Kiểm soát phòng dịch cho đội ngũ shipper
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk yêu cầu shipper hoạt động trên địa bàn phải có hợp đồng lao động và giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người dân Đắk Lắk đã chọn phương án mua hàng trực tuyến để hạn chế ra khỏi nhà, dẫn đến công việc của nhân viên giao hàng (shipper) cũng tất bật, bận rộn hơn so với ngày thường. Ngành chức năng của tỉnh đã yêu cầu shipper hoạt động trên địa bàn phải có hợp đồng lao động và giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Lực lượng chức năng chốt chặn kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Tất bật giữa mùa dịch
Những ngày giãn cách xã hội, người dân đã hạn chế ra đường và đi chợ mua sắm và đa số đã chọn phương thức mua hàng trực tuyến như: gọi điện, đặt hàng trên website/zalo pay hay ứng dụng Grab… Phương thức mua hàng này được người dân ưa chuộng vì giao tận nhà, nhanh, hạn chế tiếp xúc nhiều người. Nhân viên giao hàng bỗng thành nghề “đắt sô” giữa mùa dịch.
Anh Đặng Duy trú tại xã Ea Hu, huyện Cư Kuin trước đây làm nghề thợ xây, gần nửa năm nay anh chuyển sang làm shipper cho hãng Grab. Theo anh Duy, công việc shipper tuy phải di chuyển nhiều song anh chủ động được thời gian. Những ngày dịch diễn biến phức tạp, khách hàng đặt mua thức ăn, nước uống qua ứng dụng nhiều hơn trước. Trong khi đó, số lượng shipper đã tạm nghỉ từ 30 – 40% so với trước dịch nên công việc của anh bận rộn hơn so với ngày thường.
Thu nhập ngày thường của anh khoảng 200 nghìn đồng/ngày, còn thời điểm này, thu nhập trung bình 300 nghìn đồng/ngày. Anh cũng chú trọng thực hiện các quy định 5K của Bộ Y tế khi nhận, giao hàng để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Cũng là một nhân viên giao hàng, anh Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1995, trú xã Ea H’đing, huyện Cư M’Gar cho biết, trước đây anh làm nhân viên cho công ty vận tải xe bus và hơn 1 năm nay, anh chuyển qua làm cho hãng Grab. Thời điểm trước dịch, anh vừa chở khách vừa nhận giao thức ăn, song từ ngày có dịch, anh chỉ nhận giao đồ ăn, thức uống. Theo anh Dũng, nghề shipper giúp anh trang trải cuộc sống, ít áp lực.
Nắm bắt nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ, quán ăn,… đã có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến.
Bà Trần Thị Thành Nhân, Phó Giám đốc Siêu thị Coopmart Buôn Ma Thuột cho biết, đơn vị đã dự trữ các mặt hàng thiết yếu, đối với thực phẩm tươi sống thì siêu thị nhập về hàng ngày. Hiện tại, đơn vị có đầy đủ hàng hóa và đảm bảo đủ cung ứng cho nhu cầu mua sắm của người dân trong bối cảnh dịch.
Do ảnh hưởng của dịch, người dân đến siêu thị giảm đáng kể, trong khi đó, khách mua hàng trực tuyến tăng hơn 70%/ngày so với thời điểm trước dịch. Đơn vị đã thực hiện các chương trình khuyến mãi như: giảm giá, tặng khẩu trang, mua 2 tặng 1,… tùy vào từng thời điểm để kích cầu tiêu dùng. Ngoài ra, đơn vị đã tăng thêm lực lượng bảo vệ, nhân viên văn phòng xử lý đơn hàng và giao hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Bà Trần Thị Thành Nhân nhấn mạnh, khi người dân đến mua hàng trực tiếp, ngoài yêu cầu phải có phiếu đi chợ, đơn vị hướng dẫn người dân khai báo y tế, đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giãn cách khi mua sắm. Đối với lực lượng giao hàng tận nhà, đơn vị thực hiện theo quy định về phòng, chống dịch như phải có đơn hàng, kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ và các giấy tờ cần thiết khác.
