Kiến nghị sớm có ‘hàng rào’ quản lý dịch vụ truyền hình OTT xuyên biên giới
Theo đại diện VTVcab ON, hiện nay các ứng dụng OTT nước ngoài như Netflix, iFlix, We TV, iQiYi đang ‘nằm ngoài’ việc kiểm soát nội dung của Việt Nam, do đó cơ quan nhà nước cần sớm đặt ‘hàng rào’ để quản lý các dịch vụ xem phim trực tuyến xuyên biên giới vào Việt Nam.
We TV đang cung cấp hàng chục ngàn bộ phim có phụ đề tiếng Việt trên App vào Việt Nam.
Các ứng dụng xem phim trực tuyến của Trung Quốc gồm We TV của Tencent và iQiYi của Baidu cung cấp xuyên quốc gia vào Việt Nam. Các ứng dụng này còn được cung cấp vào một số nước khác như Thái Lan, Indonesia và nhiều nước khác. Đây đều là những nước chưa có chính sách quản lý chặt chẽ về luật phát hành phim trên môi trường số. Cũng giống như các dịch vụ xuyên biên giới khác như Facebook, Google, We TV, iQiYi , Netflix, iFlix đều không thực hiện nghĩa vụ thuế với Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, Trưởng nhóm phát triển giải pháp dịch vụ truyền hình VTVcab ON, ngoài việc không thực hiện nghĩa vụ thuế khi cung cấp dịch vụ vào thị trường Việt Nam, các ứng dụng xem phim trực tuyến còn “nằm ngoài” việc kiểm soát về mặt nội dung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nội dung ở đây bao gồm cả hai nội dung phim và nội dung phụ đề biên dịch sang tiếng Việt. Trong khi đó, nếu như phim nhập khẩu về để chiếu rạp hay phim phát sóng trên truyền hình, Việt Nam có quy định về kiểm duyệt về nội dung và biên tập, biên dịch sang tiếng Việt khá nghiêm ngặt.
Cũng theo ông Ngọc Hân, ở một số quốc gia do các yếu tố chính trị, xâm lấn văn hóa, lịch sử được dân chủ thì rủi ro về mặt nội dung phim cũng ít hơn. Ví dụ như phim trên Netflix do các hãng điện ảnh của Mỹ sản xuất thì chẳng hạn độ rủi ro về mặt nội dung cũng ít hơn. Tuy nhiên, với các nội dung phim của Trung Quốc thì nguy cơ về xâm lấn văn hóa, cũng như xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử qua các tác phẩm phim, hoặc clip sẽ cao hơn.
“Chính vì thế, Bộ TT&TT cần có các biện pháp đặt “hàng rào” quản lý sớm để đảm bảo nội dung phim phát hành vào Việt Nam tôn trọng các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa của Việt Nam”, ông Ngọc Hân cho biết.
Vậy việc đặt “hàng rào” đối với các ứng dụng xuyên biên giới này liệu có khả thi hay không? Ông Ngọc Hân cho rằng, hiện nay các ứng dụng này phát hành xuyên biên giới, tuy vậy khi phát hành vào nước nào thì phải chọn nước để phát hành. Nếu các đơn vị phát triển App đó chỉ cần tick (chọn – PV) các nước được phát hành, thì ở những nước không được tick người dùng nước đó sẽ tìm kiếm trên App sẽ không hiển thị ứng dụng.
Ngoài ra hãng quản lý ứng dụng là Goolge và Apple cũng can thiệp được vào việc này. Nếu Bộ TT&TT đưa danh sách các App không được phép xuất bản vào Việt Nam cho Google Play Store và Apple Store thì Google và Apple cũng sẽ chủ động ngăn chặn được, bằng cách không cho phép hiện thị tại quốc gia có khiếu nại, hoặc yêu cầu đơn vị phát hành App phải bỏ không được hiển thị tại các quốc gia có khiếu nại.
“Phim là văn hóa phẩm, nên luật của từng quốc gia sẽ được ưu tiên kể cả trong các hiệp định song phương, do đó khi Việt Nam có yêu cầu ngăn chặn thì các yêu cầu này cũng sẽ được Goolge và Apple ưu tiên xử lý”, ông Ngọc Hân cho biết.
Video đang HOT
Theo ITC News
So găng Netflix, iFlix, We TV và iQiYi: Mèo nào cắn mỉu nào?
Thị trường Việt Nam đã có mặt những ứng dụng xem phim trực tuyến lớn của nước ngoài gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQIYI. Hãy cùng so sánh điểm mạnh, điểm hạn chế để xem sức hấp dấn của từng dịch vụ này với khán giả Việt Nam như thế nào?
