Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0
Với Chủ đề Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 cho giảng viên, giáo viên tiếng Anh các cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” do Trường Đại học Kiên Giang và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức diễn ra ngày 26/10.
Toàn cảnh hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng dạy học và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 cho giảng viên, giáo viên tiếng Anh các cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.
Đến tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng ban Quản lý đề án ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang, TS. Nguyễn Trung Cang – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang cùng sự tham dự của hơn 230 giảng viên, giáo viên ở các trường Đại học, THPT, THCS, tiểu học, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.
Hiện nay, nhằm đáp ứng xu thế hội nhập phát triển của đất nước với mục tiêu xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, hầu hết các trường đại học Việt Nam đều đã đưa môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vào chương trình giảng dạy. Trong bối cảnh chủ trương tự chủ đối với lĩnh vực giáo dục đang được triển khai quyết liệt, việc đổi mới phương thức giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu. Mà đặc biệt sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng ban Quản lý đề án ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu hướng dẫn các vấn đề thảo luận.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang nhấn mạnh với sự bùng nổ của nền công nghiệp 4.0 việc dạy và học tiếng Anh là tất yếu, vì vậy nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục.
Việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 có mục tiêu chung là đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông năm 2025.
Tại hội thảo, ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết kết quả dạy và học tiếng Anh của tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: điều kiện học tập của thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo còn khó khăn; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn bài, giảng dạy còn hạn chế; việc đổi mới phương pháp dạy, học truyền thống qua dạy học tích cực còn ít…
Ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội thảo khoa học
Theo ông Trần Quang Bảo, nguyên nhân cơ bản là do cơ sở vật chất phục vụ việc dạy tiếng Anh ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo chưa đảm bảo, học sinh nghe nói chủ yếu chỉ mới thông qua bài học do giáo viên tự chuẩn bị; một số thầy cô dạy tiếng Anh của tỉnh còn hạn chế về kỹ năng nghe, nói tiếng Anh; động lực học tiếng Anh của học sinh chủ yếu là để vượt qua kỳ thi, chưa hướng đến kỹ năng thực hành trong thực tế,…
“Mong rằng hội thảo sẽ dành nhiều thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại” – ông Trần Quang Bảo nói.
Tại Hội thảo cũng đã trình bày 12 tham luận và thảo luận các vấn đề như: tại sao người học thiếu động cơ học tập trong lớp học tiếng Anh; mô hình học tập “Blended learning – học tập phối hợp” nào là thực tế; 1 số giải pháp để khuyến khích học sinh yếu tham gia vào các hoạt động học tập; những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ vào hệ thống giáo dục Việt Nam; sẵn sàng cho giáo dục trong giai đoạn công nghiệp 4.0; làm thế nào để tạo ngữ cảnh giao tiếp tự nhiên trong lớp học. Đặc biệt là phương pháp “Lesson Study” (nghiên cứu bài giảng) trong việc phát triển nghiệp vụ giáo viên. Nghiên cứu trường hợp về niềm tin của giáo viên Việt Nam.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang phát biểu tại hội thảo khoa học
Theo TS. Nguyễn Trung Cang – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang thì “Nghiên cứu bài giảng” là một trong những phương pháp phát triển nghiệp vụ giáo viên, cải thiện chất lượng giảng dạy theo hướng đóng góp xoay vòng liên tục. Với phương pháp này, giáo viên sẽ làm việc theo nhóm nhỏ để thiết kế bài giảng, thực hiện bài giảng đó ở lớp học thực tế của một giáo viên, các giáo viên khác tổng hợp các dữ liệu liên quan đến quá trình học tập và phát triển của học sinh, sinh viên.
Từ đó nhìn nhận và thảo luận về các dữ liệu trên, đóng góp vào sự phát triển bài giảng. Bài tham luận trình bày báo cáo nghiên cứu về nhóm 4 giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam soạn bài giảng theo phương pháp “Lesson study” trong 15 tuần. Phương pháp định lượng trong phỏng vấn, viết phản hồi và quan sát được sử đụng để thu thập các dữ liệu liên quan.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của việc “Nghiên cứu bài giảng” trong chiến lược phát triển nghiệp vụ chuyên môn. Giáo viên khẳng định rằng “Nghiên cứu bài giảng” tạo cơ hội cho việc học tập, hợp tác, trao đổi chuyên môn giúp bài giảng được thiết kế hiệu quả hơn, góp phần đạt được mục tiêu của người học và giúp giáo viên tự tin hơn trong các buổi dự giờ chuyên môn. Tuy nhiên, một vài khó khăn mà giáo viên gặp phải cũng được nghiên cứu chỉ ra, ít nhiều tác động đến hiệu quả của phương pháp này.
TS. Nguyễn Trung Cang – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang trình bày tham luận tại hội thảo khoa học.