Video đang HOT
An toàn phòng dịch
Thực tế, shipper là nghề tiếp xúc với nhiều người, đi lại nhiều nơi nên tiềm ẩn nguy cơ mắc và lây lan dịch bệnh hơn nhiều ngành nghề khác. Tại tỉnh Đắk Lắk, ngày 20/7, tỉnh ghi nhận 1 ca bệnh mắc COVID-19 là shipper của Viettel ở thành phố Buôn Ma Thuột. Quá trình đi giao hàng, nhân viên này đã đến nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người.
Trước tình hình đó, để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng shipper và đảm bảo quy định về phòng dịch, ngành y tế đã yêu cầu các xã, phường thông báo cho shipper và cơ sở chủ quản phải có giấy xác nhận là shipper.
UBND thành phố Buôn Ma Thuột cũng mới ban hành Công văn 3398/UBND-VP về đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch đối với shipper trên địa bàn thành phố. Công văn nêu rõ, từ ngày 3/8 cho đến khi có thông báo mới, shipper chỉ được phép hoạt động, giao, nhận hàng hóa thiết yếu.
Đồng thời, shipper và nhân viên giao gas phải có giấy xét nghiệm âm tính âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu; có đơn giao nhận hàng ghi rõ địa chỉ giao nhận và sổ nhật ký giao hàng; thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch trong điều kiện giãn cách xã hội.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng cho biết, việc ban hành Công văn 3398 nhằm đảm bảo việc cung ứng, giao nhận hàng hóa thiết yếu được thông suốt, phục vụ tốt cuộc sống người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Đồng thời, đảm bảo an toàn phòng dịch cho shipper, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch trong cộng đồng.
Ngoài ra, UBND thành phố chỉ áp dụng quy định ở Công văn 3398 cho shipper thuộc các công ty có giấy phép kinh doanh, có giao kết hợp đồng với công ty. Đối với shipper tự do thì tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
Bên cạnh đó, thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk thường xuyên, tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch. Đối với shipper không có đơn hàng, hợp đồng lao động và giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bị xử phạt và không được phép hoạt động.
Qua trao đổi, ông Trần Trọng Lưu, Trường phòng Quản lý thương mại Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhìn chung, các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng hiện nay vẫn đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trên địa bàn, giá cả tương đối ổn định.
Các chợ hoạt động bình thường, hàng hóa đảm bảo nhu cầu của người dân, các hộ tiểu thương buôn bán tại chợ chiếm từ 70 – 80% so với ngày thường. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, khi triển khai áp dụng phát phiếu đi chợ đã kiểm soát và hạn chế người ra vào chợ.
Tại các siêu thị và hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, khi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/ CT-TTg vắng vẻ, lượng khách mua sắm giảm còn từ 10 – 30% so với ngày thường, tỷ lệ mua hàng qua mạng tăng hơn trước.
Mất việc không ngờ lại sống ổn, làm nghề tay trái bỏ túi 400 nghìn/ngày
Chị Hương cho hay, từ hôm nghỉ việc quay sang nghề tay trái giúp chị có thêm khoản thu nhập khá ổn, đủ chi tiêu sinh hoạt trong tháng cho gia đình.
Chị Thu Hương ở Hoàng Mai, Hà Nội lập gia đình năm 2012. Vợ chồng chị đã có 2 em bé đều đang tuổi tới trường. Chồng chị làm bên công trình dân dụng với mức thu nhập trung bình 15 triệu đồng/tháng, chị làm văn phòng lương tháng 8 triệu đồng/tháng. Sau cưới anh chị được bố mẹ cho nhà nên cuộc sống khá ổn định.
Tuy nhiên từ đầu tháng 3/2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty chị Hương làm việc buộc phải đóng cửa cho nhân viên nghỉ việc không lương. Chị Hương được hưởng 7 tháng phụ cấp thất nghiệp tương đương với 4,8 triệu đồng một tháng.
Sau khi nghỉ việc, chị Hương ở nhà làm đồ ăn bán qua mạng
Sau khi nghỉ việc, chị Hương cũng tham gia ứng tuyển ở một số nơi, nhưng mức lương thỏa thuận không được như mong muốn. Chị quyết định tạm nghỉ ở nhà một thời gian, đợi khi nào hết dịch sẽ tìm một công việc thích hợp. Cũng may, công việc của chồng chị không bị ảnh hưởng quá nhiều. Hàng tháng, anh vẫn giữ được mức thu nhập cũ.
