Kiếm tiền bất hợp pháp từ mang thai hộ, anh chị em ruột cùng vào tù
Ngày 24/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Thị Bình (SN 1993, trú tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” và tội “ Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Cùng bị xét xử về hai tội danh trên là các bị cáo: Dư Văn Linh (SN 1989, chồng Bình), Đinh Thị Thiện (SN 1995, em ruột Bình, ở Hà Nội), Dư Văn Kiên (SN 1982, anh trai Linh, ở Hà Nội), Dư Văn Giang (anh trai Linh), Lê Văn Đạo (SN 1983, nhân viên xét nghiệm) và Nguyễn Bá Minh (SN 1990, chồng Thiện).
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Bình không có nghề nghiệp. Để có tiền tiêu xài, Bình nảy sinh ý định tổ chức đường dây mang thai hộ. Đầu năm 2021, Bình đến Bệnh viện đa khoa 16A Hà Đông, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và Bệnh viện Nam học Đức Phúc để làm quen với những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ.
Bình thỏa thuận chi phí mang thai hộ từ 650 đến 700 triệu đồng một trường hợp, mang thai đôi thì phải trả thêm từ 30 đến 50 triệu đồng và phải thanh toán theo giai đoạn do Bình đặt ra.
Sau đó, Bình yêu cầu những người nhờ mang thai hộ cung cấp tinh trùng (nếu chưa làm thụ tinh nhân tạo để thành phôi) hoặc những gia đình có sẵn phôi (được thụ tinh nhân tạo) để Bình đưa đến các bệnh viện cấy phôi vào tử cung của người nhận mang thai hộ.
Tuyển chọn những người phụ nữ nhận mang thai hộ, Bình lên mạng xã hội Facebook, tham gia hội “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp các gia đình vô sinh hiếm muộn”, đăng nhiều bài viết với nội dung: “Hỗ trợ hồ sơ mang thai hộ, hồ sơ xin trứng, cung cấp người hiến trứng, tư vấn xin trứng và mang thai hộ miễn phí” và “Hiện tại rất cần các bạn nhận hiến trứng và mang thai hộ, yêu cầu 18 tuổi đến 33 tuổi” với giá từ 230 đến 250 triệu đồng, được nuôi ăn ở chăm sóc miễn phí…
Sau khi tuyển xong, Bình đưa những người này về căn hộ chung cư do Bình thuê để chờ xét nghiệm khi có người thuê mang thai hộ. Sau khi “thiết lập” đường dây mang thai hộ, Bình rủ chồng là Linh tham gia, và Linh có nhiệm vụ đưa những người mang thai hộ đi nộp hồ sơ, khám, xét nghiệm, thụ tinh tại Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học Đức Phúc và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Ngoài ra, Bình còn lôi kéo vợ chồng em gái là Thiện – Minh cùng 2 anh chồng là Giang – Kiên tham gia đường dây tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại do Bình lập ra và điều hành.
Trước khi tham gia đường dây mang thai hộ do chị gái lập ra, vợ chồng Thiện đã kiếm tiền bằng việc làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân giả, giấy chứng nhận kết hôn giả.
Thủ đoạn vợ chồng Thiện thực hiện là mua các thiết bị máy tính, máy làm con dấu, phôi giấy chứng nhận kết hôn, mực in, các loại giấy chuyên dùng để làm giả con dấu, tài liệu. Sau đó, Thiện lên mạng xã hội Facebook, đăng bài vào các hội nhóm “Hiến trứng”, “Mang thai hộ”, “Làm giấy tờ” với nội dung làm giấy tờ cho người có nhu cầu.
Thiện chỉ nhận thông tin của khách qua tin nhắn Facebook rồi chuyển thông tin cho chồng là Nguyễn Bá Minh. Mức giá mà vợ chồng Thiện thu của khách là 500.000 đồng/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 1 triệu đồng/giấy chứng nhận kết hôn.
Do Bệnh viện hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học Đức Phúc và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội yêu cầu các trường hợp thụ tinh nhân tạo phải có chứng nhận kết hôn hoặc chứng nhận độc thân kèm theo người hiến tinh trùng, Bình đã nhờ vợ chồng em gái làm giả giấy chứng nhận kết hôn và giấy chứng nhận độc thân cho những người nhờ mang thai và người mang thai hộ.