Những năm gần đây, thị trường Việt Nam đã xuất hiện xuất hiện các dịch vụ xem phim trực tuyến từ nước ngoài được cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam (truyền hình OTT). Đây là các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng App Store của Apple và Google Play Store của Google gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQiYi. Vậy giá cả, chất lượng nội dung, sự thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ này đối với người Việt Nam thế nào.
Netflix
Netflix đặt chân vào Việt Nam từ năm 2016, ứng dụng xem phim trực tuyến của Mỹ có tới hơn 140 triệu thuê bao tại 130 quốc gia được coi là ông Vua của ngành giải trí trực tuyến hiện nay. Ở Việt Nam giá thuê bao của Netflix khá rẻ so với giá tại các nước châu Âu, châu Mỹ. Netflix có hai gói cước, gói cao nhất là 260.000 đồng/tháng (người dùng gói Premium HD này có thể chia sẻ cho 5 thiết bị xem cùng lúc), gói thấp hơn là 220.000 đồng/tháng (gói này chỉ được xem duy nhất trên 1 thiết bị). Netflix cung cấp trên cả hai nền tảng web và ứng dụng di động.
Ưu điểm của Netflix là cung cấp một khối lượng phim khổng lồ với hàng chục ngàn bộ phim do các hãng phim của Mỹ sản xuất. Đặc biệt những năm gần đây, Netflix còn đầu tư sản xuất rất nhiều bộ phim có nội dung gốc, độc quyền phát hành trên nền tảng này. Với dân nghiền phim, đặc biệt là các phim lẻ hay series đang hot và sẵn sàng chi trả mức giá cao thì Netflix rõ ràng là lựa chọn hàng đầu. Ưu thế của Netflix là tốc độ cập nhật phim mới rất nhanh, và catalog phim được thay đổi liên tục qua mỗi tháng.
Dù Netflix được coi là ông vua của ngành giải trí trực tuyến, nhưng thực tế thì Netflix cũng chưa thực sự làm hài lòng số đông khán giả Việt. Hạn chế đầu tiên là giá của Netflix còn khá cao so với các dịch vụ xem phim trực tuyến ở Việt Nam, cao nhất ở thị trường dịch vụ OTT Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Về nội dung, dù Netflix liên tục cập nhật các series phim mới, nhưng do vấn do vấn đề bản quyền nên danh mục phim cho thị trường Việt Nam vẫn chưa được đầy đủ so với các thị trường châu Âu, châu Mỹ. Một điều nữa mà Netflix khiến khán giả Việt không hài lòng chính là các phim hầu hết mới chỉ có phụ đề tiếng Anh, số lượng phim có tiếng Việt rất ít và hầu hết là phim cũ.
Về hình thức thanh toán cũng không thuận tiện với số đông người dùng Việt khi yêu cầu người dùng phải thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế, và tên đăng nhập phải trùng khớp đúng đúng tên ghi trên thẻ. Điều này sẽ khó phổ cập được dịch vụ, vì số lượng người dùng thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp, nhất là ở những khu vực tỉnh lẻ hầu như khó có thể phát triển người dùng do không có kênh thanh toán phù hợp.
Nói tóm lại, Netflix phù hợp với những khách hàng ở khu vực đô thị lớn, có thể xem phim được bằng tiếng Anh, sẵn sàng chi trả, không quan tâm tới vấn đề giá cước.
iFlix
iFlix vào thị trường Việt Nam cùng thời điểm với Netflix và là hãng cung cấp dịch vụ phim trực tuyến có trụ sở tại Malaysia. Hiện iFlix đã có mặt tại 9 nước Đông Nam Á. iFlix là nền tảng phim trực tuyến cho các nước đang phát triển với mức giá khá dễ chịu là 59.000 đồng/tháng để truy cập không giới hạn vào kho phim đầy đủ cả Mỹ và châu Á của mình.
Ưu điểm của iFlix là bản địa hóa rất tốt khi cung cấp nhiều phim bộ Hàn Quốc và Trung Quốc, nội dung có phụ đề tiếng Việt. Kênh thanh toán của iFlix cũng khá thuận lợi, người dùng Việt Nam thanh toán bằng nhiều kênh như thẻ quốc tế, thẻ ATM, thẻ cào điện thoại, ví điện tử... Một tài khoản cũng có thể đăng nhập được 5 thiết bị và xem được trên hai màn hình cùng lúc.
