Kiếm bộn tiền nhờ ‘ăn theo’ mùa vải
Sản xuất đá cây hết công suất; thùng gỗ, thùng xốp để đóng vải; hái vải thuê; đi cân vải thuê… Những dịch vụ “ăn theo” mùa thu hoạch vải khiến nhiều người dân ở Lục Ngạn kiếm cả trăm triệu trong mùa vải rộ.
Hàng trăm lao động ngoại tỉnh tập trung về Bắc Giang những ngày này để làm thuê trong mùa vải.
Với tổng sản lượng mùa vải thiều năm nay ước tính lên đến cả trăm ngàn tấn, việc vận chuyển, bảo quản vải cần những đồ chuyên dụng… đã giúp nhiều hộ dân kiếm bạc triệu chỉ trong một mùa vải.
Tại Lục Ngạn, riêng các cơ sở sản xuất đá cây (làm lạnh vải trong quá trình vận chuyển) năm nay đã lên tới con số hơn 50 xưởng sản xuất.
Tổng công suất của những xưởng sản xuất đá này lên tới 1,2 triệu cây, mỗi cây dài hơn một mét, nặng 40kg được bán với giá trên 20.000 đồng/cây.
Hàng triệu thùng gỗ…
Hàng triệu cây nước đá… được Lục Ngạn tiêu thụ chỉ trong vòng một tháng – thời điểm thu hoạch vải.
Một vựa vải, để đóng một xe vải vài chục tấn sẽ cần đến hàng trăm thùng xốp, thùng gỗ, hàng trăm cây đá và chăn ngâm nước để giữ lạnh, bảo quản vải.
Những phương pháp bảo quản thủ công này đã “tạo đất” cho các xưởng sản xuất, chế biến nước đá, thùng xốp, chăn… có đất sống.
Ngoài những xưởng sản xuất quy mô nhỏ, Lục Ngạn có tới bốn nhà máy chuyên sản xuất bao bì, thùng… đóng gói hoa quả.
Đá cây dùng để bảo quản, làm tươi vải khi đóng thùng vận chuyển.
Những thùng gỗ này có lẽ cũng đã được chuẩn bị để phục vụ mùa vải.
Video đang HOT
Dùng chăn thấm nước để ủ vải tránh nóng.
Thông tin từ Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Lục Ngạn, ông Nguyễn Mạnh Hà, nếu chạy hết công suất, số lượng thùng xốp của các cơ sở sản xuất ra đủ để đáp ứng gấp… 3 lần tổng sản lượng vải của Lục Ngạn.
Chính vụ thu hoạch vải thiều ở Lục Ngạn kéo dài hơn một tháng. Hàng ngàn lượt người, hàng ngàn xe tải chở hàng… từ khắp các nơi đổ dồn về Lục Ngạn khiến nơi đây trở thành vựa vải lớn nhất miền Bắc.
Anh Nguyễn Văn Hùng, chủ một điểm thu mua vải tại thị trấn Chũ cho biết, để phục vụ thu mua vải, gia đình anh phải thuê 40 lao động.
Ngoài cảnh nhộn nhịp tại các điểm thu mua vải tươi, các điểm thu mua vải rụng cũng xuất hiện rất nhiều ở Lục Ngạn.
Vải rụng mua về được các chủ sấy làm vải khô xuất khẩu.
Thùng xốp để đựng vải vận chuyển đi xa.
Những người này sẽ chia nhóm để phụ trách các phần việc cụ thể: người giám sát cân, người trả tiền, người xếp vải, đóng vải lên xe…
Lực lượng đông đảo nhất là xếp vải vào thùng xốp, ướp đã lạnh, đóng gói, dán băng dính… để đưa lên xe trọng tải lớn chở vào các tỉnh phía Nam hay sang Trung Quốc qua các cửa khẩu.
Anh Mạnh, chủ hàng tạp hóa tại xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn) cho hay, rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu đều đóng cửa dịp này để làm điểm thu mua, điểm cân vải.