Video đang HOT
Vợ chồng Thiện biết phải có những giấy tờ giả trên thì vợ chồng chị gái mới tổ chức mang thai hộ được nên đã đồng ý. Sau khi hoàn thiện giấy tờ giả cho từng trường hợp theo thông tin chị gái cung cấp, Thiện đưa lại cho Bình.
Nhận giấy tờ trên, đến ngày thụ tinh nhân tạo, Bình đưa cho người mang thai hộ cầm đến trình với bộ phận quản lý hồ sơ của bệnh viện để làm thủ tục hồ sơ, khám, hiến trứng và thụ tinh nhân tạo. Ngay sau khi thụ tinh thành công, Bình thu hồi lại rồi hủy bỏ.
Đối với hai người anh chồng của Bình là Giang và Kiên, cơ quan chức năng xác định họ đã giúp sức cho em dâu bằng cách đóng giả người mang thai hộ, tráo nộp tinh trùng của người hiếm muộn cho các Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học, Bệnh viện Đức Phúc và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Liên quan tới vụ án, cơ quan chức năng xác định, trong quá trình làm nghề môi giới bán trứng, tư vấn hỗ trợ sinh sản trước đây, Bình thường đưa người hiếm muộn đến khám tại Phòng xét nghiệm Folap (ở quận Hà Đông, Hà Nội) sàng lọc trước sinh, ung thư sớm.
Tại đây, Bình quen biết với Lê Văn Đạo là nhân viên xét nghiệm. Quá trình quen biết, Đạo biết Bình tổ chức mang thai hộ nên đã nhờ Bình tổ chức mang thai hộ cho chú họ là ông Lê Hồng Th.
Bằng phương thức và thủ đoạn nêu trên, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2021 đến tháng 4/2022, Bình cùng Linh, Minh, Thiện, Đạo, Giang và Kiên tổ chức mang thai hộ 8 vụ. Trong đó, Bình thu lợi bất chính 232 triệu đồng, Đạo hưởng lợi 15 triệu đồng…
Ngoài ra, Minh, Thiện, Bình còn làm giả hàng chục giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức. Trong đó, vợ chồng Thiện được hưởng lợi 10 triệu đồng.
Với hành vi nêu trên, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Bình 5 năm 6 tháng tù về 2 tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Bị cáo Thiện và Minh cùng bị tuyên 5 năm tù, Linh 2 năm tù, Kiên 8 tháng tù, Giang 15 tháng tù và Đạo 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo
Hành trình trốn thoát của cô bé 14 tuổi bị lừa mang thai hộ
Cháu Th tưởng là được sang Trung Quốc làm việc với lương cao nhưng thực chất các bị cáo bán cháu sang Trung Quốc để...
mang thai hộ.
Chiều 10-8, TAND Hà Nội đã xét xử và tuyên phạt Cao Xuân Chương 27 năm về 3 tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi và mua bán bộ phận cơ thể người.
Hai bị cáo Nguyễn Thị Kiều Oanh nhận án 23 năm, Đỗ Thị Nga nhận án 18 năm về hai tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Nạn nhân 14 tuổi kêu cứu được hàng xóm báo công an giúp
Hành vi phạm tội của các bị cáo được làm rõ từ trường hợp của một thiếu nữ được Công an Trung Quốc giải cứu và trao trả cho phía Việt Nam vào năm 2020.
Nạn nhân là Trần Minh Th., sinh năm 2005, ở TP.HCM, bị lừa sang Trung Quốc khi chưa đủ 14 tuổi. Cụ thể, vào cuối tháng 9-2019, cháu Th. đọc được tin tuyển người sang Trung Quốc làm việc với mức lương cao trên Facebook.
Tin tuyển dụng này do bị cáo Chương đăng tải. Cháu Th. đã liên hệ và được bị cáo Chương hứa hẹn giới thiệu sang Trung Quốc làm nghề may với mức lương 7 triệu đồng/tháng, mọi thủ tục giấy tờ được lo hết.
Với mong muốn tìm việc làm, cháu Th. ra Hà Nội gặp Chương. Chương và các bị cáo Oanh, Nga thu xếp cho cháu Th. sang Trung Quốc. Tại đây cháu Th. bị ép làm việc tại một xưởng may mà không được trả lương.
Trước tình cảnh này, cháu Th. liên lạc với Oanh nói muốn về Việt Nam, muốn điều trị mụn thịt ở chân. Bị cáo Oanh bảo cháu phải trả chi phí điều trị, ăn ở, đi lại cho chủ Trung Quốc rồi mới được về.
