Kiên Giang: Thành lập Ban chỉ đạo đề án chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025″ (gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Năm học này, địa bàn tỉnh Kiên Giang xảy ra tình trạng thiếu giáo viên khá nhiều, điển hình là TP Phú Quốc. Ảnh: PV
Theo đó, Ban Chỉ đạo sẽ do ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, làm trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo sẽ giúp UBND tỉnh xây dựng đề án, đề ra những giải pháp để giải quyết một cách có hệ thống, căn cơ vấn đề biên chế của ngành giáo dục và đào tạo.
Video đang HOT
Chỉ đạo, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ và đạt các mục tiêu đề án đặt ra.
Theo kế hoạch huy động học sinh năm học 2022-2023, toàn tỉnh có khoảng trên 10.000 lớp, với hơn 330.000 học sinh. Căn cứ số học sinh, số lớp, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh có báo cáo về kế hoạch số lượng người làm việc năm học 2022-2023, đề nghị bổ sung cho giáo dục 1.280 biên chế.
Sở đã thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn do thiếu biên chế giáo viên bằng 1 số biện pháp tình thế tạm thời để gỡ khó.
Sở cũng đã đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch biên chế cho năm học 2023-2024. Căn cứ các thông tư, quy định để xác định số lượng học sinh, lớp để xin biên chế cho đủ.
Học sinh trung học TPHCM bắt đầu học tin học theo chuẩn quốc tế
Từ năm học 2022-2023, TPHCM sẽ triển khai chương trình dạy và học tin học dành cho học sinh THCS, THPT theo chuẩn quốc tế.
Sở GD&ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn về việc triển khai dạy tin học cấp trung học theo chuẩn quốc tế năm học 2022-2023 theo Đề án "Nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030".
Các trường tổ chức dạy tin học theo chuẩn quốc tế theo các mô hình dạy học 2 buổi/ngày, ngoại khóa, câu lạc bộ, dạy học tích hợp, dạy học tăng cường tin học, dạy học trong chương trình nghề phổ thông đối với lớp 11, lớp 8 (nghề tự chọn) trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, tự nguyện của học sinh và sự đồng thuận phụ huynh.
Các trường có thể tổ chức dạy chương trình tin học theo chuẩn quốc tế tích hợp chương trình dạy học môn tin học theo chương trình GDPT hiện hành, trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ thời lượng và chương trình tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, để đủ thời lượng dạy học tin học theo chuẩn quốc tế, đảm bảo thời gian dạy các môn học khác và các hoạt động giáo dục của nhà trường, các trường kết hợp giữa dạy học trực tiếp với trực tuyến.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng lưu ý phòng GD&ĐT các quận huyện, TP Thủ Đức và trường THPT bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tin học đáp ứng các tiêu chuẩn giảng dạy, xây dựng giải pháp, lộ trình nâng cấp hệ thống phòng máy tính, máy vi tính đáp ứng yêu cầu về giảng dạy tin học theo chuẩn quốc tế.
Trong năm học 2022-2023, TPHCM phấn đấu đạt các mục tiêu: 90% học sinh trường tiên tiến hội nhập được học và 40% đạt chứng chỉ tin học quốc tế; các trường phổ thông khác sẽ đáp ứng hơn 40% nhu cầu học sinh và hơn 20% đạt chứng chỉ tin học quốc tế; 80% giáo viên tin học được chuẩn hóa, 100% trường có phòng máy tính với 50% đủ số lượng, cấu hình đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Một trường tiểu học ở Cà Mau hoàn trả 282 triệu đồng thu sai quy định Nhà trường đã hoàn trả lại hết cho phụ huynh hơn 282 triệu đồng vận động trước đó. Đây là khoản tiền trường vận động mua tivi. Trường Tiểu học Tân Lợi (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Ngày 12/10, thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, Sở đã có báo cáo gửi UBND tỉnh kết quả xác minh thông tin một...