Kiểm tra thông tin học sinh lớp 5 không biết đọc, viết
Có tin phản ánh nhiêu hoc sinh ơ trương tiêu hoc ở Quảng Bình không biêt đoc, viêt vân được lên lơp, Sở GD&ĐT tỉnh này đã lâp đoan thanh tra xac minh vụ việc.
Chiều 24/11, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra của sở làm việc với Phòng GD&ĐT thị xã Ba Đồn, sau đó về trường Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc) kiểm tra thông tin nhiều học sinh lớp 3, 4, 5 không biết đọc, viết mà vẫn lên lớp.
Theo ông Nhân, nếu thông tin trên có thật, Sở GD&ĐT Quảng Bình sẽ có hình thức xử lý nghiêm lãnh đạo trường Tiểu học Cồn Sẻ và những giáo viên liên quan vì để xảy ra tình trạng trên.
“Thời gian tới, sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra, rà soát tất cả các trường tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh về kiến thức học sinh cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên”, ông Nhân khẳng định.
Trường Tiểu học Cồn Sẻ, nơi bị phản ánh thông tin học sinh không biết đọc, viết vẫn được lên lớp. Ảnh: Người Lao Động.
Video đang HOT
Trước đó không lâu, một tờ báo phản ánh tình trạng học sinh ở các lớp 3, 4, 5 đang học tập tại trường Tiểu học Cồn Sẻ không biết đọc, viết nhưng vẫn phải lên lớp, gây bức xúc dư luận.
Tờ báo này dẫn lời chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C, trường Tiểu học Cồn Sẻ) cho biết đầu năm học này, chị phát hiện con mình không đọc được chữ, viết cũng không được.
Quá ngỡ ngàng, chị cho kiểm lại kiến thức căn bản lớp 1 và lớp 2 của Lộc, kết quả cũng chỉ là “con số không”. Em Lộc vẫn được nhà trường cho lên lớp.
Không những vậy, bài báo này còn dẫn lời nhiều phụ huynh khác có con em đã và đang theo học ở các lớp 4 và 5 không biết đọc, viết, thậm chí không giải được các bài toán dành cho học sinh chương trình lớp 1 mà vẫn được lên lớp, bởi nhà trường “chạy đua” với căn bệnh thành tích.
Theo Zing
Chủ tịch Sóc Trăng: 'Xử lý nghiêm vụ học lớp 6 xuống lớp 1'
Ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết người đứng đầu Đảng bộ tỉnh này chỉ đạo kiểm điểm thầy, cô giáo để xảy ra "bệnh thành tích".
Trao đổi với phóng viên Zing.vn sáng 6/10, ông Trần Văn Chuyện - Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 5/10, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu ngành giáo dục báo cáo về trường hợp học sinh lớp 6 bị trả về lớp 1 xảy ra ở phường 8, TP Sóc Trăng.
Sau khi nghe giám đốc sở GD&ĐT thừa nhận sự việc báo chí phản ánh là có thật, ông Thể bức xúc cho rằng đây là "bệnh thành tích". Trước mặt lãnh đạo các giám đốc sở, ngành, ông Thể đặt câu hỏi: "Nếu con của các anh, chị rơi vào trường hợp này thì gia đình nghĩ sao?".
Khi không có ai trả lời, người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nói nếu không xử lý nghiêm, bệnh thành tích sẽ ảnh hưởng cả thế hệ và tương lai của các em. Đó là chưa kể việc gia đình và nhà trường nhiều năm chăm sóc và bồi dưỡng cho các cháu nhưng kết quả thu về không được gì.
"Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nói việc học lớp 6 bị trả về lớp 1 là bệnh thành tích, phải xử lý nghiêm đến nơi đến chốn. Lỗi là do lúc chuyển các em từ lớp dưới lên lớp trên, thầy cô phát hiện học sinh yếu kém mà không có kế hoạch phụ đạo. Để xảy ra việc này, trước mắt là phải kiểm điểm thầy, cô giáo", Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện cho biết.
Một trong những lớp 3 có vài học sinh đọc và viết rất chậm ở TP Sóc Trăng. Ảnh: CTV.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Ngô Hùng, ngành giáo dục đang rà soát lại tất cả các trường hợp học sinh "ngồi nhầm lớp" ở tất cả các huyện, thị xã và TP Sóc Trăng. Sau khi có con số chính thức, tùy trường hợp, ngành này sẽ có hướng xử lý, kiểm điểm.
Chuyện học sinh "ngồi nhầm lớp" gây xôn xao Sóc Trăng khi năm học 2016-2017, nam sinh tên Lâm ở phường 8 (TP Sóc Trăng) được xét tuyển vào Trường THCS Lê Vĩnh Hòa. Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm, nhà trường giật mình khi em không làm được bài kiểm tra, tên họ mình viết cũng không rõ.
Sau hai tuần học lớp 6, giáo viên phát hiện học lực của Lâm rất kém, không đọc, viết và làm được bài tập. Trước tình hình này, Trường THCS Lê Vĩnh Hòa buộc phải mời phụ huynh đến làm việc và quyết định chuyển nam sinh trở lại học lớp 1.
"Sau khi con tôi đến trường cũ, cô hiệu trưởng gọi lên và nói cháu không thể học lớp 5 mà phải học lại lớp 1. Nghe đến đây, mẹ con tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Thấy vậy, trường cho học lớp 2 nhưng được vài ngày thì Lâm bỏ vì mặc cảm", mẹ của Lâm là chị Quỳnh Giao chia sẻ.
Sau khi chị Giao gửi đơn cầu cứu khắp nơi, ngày 3/10, Lâm được Trường tiểu học Lý Đạo Thành bố trí học lại ở lớp 5/2. Theo bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Đạo Thành - Lâm tỏ ra vui vẻ với bạn bè, không còn mặc cảm như nửa tháng trước.
"Chúng tôi theo dõi Lâm học lại và quay clip để xem thế nào thì thấy em này đọc, viết được nhưng chậm. Lâm mắc chứng tự kỷ nên nhiều lúc ngồi cả giờ mà không chịu đọc, viết khiến mọi người hiểu nhầm. Khi tâm lý thật sự thoải mái, em vẫn làm được toán", nữ hiệu trưởng chia sẻ.
* Tên học sinh đã thay đổi.
Theo Zing
Nam sinh lớp 6 phải học lại lớp 1 không phải chuyện hiếm gặp Theo TS Vũ Thu Hương, tình trạng "ngồi nhầm lớp" là biểu hiện thiếu trung thực trong ngành giáo dục. Việc đánh giá nhà trường, thầy cô dựa vào thành tích của học sinh là sai lầm. Gần đây, câu chuyện về chị Tô Thị Quỳnh Giao (ngụ phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đến nhiều cơ quan ở Sóc Trăng...