Kiểm tra đột xuất nơi hành nghề của “bác sĩ Hà Duy Thọ” nổi tiếng trên Facebook, Tiktok
Ngày 14/11, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua ghi nhận thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, Thanh tra Sở đã phối hợp với Công an phường 9, quận Phú Nhuận cùng các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra đột xuất căn nhà số 671/15 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận căn nhà này được sử dụng làm nơi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không phép của ông Hà Duy Thọ và bà Đặng Thị Tuyết Thu (vợ ông Thọ).
Căn nhà có 4 tầng, tầng trệt phía trước có một bàn dùng khám bệnh và một bàn tiếp khách. Phía sau là khu nhà bếp có một bàn để các sản phẩm là thực phẩm, thực phẩm bổ sung và các chai dung dịch có nhãn hiệu “Dr Tho”.
Lực lượng chức năng kiểm tra nơi khám chữa bệnh của ông Thọ và bà Thu.
Căn nhà không treo biển hiệu, có mở cửa hoạt động, có người bệnh đến KCB, không có niêm yết giá dịch vụ KCB, không có sổ cập nhật, không có hồ sơ bệnh án ngoại trú của người bệnh.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Thọ đang khám, tư vấn thuốc cho một nam bệnh nhân. Anh K. biết được thông tin trên mạng xã hội và đến, được ông Thọ tư vấn, chẩn đoán bệnh và sau đó yêu cầu anh ra sau nhà gặp bà Thu lấy thuốc, gồm 6 sản ph ẩm thực phẩm, thực phẩm bổ sung và các chai dung dịch không rõ nguồn gốc có in thông tin “Dr. Tho” với giá gần 4,3 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra nhận thấy, trang Facebook cá nhân “Bác sĩ Hà Duy Thọ” quảng cáo bác sĩ dinh dưỡng Hà Duy Thọ và sản phẩm thực phẩm.
Video đang HOT
Hình ảnh “toa thuốc” người bệnh K. cung cấp cho đoàn kiểm tra.
Tại bàn dùng khám, tư vấn, đoàn kiểm tra phát hiện có phiếu khấn nguyện trước khi ăn; phiếu phương pháp OHSAWA công thức số 6, công thức số 7 (phương pháp thực dưỡng) có ghi thông tin “BS Hà Duy Thọ”. Tuy nhiên, ông Thọ không trình ra được bằng cấp và chứng chỉ hành nghề KCB ở thời điểm kiểm tra.
Bà Đặng Thị Tuyết Thu cung cấp cho đoàn kiểm tra Chứng chỉ hành nghề KCB số 003365/HCM-CCHN do Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp ngày 8/11/2012 (phạm vi hành nghề: KCB bằng y học cổ truyền).
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã đề nghị ông Thọ và bà Thu ngưng ngay hoạt động KCB, bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc khi chưa có giấy phép hoạt động; ngưng ngay quảng cáo liên quan hoạt động KCB khi chưa có giấy phép và chưa có hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định.
Hình ảnh “BS Hà Duy Thọ” nổi tiếng trên mạng.
Trước đó, ngày 25/5/2023, UBND phường 9, quận Phú Nhuận đã kiểm tra căn nhà số 671/15 Nguyễn Kiệm, phường 9, ghi nhận việc ngưng hoạt động của Công ty TNHH Dịch vụ – sản xuất – kinh doanh và phân phối Chấn Ngộ do ông Hà Duy Thọ làm Giám đốc và yêu cầu tháo bảng hiệu.
Tại buổi làm việc, ông Thọ trình bày “tại địa chỉ này, Công ty Chấn Ngộ không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh” nhưng thừa nhận “có hỗ trợ, hướng dẫn về phương pháp ăn uống, dinh dưỡng chữa trị ung thư giai đoạn cuối theo phương pháp OHSAWA, khám không thu phí”.
Thanh tra Sở Y tế đang tiếp tục làm việc để tiếp tục xác lập các hành vi vi phạm của các cá nhân tại địa chỉ này, làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm đang sử dụng bán cho bệnh nhân và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi người dân khi phát hiện các cơ sở y tế nghi ngờ hoạt động không phép, không chứng chỉ hành nghề hoặc quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, hãy gọi ngay số điện thoại 0989.40.1155 hoặc qua app “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở Y tế kịp thời nắm bắt thông tin, kiểm tra đột xuất và có biện pháp xử lý nghiêm minh.
