Kiểm tra việc phát hành SGK
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ngày 19.9 đã ra quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa (SGK) năm học 2018 – 2019 tại Nhà xuất bản Giáo dục VN.
Ảnh minh họa
Quyết định trên căn cứ các thông tin phản ánh về việc in và phát hành SGK. Đoàn kiểm tra gồm 4 thành viên do một phó chánh thanh tra Bộ GD-ĐT làm trưởng đoàn. Tuy nhiên, Quyết định không nêu thời gian thanh tra cụ thể bắt đầu và kết thúc vào thời điểm nào.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn sáng 19.9, một số đại biểu Quốc hội đã chuyển tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ băn khoăn về việc xuất bản SGK hiện nay. Trong đó nổi lên những câu hỏi như: có “lợi ích nhóm” trong việc độc quyền in ấn, xuất bản SGK hay không? Vì sao lại cho học sinh viết vào sách khiến năm nào học sinh cũng phải mua sách mới, gây lãng phí và tốn kém không cần thiết…
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Quốc hội vào cuộc giám sát in SGK
Bộ Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu phải rõ ràng, tích cực trong phát ngôn và chú trọng đến vấn đề sách giáo khoa vì ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội
Sáng 19-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến đối với báo cáo tổng hợp của Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và cá nhân có liên quan việc thực hiện nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, kết luận của UBTVQH về chất vấn tại phiên họp.
Có độc quyền trong phát hành SGK?
Trình bày báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia còn để xảy ra sai phạm ở một số địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. "Công tác sửa đổi, phát hành sách giáo khoa (SGK) còn nhiều bất cập" - ông Phúc nhấn mạnh. Đáng chú ý, dự thảo đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2035 không được công khai để lấy ý kiến của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ có độc quyền trong xuất bản SGK hay không?
Cho ý kiến báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ rà soát lại quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để ngăn chặn các tiêu cực phát sinh.
Cầm trên tay cuốn SGK, bà Lê Thị Nga bày tỏ lo lắng về sự lãng phí trong in ấn. Bà Nga cho biết cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT và Chính phủ làm rõ nghi ngại xung quanh việc độc quyền trong hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục. Tại sao SGK bây giờ khác các thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2-3 thế hệ?.
"Như cuốn sách toán lớp 1 tôi đang cầm trên tay, rất khác lạ. Trước đây, bài tập riêng, SGK riêng. Bây giờ, toán lớp 1 luyện tập chung với SGK. Các cháu làm bài tập, nối hình, kẻ thêm hình, ghi bài tập vào trong đó. Như thế này đương nhiên là khóa sau không dùng được. Mỗi một năm khoảng 100 triệu bản SGK, xã hội mất khoảng 1.000 tỉ đồng nhưng đến năm sau không dùng được nữa" - bà Nga đặt vấn đề.
Đồng tình, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm tới SGK vì mỗi cuốn sách chỉ có giá 10.000-12.000 đồng nhưng ảnh hưởng tới hàng triệu gia đình. "Đề nghị bộ trưởng tổ chức thanh tra ngay vấn đề này và làm rõ có hay không lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành SGK?" - bà Hải nhấn mạnh và cho rằng việc sử dụng lại SGK cũng nhằm rèn luyện, uốn nắn học sinh đức tính tiết kiệm, cẩn thận.
Đặc biệt, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ việc phát hành sách tham khảo. "Có hay không việc ép học sinh mua sách tham khảo? Có phụ huynh nhắn tin cho tôi nói là sách tham khảo mua từ đầu năm đến cuối năm không dùng gì cả, còn mới tinh" - bà Hải nêu.
Bộ GD-ĐT cần có chính kiến
Liên quan tới thí điểm, thực nghiệm, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng cần có tổng kết, đánh giá, tránh thí điểm, thực nghiệm quá lâu mà cử tri không biết việc đó tốt, xấu ở điểm nào.
Sau cùng, vấn đề bà Hải gửi đến người đứng đầu ngành GD-ĐT là chú trọng đến người phát ngôn. Để mỗi khi xảy ra vấn đề nóng, bộ có phát ngôn thể hiện chính kiến, dẫn dắt dư luận, tránh hoang mang. "Phụ huynh đi mua sách không biết sách công nghệ giáo dục bán ở đâu hay bán theo chương trình. Cá nhân tôi đi mua sách công nghệ giáo dục cũng không được dù ở Hà Nội có nhiều trường dạy chương trình này. Bộ trưởng phải quan tâm vấn đề SGK và có thái độ rõ ràng trong các vấn đề liên quan" - bà Hải nói.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Ủy ban) Phan Thanh Bình thẳng thắn đánh giá ngành giáo dục thời gian qua có nhiều thành quả nhưng cũng gây xao động trong xã hội mà nổi cộm là SGK. Ông Bình đề nghị Bộ GD-ĐT công khai lộ trình triển khai các công việc để mọi người biết bộ đang giải quyết những vấn đề gì? Riêng Ủy ban đã giám sát vấn đề xuất bản SGK và cuối năm nay sẽ công bố kết quả.
Nhiều cuộc thi sắc đẹp quá!
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết nhiều cử tri băn khoăn là các cuộc thi sắc đẹp thời gian qua diễn ra tràn lan. "Câu hỏi cử tri đặt ra là mục đích của các cuộc thi sắc đẹp hiện nay là gì và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đánh giá các cuộc thi này đã đạt được mục đích đặt ra hay chưa?" - bà Hải nêu và đề nghị bộ này sớm có tổng kết việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian qua để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực, đặc biệt là định hướng lối sống cho giới trẻ. "Hiện nay có rất nhiều dư âm từ các cuộc thi sắc đẹp, khi nhiều cô gái chỉ sau một ngày, một giờ trở nên nổi tiếng, dẫn đến nhiều vấn đề khác" - bà Hải nhận xét.
Bài và ảnh: Thế Dũng
Theo nld.com.vn
Bạn đọc viết: Quan tâm từ việc nhỏ giúp con tự tin học lớp 6 Mặc dù đã được bố mẹ chuẩn bị tâm lý trong suốt kỳ nghỉ hè nhưng khi chính thức bước vào lớp 6 với đầy đủ các môn học, con tôi vẫn cảm thấy "choáng ngợp". Bởi tất cả mọi thứ hoàn toàn thay đổi so với thời học tiểu học. Lớp 6 nói riêng và bậc THCS khác gì so với tiểu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025