Kiểm tra đột xuất công tác chống dịch COVID-19 ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức
Ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức, đã kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch COVID-19 tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vào tối 18-6.
Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Bạch Hoàng Phụng kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 ở khu chợ hoa, chợ đầu mối Thủ Đức tối 18-6 – Ảnh: N.HÀ
21h30 tối 18-6, đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 do ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức, dẫn đầu đã kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (phường Tam Bình, TP Thủ Đức).
Đoàn công tác đã kiểm tra việc thực hiện 5K của các tiểu thương buôn bán ở chợ, khách đi chợ, những người bốc vác, phụ bán hàng, các tài xế… đang làm việc tại khu vực chợ.
Đoàn công tác cũng kiểm tra việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 của các khu bán hàng ăn uống quanh chợ, khu vực các bãi xe, khu khai báo y tế, khu vực lấy mẫu xét nghiệm.
Phần lớn các quầy sạp, tiểu thương, người đi chợ… chấp hành tốt quy định phòng chống dịch. Đoàn công tác cũng nhắc nhở một vài người đeo khẩu trang chưa đúng cách, các quầy để nước rửa tay ở nơi không thuận tiện…
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức cũng chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên khoảng 250 người gồm những người phụ bán hàng, tài xế, người làm bốc xếp, chủ sạp và khách đi chợ…
Điểm khai báo y tế ở cổng vào của chợ đầu mối Thủ Đức – Ảnh: N.HÀ
Ông Nguyễn Nhu, phó giám đốc Công ty cổ phần quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, cho biết công ty đã triển khai cho các chủ sạp ghi nhật ký tiếp xúc. Nội dung nhật ký gồm ngày giờ, tên, số điện thoại của khách hàng giao dịch. Việc này nhằm tạo điều kiện cho việc truy vết dễ dàng nếu có dịch COVID-19 xảy ra trong chợ.
Phó chủ tịch Nguyễn Bạch Hoàng Phụng nhận xét việc thực hiện các biện pháp chống dịch COVID-19 của chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lần này tốt hơn lần kiểm tra trước đó.
Ông Phụng cho rằng chợ đầu mối Thủ Đức là một kênh phân phối hàng quan trọng của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Nếu xảy ra dịch ở chợ thì ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối và lưu thông hàng hóa của nhiều tỉnh thành, nhiều khu vực tại TP.HCM.
“Ban quản lý chợ nên kiểm tra đột xuất để phát hiện và xử lý những người vi phạm. Việc này nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch của các tiểu thương và những người đến làm việc, giao dịch tại chợ.
Cần tuyên truyền sâu rộng để tiểu thương tự ý thức được rằng việc thực hiện 5K và tuân thủ các quy định chống dịch là để bảo vệ chính bản thân họ”, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng chỉ đạo.
TPHCM: Hoạt động nào được duy trì trong 2 tuần giãn cách xã hội?
Theo quyết định mới nhất của UBND TPHCM, từ 0h ngày 15/6, các nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động trở lại, tuy nhiên không được phục vụ bia, rượu, đồ uống có cồn.
Chiều 14/6, UBND TPHCM đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các quận, huyện và TP Thủ Đức về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.
Theo đó, từ 0h ngày 15/6, các nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động, tuy nhiên không phục vụ bia, rượu, đồ uống có cồn. Chỗ ngồi cho thực khách phải thông thoáng, đảm bảo giãn cách 2 m, không phục vụ quá 10 người cùng thời điểm.
Các cửa hàng tiện ích được hoạt động nhưng không phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm, đảm bảo khoảng cách đối với khách trong thời gian chờ thanh toán, đảm bảo quy định phòng, chống Covid-19.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng không phục vụ tại chỗ, chỉ phục vụ bán hàng mang về, đặt hàng trực tuyến. Người giao hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 m trong khi chờ lấy hàng.
Cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể được hoạt động nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố.
Những hoạt động mang tính cấp thiết của ngành y như hiến máu nhân đạo cần được duy trì và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình tổ chức thực hiện.
UBND TPHCM kêu gọi người dân bình tĩnh, yên tâm, tin tưởng và ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch và hợp tác với chính quyền. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 15, người dân cần nghiêm túc chấp hành các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết.
Người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn thời gian, hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, TPHCM yêu cầu người có triệu chứng, yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch Covid-19 phải đến cơ sở y tế để được khám sàng lọc theo quy định, khai báo y tế trung thực và không che giấu tình trạng bệnh.
Trước bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ca mắc chưa rõ nguồn lây, sáng 14/6, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong quyết định toàn thành phố giãn cách theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần.
Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) chuyển từ áp dụng Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 15.
Trong quá trình giãn cách, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn để chuyển từ áp dụng Chỉ thị 15 sang Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 19 đối với từng khu vực để phù hợp diễn biến.
TP.HCM: Có đến 6 chuỗi lây nhiễm Covid-19 với 191 ca chưa xác định được nguồn lây Hiện TP.HCM có 6 chuỗi lây nhiễm Covid-19 với 191 ca mắc nhưng chưa xác định được nguồn lây. TP.HCM đang dồn lực khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm nhằm hạn chế thấp nhất số ca lây nhiễm. Có đến 6 ổ dịch tại TP.HCM hiện chưa xác định được nguồn lây.ẢNH: NGỌC DƯƠNG Sáng 14.6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19...