Vì thế, cháu Th. đã liên hệ với gia đình, báo rằng bị lừa bán sang Trung Quốc, muốn về nước thì phải chuyển tiền theo yêu cầu.
Tháng 1 và 2-2020, để cứu cháu gái, ông nội của Th. đã chuyển khoản 28 triệu đồng. Cháu đã đưa toàn bộ số tiền này cho ông chủ người Trung Quốc. Dù vậy, cháu vẫn không được điều trị và đưa về nước mà bị các đối tượng Trung Quốc ép mang thai hộ.
Cháu đã được cấy thai thành công nhưng đến tháng thứ 5 thì bị hỏng. Các đối tượng đưa cháu đến một tòa chung cư ở Quảng Châu, Trung Quốc quản lý để chờ cấy phôi tiếp.
Tháng 7-2020, lợi dụng các đối tượng giám sát lơi lỏng, cháu đã ra ban công kêu cứu và được người dân sống cùng chung cư báo Công an Trung Quốc đến giải cứu rồi bàn giao cho Công an Việt Nam.
Một nạn nhân khác, chị Hà Lan A ở Thái Nguyên muốn tìm việc làm nên đã gọi điện cho bị cáo Chương vào tháng 12-2019. Bị cáo nói dối chị A. là đang cần người sang Trung Quốc làm phiên dịch với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Nhưng khi đến Trung Quốc, chị A. không được làm phiên dịch viên mà bị ép mang thai hộ.
Sau 7 tháng ở Trung Quốc, lợi dụng sự sơ hở của các đối tượng, chị A. kêu cứu và được người dân gọi điện báo Công an Trung Quốc đến giải cứu.
Đến tháng 9-2020, chị A. được bàn giao cho phía Việt Nam.
Kết quả điều tra làm rõ, bị cáo Oanh từng sang Trung Quốc lao động rồi quen biết một đối tượng Trung Quốc, không rõ nhân thân. Đối tượng này bàn bạc, thỏa thuận với bị cáo tìm phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để mang thai hộ.
Thông qua mạng xã hội, Oanh quen biết và bàn bạc với Chương về việc tìm người mang thai hộ. Hai bị cáo thỏa thuận Chương sẽ tìm và lừa những người phụ nữ đưa đến Hà Nội rồi giao cho Oanh. Oanh sẽ nhờ Đỗ Thị Nga là cháu gái Oanh đặt xe cho họ đi từ Hà Nội đến Lạng Sơn để sang Trung Quốc.
Mỗi trường hợp thành công, bị cáo Oanh được đối tượng Trung Quốc trả 10.000 nhân dân tệ, tương đương 34 triệu đồng; người mang thai hộ được hưởng 100.000 nhân dân tệ, tương đương 340 triệu đồng.
Oanh sẽ trích từ phần được hưởng để trả cho Chương 15 triệu đồng với mỗi trường hợp.
Tổ chức mua bán thận
Quá trình điều tra, công an còn phát hiện thêm hành vi mua bán bộ phận cơ thể người trái pháp luật của bị cáo Chương.
Cụ thể, anh Phan Văn N. là bị suy thận, phải chạy thận và muốn được ghép thận. Thông qua người quen, anh N. có số điện thoại của Chương rồi liên hệ, trao đổi.
Thông qua mạng xã hội, bị cáo tìm được chị Nguyễn Thị Thu H. có nhu cầu hiến thận vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Chương thỏa thuận với anh N. giá ghép một quả thận là 580 triệu đồng. Trong đó, chị H. được nhận 350 triệu đồng.
Ngày 21-10-2020, khi anh N. lên bàn mổ ghép thận thì vợ anh N. chuyển khoản tiền cho chị H. như thỏa thuận. Sau khi ca ghép thận thành công, anh N. đã chuyển khoản nốt số tiền công của Chương.
Giám định kết luận chị H. chỉ còn một thận trái, bị tổn thương cơ thể 45%.
Tự làm giả video clip bị chặt chân, tay để buộc gia đình phải trả nợ Chiều 27/7, Phòng Cảnh sát hình sự ( CSHS) Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị đã làm rõ và bắt giữ đối tượng Lê Huy Hoàn ( SN 1995, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Lê Huy Hoàn là đối tượng không có việc làm ổn...