Kiểm tra, đánh giá hướng tới phát triển năng lực học sinh
Với tinh thần việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng ở kiến thức và kỹ năng học sinh học được, mà phải kiểm tra được khả năng và mức độ vận dụng, các trường phổ thông ở Đà Nẵng đã bắt đầu hướng đến việc thiết kế các câu hỏi theo hướng phát triển năng lực học sinh, chứ không kiểm tra đơn thuần kiến thức trong sách.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền, Đà Nẵng trong một tiết học
Chú trọng tiết trả bài
Thầy Nguyễn Duy Khánh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (TP Đà Nẵng) cho biết, với chủ trương hướng tới sự phát triển năng lực của người học, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên phải rất chú trọng đến tiết trả bài kiểm tra. “Trong chấm – trả bài cho học sinh (HS), ngoài phải đúng thời gian quy định, chậm nhất là 2 tuần sau khi kiểm tra, thi, giáo viên phải trả bài cho HS; và phải có nhận xét, đánh giá cụ thể, chỉ ra được những lỗi sai, cũng như hướng khắc phục.
Nhà trường chủ trương làm sao để từ phương pháp kiểm tra, đánh giá, HS có thể tìm được phương pháp học phù hợp. Tiết trả bài đồng thời cũng là cơ hội để giáo viên nhìn lại quá trình dạy học của mình, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp”. Trường THPT Nguyễn Hiền cũng chủ trương các giáo viên bộ môn phải dần hình thành cho HS tự đánh giá lẫn nhau, thông qua cách tổ chức làm việc nhóm và tự đánh giá khả năng của mình. “Đây là cách để tạo cho HS tư duy phản biện, cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của HS” – thầy Khánh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trường THPT Nguyễn Hiền cũng tiến hành tổ chức kiểm tra một tiết các môn Toán, Ngữ văn, Anh văn theo đề chung cho toàn khối.
Xây dựng ma trận đề
Ra đề theo hướng mở, đưa thực tiễn cuộc sống vào đề thi đã không còn là điều quá mới mẻ ở nhiều trường phổ thông. Thầy Phan Hùng – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) cho biết, nhà trường chủ trương hạn chế đến mức thấp nhất việc ra đề theo kiểu học thuộc. Ngay như môn Ngữ văn, bao giờ cũng có một câu theo dạng nghị luận xã hội để giáo dục kỹ năng, thái độ của HS, thông qua việc cho các em phát biểu quan điểm, suy nghĩ của cá nhân.
Ngoài ra, theo tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Ban giám hiệu Trường THPT Trần Phú đã hướng dẫn cho các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra theo hướng phân hóa cao. Ngoài một số môn của lớp 12 thi chung theo đề thi của Sở GD&ĐT, cấu trúc đề kiểm tra, đề thi học kỳ phải đảm bảo có các mức độ: đánh giá nhận biết, thông thạo, vận dụng vào thực tiễn. Việc này được thể hiện trong ma trận câu hỏi, GV phải thiết kế các câu hỏi sao cho đảm bảo được yêu cầu phân hóa trình độ học sinh.
“Trong xây dựng ma trận đề, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn cần có những câu hỏi có tính ứng dụng thực tiễn và ứng dụng liên môn. “Từ thực tế đề thi của các môn trong kỳ thi THPT quốc gia, chúng tôi thống nhất trong các tổ chuyên môn khi xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập trong các chương, bài, cần phải đảm bảo khoảng 40% câu hỏi nâng cao dành cho thí sinh xét tuyển CĐ, ĐH; mức độ khó cũng phải tăng dần lên để HS thích ứng”.
HS Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TPHCM
Theo Giaoducthoidai.vn
Phát động phong trào thi đua "Nét đẹp văn hóa học đường"
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế phát động phong trào thi đua "Nét đẹp văn hóa học đường" đến năm 2020.
ảnh minh họa
Yêu cầu phong trào Nét đẹp văn hóa học đường được tổ chức triển khai trong tất cả các trường học và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục Thường xuyên. Việc triển khai được thực hiện một cách nghiêm túc; có phát động, triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; có tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ và tổng kết.
Nội dung triển khai gồm: Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học an toàn, lành mạnh - thân thiện - không bạo lực; trang phục, ứng xử văn hóa; hoạt động bảo đảm văn hóa học đường.
Trong các nội dung trên, đáng chú ý là yêu cầu nhà trường có hệ thống cây xanh, bóng mát phủ xanh (tối thiểu 50%) các dãy phòng học, sân trường và khuôn viên trường học. Có nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên và học sinh theo quy định và được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ; có bồn rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Nhà trường không có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong môi trường học đường. Có kế hoạch ngày, tuần, phân công, tổ chức học sinh lao động vệ sinh lớp học và khuôn viên trường.
Đối với cán bộ, giáo viên, kế hoạch trên lưu ý không thực hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp; thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; thiếu khách quan trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ép buộc học sinh học thêm sai quy định. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp, trong hội nghị, hội họp chung của nhà trường (ngoại trừ những trường hợp cấp thiết). Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục...
Theo Giaoducthoidai.vn
Thay đổi cách dạy, kiểm tra thế nào? Chiều 19/1, Bộ GD&ĐT chính thức công bố Dự thảo chương trình môn học mới từ tiểu học đến THPT. Trong đó, nội dung chương trình được giảm tải, hình thành một số môn học mới mang tính tích hợp. Mục tiêu của chương trình mới là giúp hình thành năng lực, phẩm chất nên sắp tới, cách dạy học, kiểm tra, đánh...