Kiểm điểm trường mầm non tự ý thu tiền học sinh mua đàn
Đây là chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương, Nghệ An về công tác thu xã hội hóa đầu năm của trường Mầm non Giang Sơn Tây.
Cụ thể, trong năm học 2016-2017, ban giám hiệu trường Mầm non Giang Sơn Tây có nhiều sai sót trong thu chi đầu năm. Trong đó, trường triển khai khoản thu (ngoài quy định) khi thu 50.000 đồng/cháu để mua đàn organ cho nhà trường.
Trong quá trình triển khai, trường không giải thích rõ ràng cho phụ huynh, dẫn đến hiểu nhầm về việc nhà trường đặt ra nhiều khoản thu ngoài quy định (như mua và tu sửa đồ dùng, đồ chơi, tiền mua tủ lớp).
Các khoản thu xã hội hóa được phụ huynh liệt kê.
Ngoài ra, nhà trường chia hai phiếu xã hội hóa “một phiếu nộp về nhà nước, một phiếu nộp cho trường” là sai quy định và gây hiểu lầm cho phụ huynh. Nhà trường có sử dụng phòng ăn của học sinh để làm phòng làm việc.
Video đang HOT
Để chấn chỉnh sự việc trên, Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương yêu cầu trường Mầm non Giang Sơn Tây nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các quy định về thu chi trong nhà trường; không được thu sai các khoản thu trái với quy định; thực hiện quản lý đúng quy định, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các khoản kinh phí theo quy định.
Theo Song Hoàng / Báo Nghệ An
Giáo viên mầm non bỏ việc vì chậm lương
Một cán bộ phải quản lý hơn 100 cơ sở mầm non, giáo viên bỏ nghề vì phải chờ lương nhiều tháng là thực trạng tại quận Thủ Đức, TP.HCM.
Theo Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, đến tháng 9/2016, quận có 21 trường công lập, 90 trường tư thục, 98 nhóm trẻ độc lập với hơn 26.000 học sinh. Đó là còn chưa kể một số lượng khổng lồ các nhóm trẻ gia đình với 239 điểm trông giữ.
Thiếu cả cán bộ quản lý lẫn giáo viên
Bình Chiểu là phường có số điểm giữ trẻ gia đình cao kỷ lục với 78 điểm, tiếp đó là các phường như Linh Trung (27 điểm), Tam Phú (19 điểm), Linh Chiểu (17 điểm)...
Theo đánh giá của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, đây là một trong những quận, huyện có nhu cầu chỗ học mầm non cao nhất thành phố.
Nhiều giáo viên mầm non muốn bỏ việc vì bị nợ lương. Ảnh: Infonet.
Trong khi đó, nhân sự làm công tác quản lý giáo dục mầm non hiện nay chỉ có một phó trưởng phòng phụ trách bậc học mầm non và một chuyên viên tổ mầm non. Như vậy, nếu chia đều khối lượng công việc, mỗi người phải chịu trách nhiệm quản lý hơn 100 cơ sở, với trên 13.000 học sinh đang theo học
Về giáo viên, sau khi kết thúc hai đợt xét tuyển viên chức năm học 2016-2017, toàn quận còn thiếu 56 giáo viên công lập và 220 giáo viên ở các trường ngoài công lập.
Có trường hợp như Mầm non Hoa Đào (phường Linh Xuân) vừa khánh thành đầu năm học 2016 - 2017 với quy mô 14 lớp nhưng hiện phải dừng tuyển sinh lớp thứ 14 do thiếu giáo viên.
Giáo viên phải bỏ việc vì bị nợ lương
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Đào, hiện nay, giáo viên mới tuyển dụng ở Thủ Đức phải trải qua thời gian tập sự 6 tháng, nhưng làm đến tháng thứ tư hoặc thứ năm mới được truy lĩnh lương.
Bà Hằng cho biết công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng lại không được nhận lương khiến một số người chán nản bỏ nghề. Các trường đã thiếu giáo viên lại càng thêm thiếu hụt. Dù đơn vị đã tạm ứng một phần tiền cho các giáo viên này, về lâu dài, chính quyền địa phương không hỗ trợ trả lương cho thầy cô từng tháng (kể cả thời gian tập sự) sẽ không thể giữ được giáo viên.
HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết 01 năm 2014 về hỗ trợ giáo dục mầm non, theo đó, giáo viên mới ra trường sẽ được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng đối với năm đầu tiên công tác và 70% lương cơ sở/người/tháng đối với năm thứ hai. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến nay, giáo viên mới ra trường tại Thủ Đức vẫn chậm nhận được tiền hỗ trợ này?
Theo Bạch Dương / Infonet
Bạo hành trẻ em - Trách nhiệm người lớn Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em (BHTE) diễn ra trong thời gian gần đây đã khiến không ít người bàng hoàng về cách ứng xử đối với trẻ nhỏ. Vấn nạn bạo hành trẻ em đã xuất hiện và bùng phát thành một hiện tượng, gây bức xúc, làm cả xã hội không khỏi lo lắng vì sự xuống cấp nghiêm...