Kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn
Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể được ước tính vào khoảng 200 – 500mg/ngày (tương đương 0,5 – 1,25g muối).
Giảm muối ngăn ngừa nguy cơ nhiều bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5g/ngày. Một thìa 5g muối có chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối nên dùng trong ngày với một người trưởng thành.
Kiểm soát lượng muối sử dụng để nêm nếm món ăn.
Hiện nay, người Việt Nam đang ăn khoảng 12-15g muối/ngày, cao gấp 2-3 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ăn quá mặn khiến cơ thể bị giữ nước và do đó bị phù nề. Lượng muối dư thừa làm huyết áp tăng và do đó dẫn đến các bệnh tim mạch như suy tim, đột quỵ,…. và các bệnh thận.
Tiêu thụ quá nhiều muối cũng thúc đẩy loãng xương, nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. Dư thừa natri cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh béo phì.
Muối cũng có sẵn trong thực phẩm
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc, từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối và các gia vị mặn khi chế biến thức ăn, khi chấm thức ăn.
Trong các thực phẩm tự nhiên, natri có ở thuỷ, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm của sữa… Trong 100g thực phẩm, lượng natri có như sau: cua bể (316 mg), cua đồng (453 mg), tôm đồng (418 mg).
Giảm muối trong bữa ăn sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tật
Video đang HOT
Đối với sữa, hàm lượng natri cũng gần tương đương với thuỷ, hải sản: Trong 100g sữa bò tươi chứa 380 mg, sữa bột toàn phần là 371 mg…
Các loại thịt chứa lượng natri thấp hơn, trong 100g ăn được, thì lượng natri có như sau: Thịt gà ta (70 mg), thịt lợn (76 mg), thịt bò loại 1 (83 mg)…
Thực phẩm tự nhiên có lượng natri thấp chủ yếu là các loại trái cây và rau, nhưng là nguồn cung cấp lượng kali cao. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít rau quả thường có nhiều Na.
Cách để kiểm soát lượng muối ăn
Bạn có thể hạn chế lượng natri nạp vào hàng ngày bằng những cách đơn giản dưới đây:
- Rửa rau quả đóng hộp: Khi bạn ăn rau quả đóng hộp, hãy rửa chúng bằng nước sạch trước khi ăn vì hầu hết các loại thức ăn đóng hộp thường chứa một lượng muối nhất định.
- Cho muối vào món ăn trong khi nấu chỉ 1 lần:Để kiểm soát mức tiêu thụ muối của bạn, nên luôn cho muối vào các món ăn trong khi nấu và chỉ một lần. Nhiều người có thói quen ướp gia vị vào thức ăn và thêm muối sau đó, như vậy, lượng muối vừa tăng lên nhiều hơn và không được phân bổ đều.
- Nên thay muối bằng chanh: Tại sao đây là cách tốt để tiêu thụ ít muối hơn? Bởi vì trong lưỡi, các thụ thể vị mặn và axit rất gần nhau. Vì vậy, khi ăn chanh bạn có cảm giác có vị mặn trong miệng, gần giống như muối.
- Tự làm các viên nước dùng: Nếu bạn là người yêu thích các viên nước dùng có sẵn, hãy lưu ý rằng những viên này chứa một lượng lớn muối. Do đó, tốt hơn là bạn nên tự chuẩn bị những viên nước dùng để giảm lượng muối tiêu thụ.
- Tự làm bánh mì: Bánh mì là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều muối nhất. Một miếng bánh mỳ baguette nặng 30g cung cấp 0,55g muối; 2 lát bánh mì sandwich công nghiệp tương đương với lượng muối ăn vào là 0,56g. Tự làm bánh mì cho phép bạn tiêu thụ ít muối hơn. Nếu bạn không thích làm bánh, tốt hơn hết là không nên tiêu thụ quá 30g bánh mì mỗi ngày, tránh bánh mì công nghiệp và bánh mì sandwich, bánh mì gói…
- Tránh một số món ăn tại nhà hàng: Nếu bạn thường ăn ở nhà hàng, những món ăn như hun khói, sốt kem, chiên, ngâm nước muối, ướp sẽ rất khó kiểm soát được lượng muối gia giảm. Vì vậy, thay vì ăn những món trên, hãy ưu tiên các món ăn được chế biến theo phương pháp hấp, luộc. Đọc kỹ nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.
- Không ăn thực phẩm chế biến và siêu chế biến: Cố gắng ăn càng ít càng tốt các loại thực phẩm được chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng hộp, cá đóng hộp, pizza, bim bim… bởi chúng chứa rất nhiều muối. Đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế chấm thêm gia vị chứa muối trong khi ăn.
- Hạn chế các loại nước chấm trên bàn ăn: Nguồn natri tiêu thụ hàng ngày chủ yếu là từ muối ăn, các loại bột canh, nước mắm, nước chấm… được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm và quá trình chấm trên bàn ăn. Do đó bạn không nên để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.Tốt hơn là nên cho vào một hộp nhỏ một lượng muối để phân bổ cho các bữa ăn trong ngày, lý tưởng nhất là 5g nếu bạn chỉ ăn sản phẩm tự làm, ít hơn nếu bạn mua sản phẩm công nghiệp.
Loại quả mọc đầy bờ ao, người Việt thờ ơ, thế giới săn lùng vì ngăn ung thư
Ít ai biết rằng loại quả mọc nhiều ở các bờ ao ở vùng quê Việt Nam lại nhiều tác dụng đối với sức khoẻ.