Trong bối cảnh chịu sự tác của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Việc sử dụng các công nghệ, các phương thức hỗ trợ công nghệ hiện đại bằng sự tương tác trực tiếp sẽ hỗ không chỉ giúp người học nhanh dễ dàng mà giảng viên cũng sẽ không áp lực nhiều về giáo án. Chẳng hạn, khi trao đổi về một vấn đề lao động việc làm trên thế giới, thông qua hình thức live stream với một chuyên gia, một người dân bất kỳ (có thể là bạn bè qua mạng của giáo viên hoặc sinh viên) để trao đổi trực tiếp về vấn đề đó, vừa sinh động, vừa thực tế hơn rất nhiều…
Phụ huynh chưa muốn con đến trường mầm non khi còn dịch bệnh
Lo con còn nhỏ, nhiều phụ huynh sẵn sàng cho trẻ mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
Sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch Covid-19 có diễn biến khả quan. Nhiều địa phương quyết định cho học sinh trở lại trường. Nhiều tỉnh dự kiến đầu tháng 5 sẽ cho học sinh đồng loạt đến lớp, kể cả bậc mầm non, tiểu học, nếu tình hình ổn định như những ngày qua.
Tuy nhiên, không ít phụ huynh có con nhỏ vẫn băn khoăn, lo lắng vì khả năng, ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ còn kém. Môi trường tiểu học, mầm non, trẻ tiếp xúc rất gần nhau.
Phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn về thời gian trở lại trường của trẻ mầm non. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Muốn trẻ ở nhà cho đến khi hết dịch
Dù sống ở vùng thuộc nhóm nguy cơ thấp, chị Trúc Như (Phú Quốc, Kiên Giang) chưa muốn cho con gái (học sinh lớp 5) đi học trở lại vào cuối tháng 4 hay đầu tháng 5. Phụ huynh này cho rằng phải đến khi công bố hết dịch, chị mới an tâm cho con đến lớp.
Bà mẹ này giải thích học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, chưa thể đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng chống lây nhiễm khi ở trường.
Trong khi việc học online, theo chị, đang ở mức chấp nhận được với học sinh tiểu học. Kiểm tra tiến độ học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh của con, chị Như nhận thấy bé hoàn thành tốt yêu cầu giáo viên đặt ra, biết tự làm bài tập.
Nếu tình hình không được cải thiện, chị Trúc Như chấp nhận cho con ở nhà, thay vì đến trường với lo lắng có thể nhiễm virus corona.
Tương tự, anh Hữu Lâm, cha của bé 4 tuổi tại TP.HCM, cho hay nếu thành phố quyết định đầu tháng 5 cho học sinh mầm non đến lớp, anh vẫn xin cho con nghỉ thêm một thời gian. Gia đình anh Lâm quyết định khi nào công bố hết dịch mới cho con trở lại trường.
Có con 4 tuổi học tại một trường mầm non tại quận Gò Vấp (TP.HCM), chị Hà Thu cho biết có thể gia đình sẽ cho con nghỉ hết năm nay, chấp nhận bé học lại một năm. Khai giảng năm học mới, gia đình mới cho con đến trường trở lại.
"Việc học của trẻ mầm non không quá quan trọng. Nếu gia đình có thể trông con được, mình nghĩ nên để trẻ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát cho an tâm", bà mẹ này cho hay.
Trẻ nhỏ đến lớp, cha mẹ chưa hoàn toàn yên tâm
Ngược lại, một số phụ huynh cho rằng sau thời gian nghỉ, trẻ đã ghi nhớ và tập thành thói quen đeo khẩu trang, ho phải che miệng, rửa tay thường xuyên, cộng với tình hình dịch bệnh tiến triển tốt, nên trẻ đến trường vào đầu tháng 5 là khả thi.
Tin tưởng công tác chuẩn bị của các trường, chị Quyên Thanh, mẹ của bé 5 tuổi tại TP.HCM, cho hay nếu trường mở cửa vào đầu tháng 5, chị sẽ quyết định cho con đi học.
Việc học của trẻ mầm non không quá quan trọng. Nếu gia đình có thể trông con được, mình nghĩ nên để trẻ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát cho an tâm.
Phụ huynh Hà Thu
"Khi quyết định cho mầm non đi học lại, thành phố cũng đã đảm bảo công tác chuẩn bị, an toàn của các trường. Hơn nữa, các bé cũng nhớ thầy cô, bạn bè và mong được đi học lại", chị Quyên Thanh nói.
Phương Mai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hy vọng Hà Nội có thể sớm cho con trở lại trường. Từ khi trường đóng cửa vì dịch, chị cho hai con gái về quê. Thời gian nghỉ học quá lâu, cả hai cháu đều tâm sự nhớ trường, lớp, bạn bè, cô giáo và mong được sớm đi học.