Đây là một trong rất nhiều cửa hàng “chuyển chỗ” tạm thời để nhường vị trí cho người cân vải. Nhiều nhà còn treo biển “cho thuê địa điểm cân vải” khiến đất vải càng sầm uất.
Anh Mạnh không dừng bán hàng dịp này, vì lý do “nếu mình đóng cửa, thì lấy ai bán hàng tạp hóa, hàng nước, thực phẩm… cho những người đi mua – bán vải”.
Tính riêng cửa hàng của anh Mạnh, mỗi mùa vải bán được trung bình 2.000 chiếc chăn, mỗi chiếc có giá từ 25 – 30 ngàn đồng. Chăn này sẽ được ngâm nước để ủ vải, giúp vải tươi, không bị khô héo, nhất là trong hoàn cảnh thời tiết nắng nóng.
Đối với người trồng vải, mùa thu hoạch vải, mỗi gia đình cũng phải đi thuê từ 4 – 5 lao động.
Ông Nguyễn Văn Quý (thôn Mào Gà, xã Phượng Sơn) thuê 4 lao động chuyên… hái vải, bó vải.
Họ chủ yếu là người từ các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Hải Dương đi sang, làm theo mùa vụ. Một ngày công của họ dao động từ 130 – 140.000 đồng, nuôi ăn ở.
“Giá vải rẻ, nhưng nếu không thu hoạch nhanh, vải chín nẫu sẽ nứt vỏ và thối hết, vì thế nhà nào cũng phải thuê nhiều người để hái vải cho kịp” – ông Quý cho biết.
Anh Nguyễn Văn Quyết, chủ một cơ sở sản xuất nước đá cho biết: một mùa vải, xưởng sản xuất nước đá của anh thu được khoảng 200 triệu tiền bán đá cây. Tuy nhiên, cũng như nhiều hộ khác, anh cũng phải mượn nhiều lao động, và bận rộn cả ngày đêm vì công việc nặng nhọc.
K. Trung
Theo_VietNamNet
Người TQ ồ ạt đến Bắc Giang thu mua vải thiều
Mùa thu hoạch vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đang độ vào rộ vụ. Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 300 tiểu thương Trung Quốc đang có mặt tại Lục Ngạn để thu mua vải.
Vải đỏ đường trong những ngày từ cuối tháng 5 đến nay ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
Vải chín đỏ đồi. Vải tràn ngập khắp các thôn xóm. Vải tưng bừng trong quãng đường dài vài chục km từ thị trấn Đồi Ngô kéo dài qua thị trấn Chũ lên đến vùng Biển Động, Kim Thành...
Người người, nhà nhà tíu tít, bận rộn thu hoạch, thu gom, vận chuyển vải ra các điểm thu mua. Theo cách nói của người dân, "vải ám ảnh trong cả giấc ngủ".
Năm nay, đất vải Lục Ngạn được mùa lớn. Sản lượng vải của cả huyện ước tính sẽ vượt con số 100.000 tấn, cao hơn năm ngoái từ một đến hai chục ngàn tấn.
Hàng trăm điểm thu mua, cân vải dọc tuyến đường quốc lộ 31 từ thị trấn Chũ trải lên khắp các xã giáp với vùng Sơn Động.
Lượng xe tải từ các tỉnh thành trong khắp cả nước tập trung đổ dồn về Lục Ngạn khiến đất vải tấp nập, đông đúc, một ngày tắc đường đến 3, 4 lần vào các giờ cao điểm.
Trong số đó, có rất nhiều tư thương Trung Quốc vẫn có mặt ở Lục Ngạn thu mua vải từ đâu vụ đến nay.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng (UBND huyện Lục Ngạn) cho biết: theo thống kê, tính đến thời điểm ngày 20/6, tại Lục Ngạn đang có 268 tư thương người Trung Quốc sang Bắc Giang cân vải với 85 điểm thu mua của người Trung Quốc.
