Kiếm hàng trăm nghìn USD nhờ đặt tên cho trẻ tại Mỹ
Nhiều phụ huynh chi tới 1.500 USD cho người đặt tên trẻ sơ sinh chuyên nghiệp. Nhờ đó, Taylor A. Humphrey kiếm được hơn 150.000 USD vào năm 2020.
Humphrey tiết lộ với New Yorker nhiều cha mẹ bối rối tới mức chuyển cho cô 10.000 USD để tìm được cái tên hoàn hảo cho con của họ. Người phụ nữ 33 tuổi này đã làm công việc đặt tên trẻ sơ sinh từ năm 2015, khởi nghiệp với thương hiệu mang tên What In a Baby Name.
Lý do công việc này giúp Humphrey kiếm được nhiều tiền là tên gọi của trẻ thường mang theo ý nghĩa văn hóa, khát vọng. Chính vì thế, không ít cha mẹ sẵn sàng trả tiền để có lời gợi ý về những cái tên hay, sâu sắc.
Humphrey tốt nghiệp Đại học New York, Mỹ, trước đó cũng làm công việc mai mối, gây quỹ, tổ chức sự kiện. Theo hồ sơ kinh nghiệm trên Linkedln, người phụ nữ này cho hay đã viết hai kịch bản phim dài tập, một kịch bản phim truyền hình về tâm linh, tôn giáo, khoa học, chủ nghĩa vị lai và bản chất bền bỉ, vô điều kiện của tình yêu. Humphrey chia sẻ bản thân không có con, tự nhận là “nhà văn, người kể chuyện đầy thương hiệu, thành thạo xây dựng thương hiệu, tiếp thị và truyền thông”.
Tuy nhiên, cô tiết lộ luôn bị ám ảnh bởi những cái tên trẻ em và cuối cùng quyết định cung cấp dịch vụ đặt tên chuyên nghiệp. Tùy thuộc số tiền mà các bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả, dịch vụ của Humphrey sẽ gồm cuộc điện thoại tư vấn và danh sách những tên riêng cho đến điều tra gia phả để thống kê những tên cũ của gia đình.
Taylor A. Humphrey kiếm được hơn 150.000 USD vào năm 2020 nhờ việc đặt tên cho khoảng 100 đứa trẻ. Ảnh: The Sun.
Gần đây, cô đã chọn tên Parks cho cặp đôi trao nhau nụ hôn đầu ở một thị trấn được gọi là Parker. Trong tình huống khác, Humphrey cũng khuyên một bà mẹ đang lo lắng đang cân nhắc việc đổi tên cho cô con gái nhỏ của mình – Isla – vì nó liên tục bị phát âm sai. Bà mẹ đã trả phí cho cô để được gợi ý cái tên liên quan vùng đất Scotland.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội, Humphrey cũng thường xuyên đưa lời khuyên miễn phí về cách đặt tên cho trẻ sơ sinh. Cô kể về các tình huống tư vấn thực tế, ví dụ nhiều cặp cha mẹ băn khoăn không biết đặt tên con thứ 3, 4 là gì để vần hoặc có ý nghĩa nối tiếp từ tên của hai đứa trẻ trước đó.
Việc đặt tên cho trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng trở thành phức tạp ở một số quốc gia. Nhiều nơi quy định nghiêm ngặt về tên cho trẻ em như Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Na Uy… Luật lệ thậm chí còn có danh sách những cái tên bị cấm đặt.
Hai nam sinh lớp 11 Hà Nội khởi nghiệp với dự án đáng nể!
Kinh nghiệm của nam sinh giành giải Nhì cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp là khi đứng trước áp lực, đừng lo sợ và hãy cố gắng hết mình vì mục tiêu thì chắc chắn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Mới đây, đề tài "Signtegrate- giải pháp hỗ trợ giao tiếp dành cho người khiếm thính tại Việt Nam bằng ứng dụng dịch thuật ngôn ngữ ký hiệu sử dụng trí tuệ nhân tạo" do nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam thực hiện đã xuất sắc giành giải Nhì toàn quốc tại cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Được biết, Nguyễn Tài Minh và Phạm Ninh Giang - học sinh lớp 11 Toán 2 Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam chính là tác giả của ý tưởng khởi nghiệp trên.
Hai bạn Nguyễn Tài Minh và Phạm Ninh Giang
Nói về ý tưởng khởi nghiệp của mình, Tài Minh cho biết: "Ý tưởng phát triển "Signtegrate" bắt nguồn từ một người em hàng xóm của em bị khiếm thính từ nhỏ, em chơi rất thân với em và thường xuyên dạy học cho em ấy.
