Kiểm tra học kỳ 1 trực tuyến khó đảm bảo chất lượng
Tất cả đều thừa nhận việc học và kiểm tra bằng hình thức trực tuyến sẽ có chất lượng kém hơn so với hình thức trực tiếp.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, thầy Nguyễn Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Long Biên – Hà Nội), cho biết nhà trường đã cho học sinh (HS) kiểm tra học kỳ 1 bắt đầu từ tuần trước. Dự kiến tuần này các khối lớp sẽ hoàn thành bài kiểm tra ở tất cả môn học.
“Trong quá trình kiểm tra, HS đều phải bật camera để giáo viên quan sát được. Hầu hết các em đều đã quen với việc học và làm bài kiểm tra trực tuyến trong suốt thời gian dài nên mấy ngày nay không có sự cố nào đáng tiếc xảy ra.
Tất nhiên, việc học và kiểm tra qua phần mềm trực tuyến chất lượng sẽ kém hơn so với hình thức trực tiếp. Nhưng nhà trường sẽ cố gắng đến mức tối đa để có kết quả tốt nhất trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay” – thầy Cường nói.
Việc lựa chọn phương án kiểm tra học kỳ trực tuyến là phương án tối ưu ở nhiều trường trên địa bàn TP Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội), thông tin quận đang cho HS bậc THCS kiểm tra học kỳ 1. Theo bà Hằng, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19, các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đồng thời sau khi lấy ý kiến của phụ huynh và các nhà trường, quận đã cho HS kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến. Đây là phương án cần thiết trong giai đoạn này.
“Phòng đã phối hợp với đơn vị viễn thông, điện lực… mua gói dung lượng lớn, bảo đảm không xảy ra sự cố về đường truyền hay điện lưới trong thời gian diễn ra kiểm tra.
Video đang HOT
Phía nhà trường, phụ huynh và HS đều chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt cơ sở vật chất cũng như tâm lý.
Đối với khối lớp 1 và 2 có môn đặc thù. Ví dụ: Bài kiểm tra môn tập viết, tập đọc, HS sẽ viết ra giấy dưới sự giám sát của camera theo dõi, sau đó phụ huynh sẽ chụp ảnh gửi lại cho giáo viên để chấm điểm. Ngoài ra, tất cả môn kiểm tra, nhà trường sẽ chia nhỏ lớp 10-15 HS để giáo viên có thể quản lý phòng kiểm tra thông qua phần mềm Zoom được dễ dàng hơn.
“Năm nay là năm thứ hai nên HS đã thích nghi phần nào, đối với những bạn kém hơn, trường cũng có những phương án, đồng thời trao đổi với phụ huynh để có thể hỗ trợ, động viện cho con em mình.
Bên cạnh đó, mức độ ra đề kiểm tra học kỳ 1 của các trường ở mức cơ bản, vì điểm kiểm tra không quyết định hoàn toàn, bởi thầy cô còn phải quan sát hết cả quá trình học tập của HS để có đánh giá tổng thể” – bà Hằng chia sẻ.
Là huyện vùng xanh duy nhất của TP Hà Nội, ông Hoàng Mạnh Cường – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho hay ngày 28-9, Sở GD&ĐT tổ chức giao ban trực tuyến toàn TP, trong đó có phần phổ biến công tác kiểm tra đánh giá cuối kỳ và sơ kết học kỳ 1. “Mặc dù địa phương là vùng xanh nhưng trên địa bàn toàn TP có các ca F0 trong cộng đồng liên tục tăng.
Một số trường đang họp, phụ huynh rất mong muốn tổ chức kiểm tra trực tuyến để bảo đảm an toàn. Phòng sẽ tổng hợp ý kiến để hình thức kiểm tra cho phù hợp” – ông Cường nói.
Tại sao học sinh lớp 1,2 học online từ đầu năm cần đến trường để làm kiểm tra?
Theo ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), với những nhà trường đang dạy học trực tuyến từ đầu năm học đến nay, học sinh vẫn có thể đến trường, chia ca, đảm bảo giãn cách để làm bài kiểm tra trực tiếp.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tổ chức kiểm tra học kỳ 1 bằng hình thức trực tiếp với học sinh lớp 1 và 2, trừ trường hợp bất khả kháng mới chuyển qua trực tuyến. Vậy nên nhiều phụ huynh thắc mắc "trường hợp bất khả kháng" ở đây là những trường hợp nào?