"Họ (tư thương Trung Quốc) sang Lục Ngạn thu mua. Họ thuê người Việt đứng ra cân vải, trả tiền cho mình, gom đủ hàng, họ lại thuê người đóng vải vào thùng xốp để chở về nước ngay trong đêm qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn." ông Hà nói.
Năm 2013, số thương lái Trung Quốc sang Lục Ngạn mua vải là 306 người. Năm nay, 2014, ít hơn vài chục người.
"Vải thiều Lục Ngạn vẫn là loại hàng ưa chuộng của thị trường Trung Quốc. Họ không thể bỏ lỡ một mùa vải mà sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho người đi buôn" thông tin của trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Ngạn.
"Giá cả theo thị trường, thương lai Trung Quốc thu mua vải thường cao hơn so với tư thương người Việt, nhưng họ lại chọn lọc rất kỹ, chỉ vải đẹp, tươi và ngon mới trả giá cao. Còn vải xấu hơn, họ không mua nên tư thương người Việt lại tiếp tục ghìm giá".
Về mặt quản lý nhà nước, ông Hà nói: các cơ quan chức năng yêu cầu những thương lái Trung Quốc đăng ký khai báo tạm vắng tạm trú trong thời gian ở Lục Ngạn cân hàng.
Lực lượng liên ngành gồm các cơ quan: Công an huyện, CSGT, Quản lý thị trường, cán bộ phòng Kinh tế Hạ tầng và các ban ngành của Lục Ngạn... thường xuyên chốt giữ tại các điểm thu mua, tập trung số lượng người lớn để đảm bảo công tác an ninh trật tự.
Mùa vải năm 2014 của Lục Ngạn bắt đầu từ cuối tháng 5 và sẽ kéo dài đến cuối tháng 6 âm lịch. Thời điểm đầu vụ, giá vải giao động từ 15 - 33.000 đồng/kg đối với vải lai Thanh Hà; trung bình 13.000 đồng/kg đối với vải thiều Lục Ngạn.
"So với năm ngoái, giá vải năm nay thấp hơn từ 5 - 6.000 đồng/kg" - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng cho biết.
Theo khảo sát của PV, tại nhiều điểm cân, người dân chỉ bán được giá 5.000đ/kg.
Anh Lam (một người dân Lục Ngạn) chở vải của nhà đem bán nói với TS: gia đình anh có 500 gốc vải, mỗi ngày anh chở bán được 3 - 5 chuyến, mỗi chuyến trên dưới 1 tạ vải.
Từ đầu mua vải đến nay, gia đình anh đã bán được gần 2 tấn, thu được gần 20 triệu đồng.
"Được mùa nhưng lại mất giá. Chúng tôi không biết làm thế nào. Vải chín đỏ đồi thì buộc phải thuê người hái bán. Thời điểm giữa vụ, giá vải rớt giá nhiều nhất".
Anh Lam cho biết, gia đình cũng phân loại chọn vải đẹp để mang đến cân bán cho các tư thương Trung Quốc để lấy giá cao hơn.
"Họ tập trung cân ở Kép, Kim... nên quãng đường vận chuyển xa thêm vài chục cây số. Nhưng, nhiều thương lái người Trung Quốc họ sử dụng nhiều tiểu xảo, có những lúc mình đã đặt sọt vải lên bàn cân, họ lại nói không mua nên người dân cũng rất ức chế"anh Lam nói.
Được biết, năm 2013, hơn 300 thương lái Trung Quốc sang thu mua vải ở Lục Ngạn đã thu mua hơn 44.000 tấn vải, chiếm gần 50% tổng sản lượng vải của toàn huyện.
Kiên Trung
Theo_VietNamNet
Nam sinh 9x thất tình ra cầu Bính tự tử Yêu bạn học cùng nhưng không được đáp lại tình cảm, trong lúc nghĩ quẩn Nguyễn Văn Quý (SN 1993) đã đi ra gần giữa cây cầu Bính để nhảy xuống tự tử. Một góc cầu Bính - nơi nạn nhân có ý định tự tử Bác sĩ Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện hữu nghĩ Việt - Tiệp Hải Phòng cho...