Kiến nghị không cho trường đại học tuyển sinh qua học bạ
Đây là một trong những kiến nghị của Hiệp hội các trường CĐ, trung cấp kinh tế – kỹ thuật (ATEC) vừa gửi đến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận ngày 16/11.
Trước đó, hội nghị ban Ban chấp hành ATEC với sự có mặt của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hiệp hội đã chỉ rõ những khó khăn, bất cập trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp – đặc biệt những khó khăn trong công tác tuyển sinh – đang khiến nhiều trường đứng trước nguy cơ giải thể hoặc bị sáp nhập.
Trong bản kiến nghị, ATEC cho rằng, để đảm bảo chất lượng đối với giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT nên xem xét không cho các trường ĐH xét tuyển theo phương án riêng (ngoại trừ loại trường đặc thù), nhất là không nên để các trường ĐH xét tuyển dựa trên cơ sở điểm học bạ THPT.
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Lê Hiếu.
Lý do là vì thực tế “điểm số trong học bạ của học sinh THPT ở mỗi địa phương, mỗi trường đều có sự chênh nhau rất xa so với kết quả học tập thực sự của học sinh, thực trạng này cũng do quan điểm đánh giá kết quả học tập và cách quản lý của từng địa phương, từng trường đã làm kết quả điểm số trong học bạ không phản ánh khách quan trung thực kết quả học tập của học sinh THPT so với thực tế, thực lực học tập của học sinh”.
Video đang HOT
Hiệp hội còn chỉ ra hiện tượng “trong thời gian vừa qua có địa phương, có trường còn có tình trạng học sinh chạy điểm từng môn học để có điểm số trong học bạ tốt nhất, để có cơ hội tốt hơn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia”.
Ngoài ra, ATEC cũng kiến nghị tiếp tục duy trì kỳ thi THPT quốc gia theo phương thức tổ chức loại cụm thi tỉnh do địa phương chủ trì và cụm thi liên tỉnh do trường ĐH chủ trì.
Tuy nhiên, hiệp hội khuyến cáo việc tăng cường chỉ đạo các tỉnh tư vấn học sinh THPT, khuyến khích các em có học lực trung bình đến khá, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT theo cụm thi trong tỉnh do địa phương quản lý.
Theo hiệp hội, đây là giải pháp giảm áp lực cho các cụm thi do trường ĐH chủ trì, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ hội tốt hơn trong công tác tuyển sinh các đối tượng học sinh này, góp phần phân luồng học sinh THPT vào giáo dục nghề nghiệp, khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong cơ cấu lao động xã hội như hiện nay.
Hiệp hội cũng đề nghị Bộ GD&ĐT cần chấn chỉnh, không để tình trạng một số trường ĐH tuyển sinh từ kết quả thi THPT quốc gia theo cụm liên tỉnh do ĐH chủ trì không đủ chỉ tiêu, lại tiếp tục lấy kết quả thi THPT quốc gia thi tại cụm địa phương, làm cho nhiều học sinh “không có nhu cầu vào ĐH, hoặc do hoàn cảnh gia đình không có điều kiện học ĐH cũng phải miễn cưỡng vào ĐH theo kiểu bị lôi kéo”.
Theo Ngọc Hà/Báo Tuổi trẻ
Lâm Đồng cấm cán bộ công chức đi chợ cũ
Không thu hút được tiểu thương qua chợ mới, huyện Di Linh (Lâm Đồng) ra văn bản cấm cán bộ, công chức, viên chức mua sắm tại chợ cũ.
Nhiều tiểu thương ở chợ Di Linh tụ tập phản ứng sau quyết định "lạ" của địa phương. Ảnh: Hoài Thanh
Chiều 14/11, nhiều tiểu thương chợ Di Linh (Lâm Đồng) tụ tập phản ứng lệnh cấm mua bán tại đây của lãnh đạo địa phương. Hàng chục cảnh sát được triệu tập để giữ trật tự.
Trước đó, Phòng Nội vụ huyện này có văn bản cấm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mua sắm tại chợ cũ Di Linh. Các đơn vị này đồng thời phải vận động mọi người mua sắm tại chợ mới.
Văn bản yêu cầu, hàng ngày, mỗi cơ quan cử cán bộ kiểm tra tại khu vực chợ cũ Di Linh. "Nếu phát hiện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị của huyện vi phạm thì tiến hành nắm bắt thông tin, ghi hình, lập biên bản báo cho thủ trưởng cơ quan, tổ trưởng thanh tra công vụ để tổ báo cáo UBND huyện", công văn nêu.
Các cán bộ được cử kiểm tra phải thực hiện báo cáo mỗi ngày, từ 16h đến 16h30. Thời gian kiểm tra đến hết ngày 27/11.
Chợ Di Linh mới vắng bóng người trong khi chợ cũ xuống cấp. Ảnh: H
Theo UBND huyện Di Linh, chợ cũ với khoảng 400 ki-ốt đã xuống cấp, quá tải do được xây dựng từ năm 1993. Đồng thời, cơ sở hạ tầng trong chợ không đồng bộ, diện tích chật hẹp. Ngoài ra, nước thải, vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ trong chợ không đảm bảo. Năm 2006 và 2007 liên tiếp xảy cháy chợ nên địa phương xây chợ mới theo quy hoạch.
Chợ Di Linh mới với gần 600 ki-ốt đi vào hoạt động ngày 25/9 nhưng đến nay khá vắng vẻ khi chỉ có vài chục sạp buôn bán. Do không thống nhất được với chủ đầu tư về giá thuê sạp, ki-ốt ở chợ mới nên hàng trăm tiểu thương không chịu di dời, vẫn ở lại chợ cũ bán bất chấp lệnh cấm. Gần 300 tiểu thương đã gửi đơn khiếu nại và kiến nghị lên UBND huyện.
Hoài Thanh
Theo VNE
Yêu cầu thực hiện nghiêm kết luận của Kiểm toán Nhà nước Nghiêm túc thực hiện kiểm điểm trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan và rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý, điều hành dẫn đến những sai sót mà kiểm toán đã nêu. UBND TP Đà Nẵng đang yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về việc thực...