Kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ
Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng”, có thể gây tổn thương đến tim, não, thận. Không kiểm soát huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 4-6 lần. Theo thời gian, tăng huyết áp dẫn đến xơ vữa động mạch, dẫn đến suy yếu, làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não hoặc có thể khiến chúng vỡ ra – một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên giúp ngừa đột quỵ – Ảnh: Shutterstock
Mặc dù huyết áp cao có liên quan đến yếu tố giới tính, chủng tộc hay lịch sử gia đình, nhưng chỉ cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên
Theo Knowmore, hoạt động thể chất được chứng minh mang lại hữu ích trong việc phòng ngừa đột quỵ, bởi một phần do tác động tích cực của việc vận động đối với huyết áp, mức cholesterol, nguy cơ bệnh tiểu đường cùng nhiều lợi ích sức khỏe tổng thể. “Tập thể dục tốt cho tim và não bộ”, tiến sĩ Natalia Rost, Phó giáo sư chuyên khoa thần kinh tại Trường Y khoa Harvard và là Phó giám đốc các dịch vụ đột quỵ cấp tính tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết. Bà khuyến cáo trung bình mỗi người cần 30 phút tập thể dục mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ với một tốc độ ổn định trong nửa giờ.
Giảm muối
Mỗi khi tiếp cận với các lọ muối, hãy nhớ rằng việc quản lý lượng natri đưa vào cơ thể có thể giúp bảo vệ bạn tránh khỏi nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp – yếu tố nguy cơ hàng đầu chiếm hơn 50% nguyên nhân gây đột quỵ trên toàn thế giới. Theo tiến sĩ Rost, những người thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với lượng natri thấp có thể ngăn chặn huyết áp cao và giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ.
Tránh chất béo trans
Ngoài muối, cắt giảm lượng axit béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo trans ra khỏi chế độ ăn uống cũng góp phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Chất béo trans thường có trong những món đồ rán, chiên, đặc biệt các loại dầu chiên đi chiên lại hoặc trong mỳ gói… Dùng nhiều chất béo dạng trans sẽ làm tăng lượng cholesterol “xấu” (được chứng minh có liên quan đến đột quỵ). Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối tương quan giữa việc ăn nhiều chất béo trans với tỷ lệ cao của đột quỵ, thiếu máu ở phụ nữ sau mãn kinh, mà nguyên do là loại chất béo này làm cản trở máu lưu thông đến não.
Video đang HOT
Chọn thực phẩm lành mạnh
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Không chỉ giúp kiểm soát huyết áp cao, cholesterol “xấu” và bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống lành mạnh góp phần giữ trọng lượng ổn định – yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao gấp hai lần phụ nữ có trọng lượng bình thường dễ có nguy cơ đột quỵ trong vòng 4-5 năm sau khi sinh. Tiến sĩ Rost tin rằng chìa khóa để ăn uống lành mạnh là áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim và não.
Tránh xa thuốc lá
Trước khi rít một điếu thuốc, hãy nghĩ đến việc hút thuốc lá có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ thiếu máu cục bộ, gây đột quỵ. Thói quen không lành mạnh này có thể dẫn đến xơ cứng động mạch, làm tích tụ các mảng bám bên trong mạch máu và tăng nguy cơ huyết khối. Một nghiên cứu ở Canada cho thấy so với những người không hút thuốc lá, những người hút thuốc lá phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần và cũng dễ bị đột quỵ sớm hơn gần 10 năm. Song trong vòng 2 năm bỏ thuốc, nguy cơ đột quỵ hoặc bệnh tim giảm về mức của những người không hút thuốc.
Hạn chế rượu
Uống rượu bia điều độ là chìa khóa và thậm chí có thể mang lại lợi ích trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày sẽ bị phản tác dụng. Ngoài ra, mối liên quan giữa rượu với đột quỵ không chỉ nằm ở định lượng mà còn nằm ở tần suất uống rượu. Nguy cơ thiếu máu cục bộ và xuất huyết não tăng tỷ lệ thuận với việc uống rượu, do đó càng tiêu thụ nhiều rượu, nguy cơ đột quỵ càng tăng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ngoài việc thực hiện lối sống lành mạnh, rất cần thiết để đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những rủi ro, từ đó có phương án xử trí. Theo các chuyên gia sức khỏe, một trong những vấn đề cần quan tâm là kiểm tra lượng đường trong máu, cholesterol trong máu và huyết áp. Nếu cholesterol trong máu cao, bạn rất có nguy cơ cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Ngọc Khuê
Theo TNO
Chế độ ăn cho bệnh nhân thận trước khi lọc máu
Trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt...).
Ảnh minh họa: Internet
Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa vào. Tuy nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên chế độ ăn của bệnh nhân lọc thận có thể thay đổi hơn so với trước khi lọc thận, nhưng không được ăn uống như bình thường.
Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng 500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh...) và có thể gia tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:
Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml lượng nước tiểu.
Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.
Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.
Bệnh nhân không được tăng cân quá 0,5kg/ngày và huyết áp trước khi chạy thận nhân tạo không được quá 160/90mmHg.
Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần kiểm tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không.
Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao...
Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu... Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.
Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì... chứa ít kali.
Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.
Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh..., nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.
Phốt pho ít được lọc qua thận nhân tạo, phốt pho có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.
Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố. Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.
Với người suy thận, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, làm bệnh tiến triển chậm.
Theo TPO
Hãy chạy bộ vì cơ thể Nếu không có điều kiện đến các phòng tập thể dục, bạn có thể chạy bộ để cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như để ngừa bệnh tật, theo healthmeup.com dẫn lời các chuyên gia sức khỏe. Chạy bộ là cách đốt calo hiệu quả, giúp bạn duy trì được cân nặng hợp lý. Việc kiểm soát huyết áp, lượng...