Điểm hạn chế của iFlix là kho phim chưa đồ sộ được như Netflix, dù đầy đủ phim Âu, Mỹ và châu Á nhưng số lượng phim ít hơn nhiều so với Netflix, tốc độ cập nhật phim mới cũng chậm. Cũng giống Netflix, iFlix được cung cấp trên cả hai nền tảng web và ứng dụng di động.
We TV
We TV thuộc sở hữu của Tencent - ông khổng lồ đang thống trị nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc với vốn hóa trên thị trường đạt 500 tỷ USD, tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người dùng.
Dịch vụ We TV được đánh giá là dịch vụ hấp dẫn nhất trong số các ứng dụng OTT nước ngoài đang cung cấp vào Việt Nam. Tencent hiện đang nắm giữ bản quyền hàng trăm nghìn bộ phim Trung Quốc với hàng triệu giờ phim.
Do đó trên We TV đang cung cấp hàng chục ngàn bộ phim lẻ, phim bộ, phim truyền hình, game show Trung Quốc. Chỉ cần tải ứng dụng về, chưa cần đăng ký tài khoản là có thể xem miễn phí khá nhiều bộ phim, chương trình gameshow, với rất nhiều nội dung mới được cập nhật hàng ngày.
Có thể nói, phim Trung Quốc vốn rất ăn khách ở Việt Nam, một số đài truyền hình trong nước trong thời gian qua cũng thường xuyên mua phim Trung Quốc về phát sóng trên truyền hình. We TV có ưu điểm là kho nội dung nhiều và hấp dẫn thị hiếu người Việt. Điều đáng kể là trên toàn bộ các nội dung đều có phiên bản phụ đề tiếng Việt.
Giá dịch vụ của We TV rẻ nhất trên thị trường truyền hình OTT hiện tại. Người dùng WeTV có mức phí 25.000 đồng/tháng, 55.000 đồng/quý và 259.000 đồng/năm. Với mức thuê bao này thì phí dùng gói VIP We TV 1 năm chỉ tương đương dùng Netflix trong 1 tháng.
We TV phát miễn phí nhiều phim có phụ đề tiếng Việt.
iQiYi
iQiYi thuộc sở hữu của Baidu cũng mới vào thị trường Việt Nam, iQiYi được đánh giá thua kém người anh em đồng hương We TV bởi nội dung phim chưa có phụ đề tiếng Việt. Người dùng Việt Nam tải phiên bản quốc tế trên hai App của Apple và Google là có thể xem rất nhiều phim nhưng chỉ có phụ đề tiếng Anh.
Giá thuê bao VIP của iQiYi cho thị trường Việt Nam cũng đắt hơn WeTV. iQIYI có hai gói Gold VIP và Diamond VIP, cụ thể, gói Gold Vip có giá 49.000 đồng/tháng, 130.000 VNĐ/quý và 499.000 đồng/năm. Gói Diamon VIP có giá 59.000 đồng/tháng, 160.000 đồng/quý và 599.000 đồng/năm.
Ưu điểm của cả We TV và iQiYi là giá thuê bao rẻ so với các OTT nước ngoài đang cung cấp vào thị trường Việt Nam, kho nội dung nhiều, phù hợp với thị hiếu người Việt và người dùng có nhiều nội dung được xem miễn phí.
Cả hai ứng dụng Trung Quốc là We TV và iQiYi đều có điểm hạn chế lớn về khâu thanh toán. Nếu muốn mua các gói VIP người dùng trả tiền qua cổng thanh toán của Apple và Google. Với Apple để thanh toán được thì phải nạp tiền từ thẻ tín dụng quốc tế vào ví. Còn với Google thì có thể nạp tiền từ một số ví điện tử trong nước có liên kết với kênh thanh toán của Google. Mỗi một ID của Apple hoặc Google thì chỉ được thanh toán duy cho một tài khoản VIP của We TV hoặc iQiYi mà thôi.
iQiYi sở hữu bộ phim ăn khách Diên Hy Công Lược.
Theo ITC News
LMHT: Griffin quyết tâm 'mua chuộc' fan Việt, bổ sung phụ đề Việt ngữ trên kênh Youtube chính thức Dù chưa sở hữu lượng fan quá hùng hậu nhưng Griffin vẫn rất biết cách lấy lòng người hâm mộ LMHT Việt Nam. Cách đây ít giờ, hàng loạt kênh truyền thông của Griffin đã đồng loạt đưa ra một thông báo tương đối bất ngờ, về việc bổ sung phụ đề tiếng Việt cho các sản phẩm video trên kênh Youtube chính...