địa chỉ kinh doanh.
Nói thêm về vấn đề này, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhận định hiện số nợ đọng không có khả năng thu hồi được xử lý xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế rất thấp, chỉ bằng 0,51% số nợ không còn khả năng thu.
Trong khi các khoản nợ thuế này đều bị tính tiền chậm nộp (0,03%/ngày) nên số nợ đọng không có khả năng thu ngày càng tăng cao, tạo sức ép thu nợ cho cơ quan quản lý thuế. Nếu áp dụng phương án xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với các đối tượng quy định tại nghị quyết, số tiền nợ thuế được xóa là 16.357 tỷ đồng.
Bảo Lâm
Theo Vietq.vn
Yên Bái công khai 926 doanh nghiệp 'om' hàng trăm tỷ đồng tiền thuế
Cục thuế Yên Bái vừa tiếp tục công khai thông tin 926 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nợ đọng 138,4 tỷ đồng tiền thuế.
Yên Bái công khai 926 doanh nghiệp 'om' hàng trăm tỷ đồng tiền thuế.
Trong tổng số 926 doanh nghiệp nợ thuế vừa bị công khai, doanh nghiệp có số nợ lớn nhất là Công ty TNHH tập đoàn GRAPHITE Việt Nam, nợ trên 5,3 tỷ đồng; tiếp đến là Công ty TNHH Á Châu nợ trên 5,1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng Yên Bái nợ trên 3,7 tỷ đồng.
Đại diện Cục Thuế Yên Bái cho biết hầu hết số doanh nghiệp còn nợ đọng thuế nêu trên đơn vị đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế hóa đơn, cưỡng chế tài khoản ngân hàng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thu hồi nợ thuế, tuy nhiên vẫn chưa thu hồi được tiền thuế nợ; nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh nhưng vẫn còn nợ thuế.
Để kéo giảm nợ thuế xuống dưới 5% trên tổng thu ngân sách, Cục Thuế Yên Bái đang thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế hóa đơn, cưỡng chế tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp để thu hồi nợ đọng thuế, đặc biệt đơn vị tiếp tục công khai thường xuyên hơn nữa thông tin doanh nghiệp còn nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh nhằm đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nộp đầy đủ các khoản thuế còn nợ đọng vào ngân sách nhà nước.
Liên quan đến ngành thuế, báo cáo mới đây của Tổng cục Thuế cho biết 10 tháng năm 2019, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.031.723 tỷ đồng, bằng 88,3% so với dự toán pháp lệnh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong kỳ, ngành thuế đã thực hiện 71.323 cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra được 394.523 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra ước đạt hơn 43.700 tỷ đồng, trong đó tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là hơn 11.800 tỷ đồng; giảm khấu trừ gần 2.000 tỷ đồng; giảm lỗ gần 30.000 tỷ đồng.
Trong đó, cơ quan thuế đã thanh tra 417 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; kiến nghị xử lý qua thanh tra gần 10.300 tỷ đồng.
Ngành thuế cũng đã thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và đã thu được 27.667 tỷ đồng tiền thuế nợ, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số tiền thuế nợ đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày (có khả năng thu) chiếm tỷ trọng 52,2% tổng số tiền thuế nợ, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2018; tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) chiếm tỷ trọng 47,8% tổng tiền thuế nợ, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Hà Thu
Theo vietnamfinance.vn
Trên 10.000 tỷ được ngành Thuế kiến nghị xử lý sau thanh tra Trong tháng 10, ngành Thuế đã thanh tra 417 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, kiến nghị xử lý qua thanh tra gần 10.300 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 10 tháng năm 2019 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.031.723 tỷ đồng, bằng 88,3%...