Kiến nghị giải pháp phát triển trường mầm non ở khu công nghiệp
Sáng 10-7, đoàn khảo sát về thực hiện chính sách giáo dục mầm non và triển khai Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Bá Minh dẫn đầu đã đến thăm và tìm hiểu hoạt động trông giữ trẻ tại Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7).
Một lớp học dành cho con công nhân tại Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận
Bà Trần Thị Tú Trinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận, cho biết, để phục vụ nhu cầu gửi con ngoài giờ của công nhân, nhà trường đã tổ chức giữ trẻ từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30 các ngày từ thứ hai đến thứ sáu (thứ bảy nhận giữ trẻ cả ngày). Trong đó, 50% học phí giữ trẻ ngoài giờ do cha mẹ học sinh đóng góp, 50% còn lại do doanh nghiệp và ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hiện nay, mức thu nhập bình quân của giáo viên gần 9 triệu đồng/tháng, tuy nhiên các lực lượng hỗ trợ (bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng…) thu nhập chưa đến 4 triệu đồng. Từ thực tế này, đơn vị kiến nghị Bộ GD-ĐT có thêm các chính sách hỗ trợ thu nhập, cải thiện đời sống.
Chiều cùng ngày, đoàn tiếp tục đến làm việc với Trường Mầm non Hoa Phượng Hồng (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh). Bà Phan Thị Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết, với đặc thù là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, đứng thứ 2 TPHCM về tổng quy mô dân số, Bình Chánh đang đứng trước áp lực lớn về các nhu cầu an sinh xã hội, trong đó có giáo dục. Trung bình mỗi năm, toàn huyện đưa thêm vào sử dụng 5-7 trường mới ở tất cả bậc học nhưng vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng dân số.
Đại diện Phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh cho biết, hiện nay các trường mầm non công lập không đủ khả năng tiếp nhận hết số trẻ trong độ tuổi mầm non nên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển nhiều ở khu vực này. Một số xã tập trung nhiều dân cư như xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B có tổng quy mô giáo dục mầm non ngoài công lập gấp đôi các trường công lập.
Vấn đề quản lý hoạt động đối với các cơ sở ngoài công lập đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhiều cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ; đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động, chưa đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhằm giải bài toán khó khăn đó, địa phương kiến nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa đến việc cải tiến quy trình, thủ tục, thời gian thu hồi đất thực hiện các dự án xây dựng trường học trên địa bàn huyện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường mầm non công lập ở các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất. Bên cạnh đó, để thực hiện kế hoạch “Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con em công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2020″ theo quyết định của UBND TP, địa phương đề xuất lãnh đạo các bộ, ngành nghiên cứu các biện pháp, quy định ràng buộc sự hỗ trợ của các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc hỗ trợ kinh phí giữ trẻ cho con công nhân.
Video đang HOT
Đánh giá cao những nỗ lực của TPHCM trong việc phát triển hoạt động của các trường mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, ông Nguyễn Bá Minh cho biết, Luật Giáo dục vừa được ban hành đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc phát triển giáo dục mầm non nói chung, phát triển trường mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lấy ý kiến các địa phương để xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, chính sách thu nhập tăng thêm cho giáo viên cũng như hỗ trợ tiền ăn trưa, học phí đối với các đối tượng trẻ là con công nhân đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non.
THU TÂM
Theo SGGP
Các đơn vị tại cụm cảng ICD Trường Thọ được gia hạn hoàn thành di dời đến 30.6.2020
Tin từ website Văn phòng UBND TP.HCM ngày 9.7 cho biết, UBND TP.HCM đã giao Sở TN-MT yêu cầu các đơn vị chưa thực hiện di dời tại cụm cảng ICD Trường Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức gửi kế hoạch di dời trước ngày 30.7.2019.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Theo đó, UBND TP.HCM sẽ xem xét gia hạn thời gian hoàn thành di dời cho các đơn vị tại cụm cảng ICD Trường Thọ tối đa đến ngày 30.6.2020; đồng thời xử lý các trường hợp đến ngày 30.7.2019 chưa có kế hoạch di dời.
Vào năm 2014, UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu di dời cụm cảng này trong năm 2015-2016 để đảm bảo an toàn giao thông nhưng đến năm 2018 việc di dời vẫn chưa thể hoàn thành.
Cụm cảng ICD Trường Thọ có vị trí chiến lược nằm ở Đông Bắc TP.HCM, gần các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai. Cụm cảng cạn này có diện tích hơn 63 ha, bao gồm 6 cảng các điểm thông quan nội địa như Phước Long 3, Transimex, Phúc Long... và một số nhà máy thép, xi măng.
Cảng ICD Trường Thọ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò hậu phương cho các cảng biển tại TP.HCM và Cái Mép - Thị Vải.
Do có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc TP.HCM nên từ năm 1995, đã có nhiều ICD (khu logistics cảng) được thành lập tại khu vực giáp ranh TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai để các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu tập kết hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng. Cụm cảng ICD Trường Thọ, với 5/6 ICD có thể tiếp nhận và làm hàng sà lan, đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đó.
Thế nhưng, sự phát triển của cụm cảng Trường Thọ cũng đã tạo ra vấn đề không nhỏ. Vào mùa cao điểm hàng hóa, một số ICD như Phước Long 3, Sotrans bị quá tải, hoạt động giao nhận hàng hóa khó khăn dẫn đến tắc nghẽn trên xa lộ Hà Nội, gây mất an toàn cả đường bộ lẫn đường thủy.
Theo Sở GTVT TP.HCM, lượng hàng hóa qua cụm cảng ICD Trường Thọ những năm gần đây rất cao (khoảng 15 triệu tấn/năm) có thể nói là cao gấp mấy lần quy hoạch đến 2020, kéo theo lượng ô tô lưu thông ra vào tăng cao (ngày cao điểm trên 3.000 lượt). Do đó, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường kết nối vào cảng (đường số 1, đường số 2) và cả trên xa lộ Hà Nội.
Bên cạnh đó thì trên thực tế, việc di dời cụm cảng chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các ICD và đời sống của cán bộ công nhân viên, cho nên không phải dễ dàng thực hiện ngay mà là một bài toán khó.
Do đó, Sở GTVT TP.HCM cho rằng để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển và giao thông đường thủy, việc duy trì khai thác cụm cảng ICD Trường Thọ là cần thiết. Và để phục vụ tốt cho nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận thì cảng Trường Thọ chỉ có thể di dời khi đã có hệ thống cảng ICD thay thế.
Liên quan đến việc di dời cụm cảng ICD Trường Thọ, vào giữa năm 2018, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND quận 9 khẩn trương lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại khu vực có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9.
Sau khi đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được duyệt, Sở KH-ĐT TP.HCM sẽ thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 và dự án khu đô thị Trường Thọ, quận Thủ Đức, tức khu vực cụm cảng Trường Thọ hiện hữu.
Việc đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD Long Bình là để di dời cụm cảng Trường Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Dự kiến dự án di dời này sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư đối tác công tư và chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn số 211/TTg-KTN ngày 3.2.2016..
A.Thư
Theo Motthegioi.vn
Chồng Hàn đánh vợ Việt gãy xương: Câu nói bất ngờ của người chồng Người đàn ông Hàn Quốc đang bị tạm giữ vì cáo buộc hành hung người vợ Việt Nam mới đây đã có câu nói gây bất ngờ với các phóng viên. Cảnh sát đưa nghi phạm ra tòa trình diện. Ảnh: Yonhap. Theo Korea Herald, người chồng Hàn Quốc 36 tuổi bị bắt giữ vào lúc 5 giờ chiều ngày 6.7 với cáo...