Kiểm tra, đánh giá nhẹ nhàng
Đề thi nhẹ nhàng, nhằm đánh giá lại quá trình học sinh tiểu học và lớp 6 học trực tuyến, một số môn học không có những câu hỏi mang tính vận dụng cao
Theo hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ở TP HCM, việc kiểm tra học kỳ I đối với lớp 1, 2 và lớp 6 sẽ thực hiện theo hình thức trực tiếp tại trường vào đầu tháng 3-2022.
Điều chỉnh mức độ đề kiểm tra
Cô Hoàng Thụy Bích Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 7), cho biết theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, học sinh (HS) lớp 1 và 2 sẽ kiểm tra theo hình thức trực tiếp tại trường vào đầu tháng 3.
Trong thời gian này, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho HS các khối, đặc biệt là khối lớp 1, 2. Theo cô Thủy, việc kiểm tra đối với HS lớp 1, 2 áp dụng theo quy định tại Thông tư 27 của Bộ GD-ĐT, nghĩa là để đánh giá HS có đáp ứng được chuẩn kiến thức, kỹ năng hay không, còn điểm số hoàn toàn không quan trọng. Giáo viên (GV) đã gửi đề thi nhưng trường đang chờ qua 2 tuần ôn tập cho HS thế nào để có sự điều chỉnh đề kiểm tra cho phù hợp.
“Theo đánh giá ban đầu của các GV, trong quá trình học trực tuyến vừa qua, đối với HS lớp 1 thì khả năng đọc của các em rất tốt nhưng viết còn hạn chế. Lý do là trong giai đoạn học trực tuyến, thầy cô không thể quan sát hết các em viết thế nào để có thể hướng dẫn và phụ đạo thêm” – cô Thủy giải thích.
Video đang HOT
Căn cứ kết quả 2 tuần ôn tập, củng cố kiến thức để điều chỉnh mức độ đề kiểm tra là cách mà nhiều trường đang thực hiện. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn một trường tiểu học tại quận 1 cho biết nhà trường sẽ bắt đầu kiểm tra học kỳ I cho HS lớp 1, 2 vào tuần thứ 21 của năm học. Ở tuần đầu tiên khi trở lại học trực tiếp, trường chủ yếu hướng dẫn HS kiến thức vệ sinh cá nhân, kiến thức phòng chống dịch.
Theo đánh giá của vị này, vì kết quả học trực tuyến không đồng đều giữa các HS nên khi học trực tiếp trở lại, quá trình ôn tập, củng cố kiến thức sẽ là cơ sở để các GV và nhà trường điều chỉnh mức độ đề kiểm tra. Tuy nhiên, việc đánh giá giữa kỳ hay cuối kỳ chỉ là kiểm tra xem HS đang ở mức độ nào để hỗ trợ, phụ huynh cũng biết được năng lực của con em mình như thế nào.
“Trường không đặt nặng điểm số. Kiểm tra cuối năm mới đánh giá xếp loại, còn cuối kỳ I chỉ để GV biết nhằm điều chỉnh cách giảng dạy, hỗ trợ HS. Việc kiểm tra sắp tới chỉ là để đánh giá lại mức độ học trực tuyến của HS thế nào” – phó hiệu trưởng nêu trên khẳng định.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hưng Việt (quận 11, TP HCM) trong ngày đầu đến trường học trực tiếp. (Ảnh: TẤN THẠNH)
Tăng thời lượng học trực tiếp
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP HCM, khi HS trở lại học tập trực tiếp, khối lớp 6 cũng là khối lớp sẽ kiểm tra trực tiếp tại trường.
Cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức (quận 1), cho biết nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức kiểm tra cho HS khối 6. Tuy nhiên, trường vẫn dành tuần đầu tiên để tổ chức ôn tập cho các em. Theo kế hoạch của nhà trường, mức độ kiểm tra theo hướng nhẹ nhàng, đơn giản; thời gian kiểm tra sẽ theo thời khóa biểu từng lớp. Một số môn ở lớp 6 như thể dục, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm… sẽ kiểm tra tại lớp, đến thời khóa biểu môn nào thì kiểm tra môn đó. Các môn khác như ngữ văn, toán, tiếng Anh, lịch sử… sẽ kiểm tra tập trung nhưng cũng vẫn theo đơn vị lớp.
“Theo quy định của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP HCM, đề thi vẫn chỉ nhằm đáp ứng các mức độ cần thiết như nhận biết và thông hiểu. Các câu hỏi mang tính vận dụng cao sẽ ít hơn trước. Một số môn thậm chí không có câu hỏi có tính chất vận dụng cao” – cô An nhấn mạnh.
Ngoài việc lên kế hoạch kiểm tra học kỳ I cho HS lớp 6, các trường cũng tổ chức tăng tiết, tăng cường học trực tiếp đối với HS lớp 9 nhằm chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10 trong thời gian sắp tới. Theo cô Trần Thúy An, đối với lớp 9, nhà trường vẫn kết hợp dạy học trực tuyến với trực tiếp nhưng sẽ tăng số tiết học trực tiếp. “Dù vẫn sắp xếp xen kẽ, chẳng hạn hôm nay khối 9 học trực tiếp thì ngày mai khối 8 sẽ học nhưng số tiết trực tuyến sẽ rất ít” – cô cho hay.
Ông Trương Quốc Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí (quận 1), nêu rõ để tạo điều kiện cho HS lớp 9 vừa có thời gian học và ôn tập vừa củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10, nhà trường đã ưu tiên tổ chức bán trú 2 buổi cho các em khối này. “Hiện nay vẫn còn 3 lớp thuộc khối 9 chưa được học 2 buổi. Vừa qua, phụ huynh có nguyện vọng nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi cho toàn bộ HS khối 9 để đỡ thiệt thòi cho các em nên nhà trường đang cân nhắc” – ông Hưng nói.
Không gây căng thẳng cho học sinh
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, khi HS lớp 6 trở lại trường, các trường dạy nội dung cốt lõi thì chỉ kiểm tra cốt lõi, không gây căng thẳng cho các em. Việc dạy học cũng phải tổ chức phù hợp, tiếp tục củng cố, điều chỉnh nội dung tăng dần, làm sao cuối năm HS đạt yêu cầu cần đạt ở bậc lớp 6. Trong học kỳ II, hiệu trưởng các trường THCS có thể trao đổi với phụ huynh để tăng cường thời gian học trực tiếp với điều kiện an toàn. Trong đó, HS khối 6 đến khối 8 có thể kéo dài thời gian kết thúc năm học đến ngày 15-6, để bảo đảm có không quá 2 tuần ôn tập củng cố.
Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học
Ngày 13/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 5766/BGDĐT-GDTT về việc "Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19".
Điểm nhấn của công văn này là hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá học sinh để phù hợp với hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch Covid-19, khi thời điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 của các cơ sở giáo dục phổ thông đã tới gần.
Bộ nên hướng dẫn bỏ ghi nhận xét trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh lớp 6 Không bắt buộc giáo viên ghi nhận xét, đánh giá học sinh đang học chương trình cũ, thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ với giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, bậc trung học (lớp 7 đến lớp 12) đang thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, còn lớp...