Kiến nghị khẩn cấp nguy cơ tan rã nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập
Chấp nhận kiến nghị khẩn cấp của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ GD-ĐT làm việc trực tiếp với đề nghị của Hiệp hội.
Trên cơ sở này, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo trước ngày 15/3/2013.
Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập lo lắng năm nay không tuyển đủ chỉ tiêu.
Trước đó, ngày 17/1/2013, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình khẩn cấp của khối các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Trong nội dung công văn, thay mặt Hiệp hội, Chủ tịch hội GS.TS Trần Hồng Quân khẳng định rằng: Sự góp mặt của loại hình trường đại học, cao đẳng ngoài công lập vào bức tranh tổng thể giáo dục đại học Việt Nam hơn 20 năm qua đã tạo nên diện mạo mới cho giáo dục – đào tạo Việt Nam, năng động, sáng tạo, thu hút nguồn lực to lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo thêm cơ hội được học tập và tạo việc làm cho hàng chục vạn người. Đây là kết quả của việc thực hiện đường lối đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Video đang HOT
Đến năm 2012 cả nước có 81 trường đại học cao đẳng ngoài công lập, dù đã và đang “gồng” mình lên vượt khó khăn để đào tạo nhưng hàng năm mới chỉ đạt 14% số sinh viên cả nước. Điều hệ trọng cấp bách hiện nay là nếu không có những thay đổi kịp thời thì trong vài năm tới chắc chắn một loạt trường ngoài công lập phải đóng cửa, hoặc phá sản; làm nản lòng các nhà giáo và các nhà đầu tư đang hoặc sẽ có ý định tham gia hoạt động giáo dục đào tạo.
Chủ tịch Hiệp hội phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trong đó nguyên nhân trực tiếp là trong vài năm gần đây chủ trương tuyển sinh tạo những trở ngại làm cho các trường ngoài công lập khó tuyển đủ chỉ tiêu. (Nhiều trường công lập ở địa phương, một số ngành như sư phạm, khoa học xã hội trong nhiều trường công lập khác cũng khó tuyển sinh nhưng các trường này không phá sản vì là trường công có ngân sách Nhà nước rót xuống).
Hiệp hội kiến nghị 3 vấn đề cấp bách, cụ thể:
Thứ nhất, về thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013: Đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2013, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh. Theo đó, các “cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển”(mục 2. Điều 34 Luật GDĐH). Đây là điều khoản tốt trong Luật GDĐH, cần được thực hiện ngay từ mùa thi năm 2013 và đúng tinh thần trên. Bộ GD-ĐT chỉ cần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn công việc tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển sinh thì trao quyền tự chủ cho các trường, thực hiện theo đúng Luật GDĐH.
Không gì lãng phí hơn khi một trường đại học với đủ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên mà không còn nguồn học sinh THPT đạt trên “điểm sàn” để tuyển sinh viên đến học. Thực tế với cung cách thi tuyển sinh hiện nay, mỗi năm có khoảng nửa triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng kết quả thi dưới “điểm sàn” nên không được tiếp tục học đại học, cao đẳng trên đất nước mình. Nhiều em trong số đó phải lo kinh phí để đi du học tự túc ở nước ngoài hoặc du học tại chỗ trong các trường nước ngoài được phép đào tạo tại Việt Nam. Tại các trường đại học nước ngoài các em vào học chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời cần tổ chức nghiên cứu những bài học thành công về phát triển giáo dục đại học ngoài công lập của Hàn Quốc, Malaysia, Singapore để vận dụng sáng tạo.
Thứ ba, Hiệp hội xin được gặp và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng một số nội dung khẩn cấp khác liên quan vấn đề tồn tại, phát triển hay tan rã cả một hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập với bao công sức, tâm huyết gây dựng hơn 20 năm qua, Hiệp hội muốn được trực tiếp báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, nhằm: trước mắt là giải cứu hệ thống giáo dục ngoài công lập khỏi nguy cơ tan rã; sau là nhằm phát triển mạnh hệ thống này đồng thời thúc đẩy toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Theo dân trí
Trường ngoài công lập kêu cứu tới Thủ tướng
Hiệp hội các trường ngoài công lập đã có văn bản kiến nghị được báo cáo trực tiếp với Thủ tướng về một số nội dung khẩn cấp liên quan đến vấn đề tồn tại, phát triển hay tan rã của hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GD&ĐT và Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Theo đó vào ngày 17/1, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập gửi Thủ tướng kiến nghị một số vấn đề liên quan đến hệ thống cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.
Trong bản kiến nghị, Chủ tịch Hiệp hội Trần Hồng Quân cho rằng loại hình trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ra đời đã thu hút nguồn lực to lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục và tạo thêm cơ hội học tập, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn người. Mặc dù vậy, một loạt trường ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, hoặc phá sản bởi số lượng tuyển sinh quá thấp, mà nguyên nhân quan trọng là do chủ trương tuyển sinh.
ĐH ngoài công lập kêu cứu tới Thủ tướng khi một số trường đứng trước nguy cơ đóng cửa do không tuyển sinh đủ chỉ tiêu trong nhiều năm liền. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Nhiều trường công lập ở địa phương, một số ngành như sư phạm, khoa học xã hội trong nhiều trường công lập cũng khó tuyển sinh, nhưng không phá sản vì là trường công có ngân sách Nhà nước rót xuống. Điều này làm nản lòng các nhà giáo và nhà đầu tư đang hoặc sẽ có ý định tham gia hoạt động giáo dục đào tạo.
Chính vì vậy, Hiệp hội kiến nghị 3 vấn đề cấp bách. Thứ nhất, đề nghị Bộ Giáo dục thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Thứ hai, Hiệp hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập, tổ chức nghiên cứu những bài học thành công về phát triển giáo dục đại học ngoài công lập của Hàn Quốc, Malaysia, Singapore để vận dụng sáng tạo...
Cuối cùng, Hiệp hội xin được gặp và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng về một số nội dung khẩn cấp khác liên quan vấn đề tồn tại, phát triển hay tan rã của hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập. Mục đích trước mắt là giải cứu hệ thống giáo dục ngoài công lập khỏi nguy cơ tan rã, sau là nhằm phát triển mạnh hệ thống này, đồng thời thúc đẩy toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Tiếp nhận công văn, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục làm việc trực tiếp với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập để trao đổi các đề nghị của hiệp hội. Hai bên cần thống nhất và đề xuất với Thủ tướng xem xét, giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo trước ngày 15/3.
Theo VNE
Thành lập nhiều trường tư làm loãng chất lượng giáo dục? Việc cho thành lập trường tư ồ ạt ở nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam với mục đích thu lợi nhuận đang làm ảnh hưởng đến công bằng và chất lượng trong giáo dục. Tại hội thảo "Vai trò điều tiết của nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng và công bằng giáo dục", diễn ra từ 19-21/12,...