"Cái khó ló cái khôn", trong thời gian nghỉ việc ở nhà, chị Hương lại tìm ra cách kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
"Mình thích nấu ăn, ngày còn đi làm thi thoảng có thời gian mình hay làm mấy món sở trường như chả cá, nem chua, các loại bánh trái rồi trà sữa để bán cho người quen trong khu và các chị làm cùng công ty. Tranh thủ thời gian chưa xin được việc, mình quyết định làm đồ ăn bán qua mạng", chị Hương kể.
Có mối lấy thực phẩm đảm bảo, giá phải chăng, chị Hương bắt tay vào làm hàng bán. Thời gian đầu, mỗi mặt hàng chị Hương làm số lượng nhỏ để rao bán thăm dò khách trên trang cá nhân. Khách mua chủ yếu là người quen đã từng ăn các món của chị.
Sau đó, chị nhờ mọi người chia sẻ trên trang cá nhân. Chị cũng tham gia vào các nhóm chợ mạng để chào hàng, gom đơn. Nhờ đó mà khách hàng biết tới đồ ăn chị làm mỗi ngày một nhiều.
Sau một thời gian thử nghiệm, chị Hương chỉ tập trung 3 mặt hàng
Trong đó có trà sữa
Trung bình 1 ngày chị Hương chốt khoảng 45 đến 50 đơn hàng
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, mọi người hạn chế đi lại nên số lượng khách đặt mua hàng qua mạng của chị nhiều hơn. Đặc biệt, các món chị làm luôn đảm bảo sạch sẽ, cá, thịt luôn tươi sống. Trong quá trình làm, chị thường quay video phát trực tiếp trên trang cá nhân để mọi người xem. Từ đó, khách hàng cũng tin tưởng ủng hộ hơn, chị Hương chia sẻ.
Sau một thời gian bán thử, nhận thấy khách ủng hộ 3 món chính là chả cá, nem chua, trà sữa nên chị Hương chỉ tập trung vào làm các này để bán. Chả cá chị Hương bán với giá 200.000 đồng/kg, nem chua 40.000 đồng/hộp 20 cái, trà sữa 25.000 đồng/cốc.
"Thời gian đầu chỉ mình làm, thi thoảng mẹ chồng sang giúp thêm nên mình chỉ nhận đơn hàng với số lượng có hạn là khoảng 15kg chả cá, 20 hộp nem chua. Vậy mà ngày nào mình cũng phải thức tới 1h sáng mới xong việc. Trà sữa không có thời gian thì chỉ cuối tuần tranh thủ có chồng ở nhà, mình nhờ anh phụ giúp mới làm bán.
Sang tháng thứ hai, mình thuê thêm một cô trong xóm làm cùng trả lương 3 triệu đồng/ tháng. Có thêm nhân lực, mình bắt đầu bán với số lượng nhiều, không hạn chế đơn hàng nữa", chị Hương kể.
Có thêm người, chị Hương còn làm caramen, các loại sữa hạt bán kèm theo. Trung bình một ngày, chị chốt được khoảng 45-50 đơn hàng. Trừ tất cả chi phí, một ngày chị Hương thu về khoảng 400.000-500.000 đồng một ngày, tương đương doanh thu dao động khoảng 12-15 triệu đồng/tháng.
Chị Hương cho hay, từ hôm nghỉ việc quay sang làm nghề tay trái, chị có thêm một khoản thu nhập khá ổn, đủ chi tiêu sinh hoạt trong tháng cho gia đình. Tiền lương của chồng và khoản hỗ trợ thấp nghiệp của chị cộng vào được 20 triệu đồng/tháng, khoản tiền này chị dành riêng tiết kiệm, tuyệt đối không phải dùng tới.
"Sau dịch nếu tìm được công việc như ý, mình sẽ đi làm trở lại. Tuy nhiên, mình vẫn tranh thủ làm đồ ăn bán qua mạng bởi đó vừa là sở thích lại vừa giúp mình có thêm thu nhập", chị Hương cho hay.
Đơn hàng bị trả tăng đột biến, kiến nghị tạo điều kiện cho shipper Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vừa gửi văn bản lên Thủ tướng, kiến nghị về việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ shipper hoạt động. Trước tình trạng tỷ lệ đơn hàng bị hoàn trả tăng đột biến do người nhận bị cách ly cũng như các biện pháp quản lý chưa phù hợp, Hiệp hội Thương mại...