Kiên Giang: Quy định chính sách với 4 đối tượng giáo viên mầm non
Sở GD&ĐT Kiên Giang cho biết: Năm học 2019-2020 tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định rõ chính sách đối với 4 đối tượng giáo viên mầm non.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, thứ nhất với giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập, nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV trở lên được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV theo bảng lương quy định.
Đồng thời, các đối tượng này được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.
Video đang HOT
Thứ 2: Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Thứ 3: Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số (nếu có) theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3 năm.
Thứ 4: Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng.
Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề). Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Sở GD&ĐT Kiên Giang
Theo GDTĐ
Tập huấn giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là nhiệm vụ thiết yếu góp phần phát triển các mối quan hệ tích cực của trẻ đối với thế giới xung quanh.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội trong các cơ sở giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT đã tổ chức lớp tập huấn Hướng dẫn thực hiện giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
Tham gia lớp tập huấn, các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non sẽ được hướng dẫn cách thức giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non như: Khoa học thần kinh về phát triển tình cảm kỹ năng xã hội; Khung năng lực về phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của Khu vực Đông Á Thái Bình Dương.
Các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tham gia tập huấn
Bên cạnh đó, các học viên sẽ được các chuyên gia giới thiệu nguyên tắc giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ như: Đảm bảo tính an toàn; Lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày như chơi, học, ăn, ngủ, vệ sinh; Đảm bảo tính phù hợp với trẻ, văn hóa vùng miền; Linh hoạt trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục.
Quan trọng nhất là giáo viên học được cách linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức để giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ; cách sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Các thầy cô biết khi nào thì dùng tranh, ảnh, video, khi nào thì trải nghiệm những tình huống thật nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Các chuyên gia khẳng định, 8 năm đầu đời được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng và sâu sắc về tinh thần, nhận thức, tâm lý, xã hội và thể chất.
Việc tiếp xúc với các rủi ro, kể cả bạo lực trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần và tình cảm của trẻ, tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành vi và giảm khả năng điều khiển cảm xúc của trẻ.
"Do vậy, phát triển năng lực tình cảm, kỹ năng xã hội là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhất và đầy thử thách nhất của thời thơ ấu. Những năng lực cơ bản này là viên gạch đặt nền tảng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân và sự gắn kết của xã hội", các chuyên gia khẳng định.
Trường Giang
Theo vietnamnet
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Hôm nay, (29/7), tại Đà Nẵng, Vụ Mầm non - Bộ GS&ĐT tổ chức hội nghị tập huấn hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề "Xây dựng trong trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" cho hơn 800 cán bộ, giáo viên bậc học mầm non toàn quốc. Hơn 800 đại biểu là...