Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)
Tiếp tục đợt kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục đại học khu vực miền Trung, ngày 10/5, Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) do TS. Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học làm Trưởng đoàn đã có cuộc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế).
Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế).
Theo báo cáo của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế), hiện nay nhà trường có tổng 70.200 m2 đất thuộc sở hữu, với tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 17.707 m2. Trường có 59 hội trường, phòng học từ 50 chỗ – 200 chỗ, với tổng diện tích sàn xây dựng 13.707 m2. Nhà trường có 1 thư viện rộng 2.000 m2 và 1 trung tâm học liệu có diện tích 4.000 m2. Hệ thống học liệu có 72.923 giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo, tạp chí, e-book, cơ sở dữ liệu điện tử trong thư viện. Số lượng giảng viên cơ hữu có 244 người; trong đó có 18 PGS.TS, 39 TS, 147 Ths, 40 ĐH. Giảng viên thỉnh giảng có 30 người, trong đó 4 GS.TS, 1 PGS.TSKH, 11 PGS.TS, 9 TS, 5 Ths.
Kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2015 cho thấy, trong số 1.232 sinh viên tốt nghiệp thì có 960 sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp. Năm 2016, có 1.227 sinh viên tốt nghiệp thì có 1.035 sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên ra trường. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã được Trường ĐH Kính tế (ĐH Huế) đăng ký, triển khai và được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục vào tháng 3/2018.
PGS.TS Trần Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) tiếp thu, ghi nhận những góp ý, khuyến nghị của Đoàn kiểm tra.
Sau khi tiến hành kiểm tra cụ thể, chi tiết các điều kiện đảm bảo chất lượng và đối chiếu với các quy định hiện hành, TS. Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trường đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) đánh giá cao về cơ bản Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) đảm bảo được các tiêu chí điều kiện đảm bảo chất lượng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018.
Video đang HOT
Nhằm nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng trong thời gian đến, TS. Phạm Như Nghệ lưu ý Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những hỗ sơ giảng viên chưa đảm bảo quy định; tiếp tục có những giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện công tác khảo sát tình hình việc làm và công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp để công bố trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia giáo dục đại học.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Trần Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) tiếp thu, ghi nhận những góp ý, khuyến nghị của Đoàn kiểm tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với nhà trường. Những kết quả từ công tác kiểm tra sẽ giúp nhà trường có được cái nhìn khách quan, cụ thể về điều kiện, thế mạnh, cũng như nhìn thấy được các hạn chế, thiếu sót của mình. Từ đó, nhà trường sẽ có những giải pháp cụ thể, hiệu quả để bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Đại Thắng
Theo giaoducthoidai.vn
Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Duy Tân
Ngày 7/5, Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) đã có cuộc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng).
Các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Duy Tân.
TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trưởng đoàn Kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) cho biết: Hoạt động kiểm tra lần này nhằm xác định năng lực đào tạo thực tế của trường nhằm công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu trước kỳ tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và gia đình trong việc lựa chọn trường để đăng ký theo học và cung cấp thông tin cho xã hội biết và giám sát.
Báo cáo về các điều kiện đảm bảo chất lượng chung của nhà trường, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Duy Tân cho biết: Tính đến nay, Trường ĐH Duy Tân có 793 giảng viên cơ hữu. Trường có 187 phòng học, 98 phòng thí nghiệm, thực hành, 2 thư viện. 100% phòng học trang bị máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ phục vụ người học. Tổng diện tích sàn xây dựng của nhà trường là 64.167 m2, trong đó diện tích trực tiếp phục vụ đào tạo là 55.167 m2, bình quân diện tích sàn xây dựng/sinh viên là 3,0 m2/sinh viên.
TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Duy Tân báo cáo về các điều kiện đảm bảo chất lượng chung của nhà trường với Đoàn kiểm tra.
Năm học 2017-2018, quy mô đào tạo của trường có 16.675 sinh viên đại học chính quy, 713 học viên, nghiên cứu sinh và 1.499 sinh viên hệ liên thông. Bình quân mỗi năm học số sinh viên bỏ học từ 6%-7% vì kết quả học tập và khó khăn về kinh tế. Có hơn 94% sinh viên có việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
So với năm 2017, năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh của trường không thay đổi và trường chính thức dừng tuyển sinh trình độ cao đăng hệ chính quy và hệ cao đăng nghề. Tháng 1/2017, Trường ĐH Duy Tân được công nhận đạt kiểm định chất lượng bởi Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (CEA-AVU&C).
Sau khi tiến hành kiểm tra, ra soát, đối chiếu, so sánh các thông tin cụ thể, chi tiết và đối chiếu với các quy định hiện hành, TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trưởng đoàn Kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) đánh giá cao công tác kiểm định chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Duy Tân.
TS. Phạm Như Nghệ, cho hay: Qua kiểm tra thông tin kê khai và kiểm tra thông tin thực tế, Đoàn kiểm tra nhận thấy là một trường đại học tư thục nhưng công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Trường ĐH Duy Tân được triển khai từ rất sớm (năm 2007) và đã có kế hoạch đăng ký thực hiện kiểm định, đánh giá ngoài trong thời gian đến.
Số liệu về khảo sát tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá chính xác. Các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng được nhà trường thực hiện khá tốt, nhất là về điều kiện tỷ lệ sinh viên/giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo cho công tác tuyển sinh năm 2018.
TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trưởng đoàn Kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) cùng các thành viên trong đoàn làm việc với lãnh đạo và các phòng, ban chức năng ĐH Duy Tân.
Phó Vụ trưởng Phạm Như Nghệ lưu ý nhà trường cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ hồ sơ giảng viên, thông tin cụ thể về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng giảng viên vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia giáo dục đại học.
Các văn bản về công tác kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường cần được thực hiện lưu trữ thống nhất, đảm bảo tính đầy đủ. Các giảng viên có văn bằng đào tạo ở nước ngoài cần tiến hành làm thủ tục công nhận của Cục Quản lý chất lượng. Các văn bằng tốt nghiệp của sinh viên nhà trường cần phải được Hiệu trưởng ký cấp bằng.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân tiếp thu những góp ý, khuyến nghị của Đoàn kiểm tra trong công tác đảm bảo chất lượng đối với nhà trường. Nhà trường luôn nhìn nhận rằng, công tác kiểm tra đã giúp trường có sự nhìn nhận khách quan hơn về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, cũng như tình hình hoạt động của mình. Qua đó, nhà trường có những giải pháp, hướng điều chỉnh, thay đổi nhằm khắc phục, bổ sung và kiện toàn các điều kiện hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Đại Thắng
Theo giaoducthoidai.vn
Hiệu quả từ việc chủ động triển khai công tác kiểm định Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) là một trong những cơ sở đào tạo tại miền Trung được Tổ công tác lựa chọn trong Chương trình kiểm tra. Công tác kiểm tra do Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) thực hiện, TS Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ GD ĐH - làm Trưởng đoàn. Báo cáo về các điều kiện...