Thực hư thông tin nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng
Trên Facebook, TikTok,... xuất hiện nhiều cảnh báo về việc chỉ nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng khiến nhiều người lo lắng.
Cụ thể, theo một chia sẻ của tài khoản tên N.D.S thì "đồng nghiệp của tôi nhận được cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ấy đã được tiêm phòng ấn phím 1, chưa tiêm phòng ấn phím 2. Kết quả, anh ta ấn phím 1 và điện thoại bị chặn... Mọi ngđiện thoạiười cẩn thận nha. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của nó trong vòng 3 giây là nó lấy được hết thông tin tài khoản ngân hàng, nó vô hiệu hóa điện thoại mình, máy chủ mình nó điều khiển. Khi nó rút tiền, ngân hàng nhắn OTP vào số mình nhưng nó nhận được,...".
Hiếu PC khẳng định thông tin cảnh báo trên là tin giả
Hay một tài khoản khác kể còn ly kỳ hơn "cuộc gọi 5 giây và sự việc mất 30 triệu đồng sau đó" và khẳng định "đây là câu chuyện có thật mẹ em gặp phải".
Theo đó, mẹ nhân vật này nhận được cuộc gọi từ số 059xxx và có nhấc máy trả lời "a lô" nhưng không có hồi âm... Người mẹ khẳng định không có nhắn tin hay vào app, link linh tinh nhưng ngủ 1 đêm thì điện thoại sập nguồn. Sáng hôm sau vào app ngân hàng thì ngân hàng yêu cầu đặt lại mật khẩu, vào rồi phát hiện tài khoản bị trừ 30 triệu đồng!
Những thông tin trên thu hút khá đông người xem bởi các giao dịch online càng nhiều, tiện lợi cũng kéo theo nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, khi Báo Người Lao Động trao đổi với chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - người sáng lập Dự án Chống lừa đảo - về thông tin trên thì Ngô Minh Hiếu khẳng định: "Đây là tin giả! Làm gì có chuyện nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng hay dữ liệu máy tính. Nếu như vậy thì xã hội loạn!".
Cách nhận biết chiêu ghép mặt, giọng nói giống hệt người thân để lừa đảo
Theo Hiếu, trường hợp người nghe điện thoại ấn các phím theo hướng dẫn có thể bị trừ tiền điện thoại ở mức cước cao (tùy thuộc đầu số) chứ không thể mất tiền ngân hàng.
"Người dùng chỉ mất tiền tài khoản ngân hàng khi nhấn phím theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, rồi làm theo dẫn dụ của chúng như vào đường link, hay tải file mã độc, hay app độc hại, hoặc dẫn dụ đầu tư tài chính, hoặc bị đe dọa theo kiểu giả mạo công an.... thì lúc đấy mới bị lừa mất tiền" - Ngô Minh Hiếu phân tích.
Lý giải về những cảnh báo trên, chuyên gia Ngô Minh Hiếu cho rằng có thể do một số người không rành về công nghệ, đến khi bị lừa, thì lại không hiểu sao, cứ thế cứ viết rồi đăng lên mạng. Hoặc một số nạn nhân đã bị lừa, cảm thấy ngại và xấu hổ nên khi chia sẻ thông tin mình bị lừa thì cắt ghép thông tin nhằm giảm đi mức độ của việc mình bị lừa.
Thậm chí, có trường hợp vì thiếu hiểu biết hoặc thích câu view mà lan truyền tin giả, vô tình cố ý câu view, gây kích động và mất trật tự xã hội.
Cuộc đời khốn khổ của ông bố dẫn con đi bán rau ở vỉa hè Hà Nội Anh Nhớ đã có những chia sẻ về cuộc sống gia đình và việc phải mang con trai hơn 2 tuổi đi bán rau mưu sinh. Căn phòng trọ của gia đình anh Nhớ. 5 người trong phòng trọ 10m2 Anh Nguyễn Văn Nhớ (35 tuổi, ở Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) được nhiều người biết đến sau khi trên mạng xã...