"Đành rằng lớp 1 ít kiến thức, nghỉ cũng không ảnh hưởng việc học quá nhiều. Nhưng các cháu mong ngóng quá nên tôi chỉ mong Hà Nội có thể mở cửa trường học từ đầu tháng 5", nữ phụ huynh chia sẻ.
Dù vậy, để con đến trường khi Việt Nam chưa công bố hết dịch, chị cũng lo lắng. Ở nhà, bố mẹ nhắc nhở rửa tay thường xuyên, nhưng ở lớp, sợ hai con quên. Ngoài ra, chị cũng lo hai con mải chơi đùa với bạn, không đảm bảo an toàn phòng dịch.
Cùng quan điểm, chị Trần Phương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết sẽ cho con đi học trở lại nếu thành phố quyết định mở cửa trường học. Chị lo ngại nếu nghỉ học quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc con trai vào lớp 1 từ năm sau.
Nhiều địa phương dự kiến cho học sinh mầm non, tiểu học đến trường vào đầu tháng 5. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Trường công lập sẽ khó đảm bảo
Bà Thu Hiền, chủ một nhóm trẻ tư thục ở Tây Hồ, Hà Nội, đã khảo sát ý kiến phụ huynh trong trường hợp thành phố cho phép các trường hoạt động trở lại trong nửa đầu tháng 5.
Khoảng 70% phụ huynh đồng ý gửi con đến lớp. 30% còn lại mong muốn cho con nghỉ tiếp đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn.
Dù số lượng học sinh trở lại lớp có thể giảm, bà Hiền vẫn hy vọng có thể sớm hoạt động trở lại. Sau gần 4 tháng nghỉ vì dịch, chỉ tính riêng tiền thuê mặt bằng, bà thiệt hại 80 triệu đồng vì không được chủ giảm tiền thuê.
Dù nghỉ dịch, bà vẫn phải thu xếp trả khoảng 1-2 triệu đồng/tháng cho giáo viên để họ đảm bảo cuộc sống. Số tiền không lớn nhưng cộng với tiền thuê mặt bằng, bà đang phải chịu gánh nặng không nhỏ. Thời gian nghỉ dịch càng lâu, thiệt hại càng lớn.
Bà cho biết thêm nếu mở cửa trở lại, trường sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ vì bình thường, quy mô lớp học cũng chỉ từ 10 đến 17 trẻ. Do đó, giáo viên có thể quản lý, đảm bảo khoảng cách giữa các cháu.
"Tuy nhiên, trường mầm non công lập khó làm được như vậy, do sĩ số lớp quá đông. Hai cô giáo phải quản lý đến 60, thậm chí 70 trẻ", bà Hiền nói thêm.
Tương tự, bà V.A., chủ một trường mầm non tư thục tại quận 2, TP.HCM, thông tin với các trường mầm non ngoài công lập, mỗi lớp từ 15-20 bé, sẽ đảm bảo được điều kiện quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế về sĩ số trong lớp.
Trường mầm non công lập khó đảm bảo được điều kiện giãn cách, do sĩ số lớp quá đông. Hai cô giáo phải quản lý đến 60, thậm chí 70 trẻ.
Chủ nhóm trẻ tư thục Thu Hiền
Nếu mở cửa trường trở lại, bà vẫn yêu cầu chia nhỏ lớp để đảm bảo khoảng 5 trẻ/cô giáo. Giáo viên sẽ hạn chế di chuyển tới các lớp khác.
Đồng thời, trường cũng phải tính toán, sắp xếp giờ hoạt động ngoài trời giữa các nhóm trẻ để tránh sinh hoạt chung.
Tuy nhiên, chủ trường này băn khoăn quy định hạn chế tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, khoảng các giữa các em là 1,5 m có được áp dụng với bậc mầm non hay không.
"Mình không hiểu nếu áp dụng vào lớp mầm non, các cô phải làm thế nào. Ở trường có trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi, cô phải bế bồng, cho ăn uống, vệ sinh... Tất cả đều cần tiếp xúc", bà V.A. nói.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, chia sẻ sở này đã đề xuất với UBND tỉnh về thời gian đi học lại của các bậc học nhưng chưa tính đến việc cho bậc mầm non đến trường trở lại.
"Các cháu mầm non đến trường phải thực hiện bán trú, nếu sáng đưa tới trưa đón về thì không ổn. Trước mắt, chưa đảm bảo được môi trường thật sự an toàn, nếu các cháu cùng ăn, ngủ ở trường, chúng tôi tạm thời chưa cho trẻ mầm non đi học", ông Tân nói.
Minh Nhật và Nguyễn Sương
Ba cách cải thiện khả năng đọc hiểu tiếng Anh Sau khi đặt mục tiêu, bạn cần chọn tài liệu có độ khó phù hợp, đọc nhiều lần và luyện tập hàng ngày để cải thiện khả năng đọc hiểu. Đọc là kỹ năng ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất, đặc biệt khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp khó khăn khi chuyển từ việc đọc từng chữ...