Liên quan đến vấn đề này, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, với những nhà trường, địa phương đang dạy học trực tuyến từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra học kỳ thì không được coi là trường hợp bất khả kháng. Do đó, học sinh vẫn có thể đến trường, chia ca, đảm bảo giãn cách để làm bài kiểm tra trực tiếp.
"Bất khả kháng là những trường hợp đến ngày kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch của trường nhưng học sinh thuộc diện F0, F1, F2 hoặc ở khu vực bị phong tỏa vì dịch bệnh, nhà trường phối hợp với gia đình sẽ có kế hoạch kiểm tra trực tuyến riêng với nhóm học sinh này.
Học sinh lớp 1,2 là những khối lớp những năm đầu thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, những khối lớp đầu cấp tiểu học, không có bài kiểm tra giữa kỳ nên việc có một bài kiểm tra trực tiếp cuối kỳ sẽ đặc biệt quan trọng, giúp đánh giá cả quá trình dạy học và đánh giá lại quá trình đánh giá thường xuyên, không để học sinh học xong lớp 1 nhưng chưa biết đọc biết viết", ông Thái Văn Tài cho hay.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thạnh An đến trường. Ảnh: Quỳnh Trần
Hiện tại, nhiều phụ huynh Hà Nội không đồng tình với việc cả năm học trực tuyến nhưng cuối năm lại yêu cầu học sinh đến trường ôn tập và thực hiện bài kiểm tra nhất là trong bối cảnh những ca F0 cộng đồng tăng cao.
"Học tập xong thì phải kiểm tra, đánh giá, đây là quy định cần thực hiện. Nhưng hình thức, mục đích kiểm tra thế nào thì cần phải linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với tình hình thực tiễn hơn.
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, những vùng xanh, vùng đảm bảo yêu cầu vẫn đang học bình thường, thì việc đánh giá diễn ra theo hình thức trực tiếp là điều đương nhiên.
Thế nhưng với những vùng đang trong cấp độ dịch, trẻ vẫn phải học online thì cần đánh giá theo hình thức trực tuyến chứ không nhất thiết phải cứng nhắc dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị các điều kiện đón học sinh quay lại kiểm tra trực tiếp rồi lại song song chuẩn bị phương án kiểm tra trực tuyến nếu có điều bất khả kháng. Điều này không chỉ tạo áp lực cho học sinh mà cả giáo viên", cô Lê Thị Loan - nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) nêu ý kiến.
Cùng quan điểm này, nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng hoàn toàn có thể triển khai kiểm tra online với học sinh lớp 1, 2.
Trên thực tế, việc kiểm tra với trẻ ở lứa tuổi này chỉ liên quan đến khả năng đọc, đánh vần. Vì vậy, thầy cô có thể kiểm tra bằng cách giới hạn một khoảng thời gian, trẻ cần đọc được bao nhiêu từ, cách đánh vần ra sao và sau đó đánh giá trình độ theo chương trình.
Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1, 2 nói riêng thì chỉ cần trẻ đọc thông, viết thạo là được rồi.
Trong hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học ứng phó dịch COVID-19 vừa ban hành, Bộ GD&ĐT cho phép các trường tổ chức dạy, kiểm tra cuối học kỳ 1 linh hoạt bằng nhiều phương thức.
Với lớp 1, 2, Bộ GD&ĐT yêu cầu bài kiểm tra được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Các trường tổ chức kiểm tra vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Nếu học sinh không thể đến trường làm bài kiểm tra trực tiếp, các trường có thể cho làm bài bằng hình thức trực tuyến. Việc kiểm tra phải bảo đảm đánh giá đúng, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Với lớp 3, 4, 5, các trường có thể tổ chức kiểm tra cuối học kỳ I bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch COVID-19 tại địa phương.
Bài kiểm tra tập trung vào các nội dung chính của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra được thiết kế đảm bảo các mức từ dễ đến khó theo quy định.
Học sinh lớp 1, 2 ở Hà Nội không phải làm bài kiểm tra cuối năm học Sở GD&ĐT TP Hà Nội vừa có văn bản cho phép học sinh lớp 1 và lớp 2 trên địa bàn không nhất thiết phải làm bài kiểm tra trực tuyến cuối năm học. Ảnh minh họa Trong văn bản, Sở GD&ĐT TP Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT chỉ đạo những trường tiểu học trên địa bàn quản lý, nếu chưa...