Qua quá trình tiếp xúc và học tập cùng nhau, em đã quan sát thấy em gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và điều đó đã gây ảnh hưởng tới sự tự tin cũng như khả năng hòa nhập của em ấy với cộng đồng.
Chính vì vậy, khi đã có đủ khả năng và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của thầy cô và gia đình, em đã quyết định phát triển ứng dụng "Signtegrate" để có thể phần nào giúp ích cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam và những người như em hàng xóm của em sẽ được hòa nhập tốt nhất".
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển ý tưởng khởi nghiệp có tên "Signtegrate", Tài Minh và Ninh giang đã gặp phải không ít khó khăn.
"Đối với em, điều khó khăn nhất đó chính là phần thu thập dữ liệu, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, rất khó để có thể tìm và mời các chuyên gia cung cấp dữ liệu cho ứng dụng.
Sau đó, em và Ninh Giang đã may mắn tìm được một người để giúp đỡ giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, nếu chỉ một người thao tác thì vẫn là chưa đủ bởi bọn em cần nhiều người hơn để nhân rộng mẫu số liệu.
Cuối cùng, chính em và Giang đã tự học ngôn ngữ kí hiệu và quay lại các thao tác để phục vụ công tác huấn luyện mô hình cho "Signtegrate". Chúng em đã vượt qua được những rào cản này là nhờ có sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và thầy cô", Tài Minh tâm sự.
Ngoài ra, trong suốt quá trình theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp thì khối lượng công việc lớn và dồn dập, nhất là khoảng thời gian cuộc thi sắp diễn ra khiến cho cả Tài Minh và Ninh Giang đều rất lo lắng nhưng cả hai đều nỗ lực vượt qua một cách xuất sắc.
Tài Minh nhớ lại: "Ngày thuyết trình cho cuộc thi, em đã không dám ăn sáng để dành thời gian ôn lại bài thuyết trình cho thật kĩ lưỡng. Khi thuyết trình trước nhiều người, em cũng rất lo lắng và cứ nghĩ là sẽ không thể hoàn thành tốt nhưng sau cùng, tất cả đều đạt được kết quả ngoài mong đợi nên em rất vui".
Nguyễn Tài Minh và Phạm Ninh Giang thuyết trình ý tưởng khởi nghiệp.
Còn Ninh Giang thì tâm sự, một trong những chướng ngại mà cậu đã gặp phải đó là phần lập trình ứng dụng. Đôi lúc việc lập trình có thể xảy ra những sai sót không thể tránh khỏi và việc sửa lại khá là khó khăn.
"Ngoài ra, bản thân em thấy khá áp lực vì lo rằng ứng dụng của bọn em sẽ không được tốt bằng các sản phẩm khác cùng làm về công nghệ và "Signtegrate" không đủ sức thuyết phục ban giám khảo.
Chướng ngại nữa là bản thân em cũng không quá am hiểu về mảng kinh tế mà chỉ có kiến thức về công nghệ thôi. Để có thể trả lời những câu hỏi của ban giám khảo trong quá trình thuyết trình về ý tưởng khởi nghiệp thì em cũng đã phải dành ra một khoảng thời gian rất lâu để luyện tập để có được sự tự tin và có thể thuyết phục ban giám khảo.
Và sau tất cả, kinh nghiệm em rút ra được là khi đứng trước áp lực, đừng lo sợ và hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, cố gắng hết mình vì mục tiêu thì chắc chắn sẽ nhận được thành quả xứng đáng", Ninh Giang chia sẻ.
Nói về kế hoạch cho tương lai, Tài Minh cho biết sẽ sớm lên kế hoạch khởi nghiệp, hoàn thành sản phẩm và tìm kiếm nhà đầu tư để có thể ra mắt "Signtegrate".
Bên cạnh đó, hai bạn trẻ cũng đã thành công kết nối được với các bác sĩ và các nhà đầu tư tiềm năng là ban giám khảo tại cuộc thi.
"Em rất hi vọng những dự định trong tương lai sẽ diễn ra tốt đẹp để "Signtegrate" sớm có thể giúp cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam dễ dàng hòa nhập với xã hội", Tài Minh nói.
Gian nan tìm nơi gửi trẻ Tại TP Hồ Chí Minh, qua gần sáu tháng giãn cách xã hội đã khiến nhiều gia đình có con nhỏ ở lứa tuổi mầm non không biết gửi con vào đâu để thu xếp đi làm trở lại. Việc làm của phụ huynh bị ảnh hưởng, trẻ thụ động vì thiếu môi trường vui chơi, giáo viên mầm non mất việc là...