Sung là loại quả có nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Sung là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư. Dưới đây là những lý do mà loại quả này rất được người dân thế giới ưa chuộng.
Đặc điểm của quả sung
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, sung là loại cây thuộc họ dâu tằm. Quả sung có hình giống như các giọt nước với kích thước lớn bằng ngón tay. Thịt của quả sung màu hồng, khi ăn có vị ngọt nhẹ, mềm và dai. Hạt của quả sung có thể ăn được và hơi giòn.
Quả sung tươi thường rất mỏng và dễ bị hỏng. Vì vậy, để bảo quản sung được lâu hơn, người ta thường mang quả sung đi phơi khô hoàn toàn. Nhờ đó, chúng ta có được loại quả sấy khô ngọt, giòn và khá bổ dưỡng, có thể dùng quanh năm.
Quả sung rất nhiều loại với sự khác biệt về đặc điểm, cấu trúc và màu sắc. Điểm độc đáo của loại quả này chính là lỗ nhỏ có hình dáng giống với nụ cười, thường được gọi là ostiole ở đầu quả giúp cho quả phát triển. Trước khi có sự xuất hiện của đường tinh luyện, người ta thường sử dụng sung để làm chất tạo ngọt tự nhiên.
Trong quả và lá của cây sung nhiều loại dưỡng chất có lợi. Một trong số đó có thể kể đến như kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, làm giảm nguy cơ bị mắc các bệnh lý về tim và kiểm soát được lượng đường huyết.
Sung là loại quả dân dã nhưng lại mang đến nhiều tác dụng.
Tác dụng của quả sung với sức khoẻ
Dưới đây là những tác dụng của quả sung được chứng minh đối với sức khỏe của chúng ta:
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Từ xa xưa, quả sung được dùng như vị thuốc điều trị thay thế cho những vấn đề liên quan đến tiêu hóa, nổi bật phải kể đến chứng táo bón.
Trong quả sung có khá nhiều chất xơ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hàm lượng chất xơ này sẽ làm mềm và bổ sung thêm một lượng lớn vào trong phân, làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
Các chất xơ cũng đóng vai trò như loại tiền sinh học hoặc cũng có thể là thức ăn cho các vi khuẩn lành mạnh bên trong đường ruột.
Một nghiên cứu được thực hiện với 150 người bị tình trạng ruột kích thích đi kèm táo bón cho thấy, khi họ ăn khoảng 45g sung khô mỗi ngày thì các triệu chứng như đau, đầy hơi và cả táo bón giảm đi đáng kể.
Một nghiên cứu khác được thực hiện với 80 người cũng cho thấy, việc bổ sung thêm 300g bột sung mỗi ngày đều đặn trong 8 tuần sẽ làm cho tình trạng táo bón giảm đi đáng kể so với nhóm đối chứng.
Hỗ trợ sức khỏe mạch máu và tim
Tác dụng của sung còn là giúp huyết áp và mỡ máu được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, sức khỏe của các mạch máu cũng được ghi nhận ở mức tốt hơn, đồng thời làm giảm tỷ lệ bị mắc phải các bệnh về tim mạch chuyển hóa.
Sau khi thực hiện một nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, chiết xuất từ quả sung có thể làm giảm huyết áp ở trên những con chuột với chỉ số huyết áp từ bình thường cho đến cao.
Những nghiên cứu trên động vật cũng đã cho thấy cholesterol toàn phần được cải thiện đáng kể. Các cholesterol HDL và chất béo trung tính cũng ở trạng thái tốt hơn khi được bổ sung thếm chiết xuất lá của cây sung.
Ngăn ngừa ung thư
Báo VietNamNet dẫn nguồn trang Boldsky cho biết, lợi ích của quả sung không chỉ dừng lại ở đây. Những gì chúng ta quan tâm hơn là vai trò của loại quả này trong điều trị ung thư.
Với ung thư đại tràng: Để ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh ung thư đại tràng, điều quan trọng là phải có đường tiêu hóa khỏe mạnh. Quả sung (tươi hoặc khô) là nguồn cung cấp chất xơ phong phú, do vậy có có vai trò lớn trong phòng ngừa ung thư đại tràng.
Ung thư vú: Sự hiện diện của các gốc tự do được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư. Quả sung giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do này.
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh do mất cân bằng nội tiết tố nên có thể mang nhiều nguy cơ lớn hơn. Quả sung có vai trò cung cấp lớp bảo vệ chống lại các gốc tự do trong cơ thể qua đó giúp ngăn ngừa ung thư.
Ung thư não: Các nghiên cứu gần đây dần đề cập đến tác động của chiết xuất từ quả sung với tế bào ung thư não. Kết quả cho thấy khi chiết xuất được dùng, nó hạn chế sự phát triển của các tế bào tới gần 75%.
Ung thư gan: Tương tự như các tế bào ung thư não, chiết xuất từ quả sung được dùng cho các tế bào ung thư gan và mang lại kết quả tích cực. Sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đã bị hạn chế gần như hoàn toàn.
Trên đây là những tác dụng của quả sung đối với sức khoẻ. Vì những tác dụng tuyệt vời trên mà quả sung được người dân trên thế giới rất ưa chuộng.
Phát hiện loại trà có thể tiêu diệt các tế bào ung thư Nghiên cứu cho thấy trà bồ công anh có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tụy, ung thư máu và cả ung thư đại tràng. Một chuyên gia cho biết uống trà bồ công anh là cách đơn giản có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Sau đây, một bác sĩ sẽ giải thích tại sao bồ công anh...